Cảnh báo: Hacker có thể “đánh bay” toàn bộ coin trong ví tiền ảo của bạn qua Telegram như thế nào?
Các hacker sẽ sử dụng một con bot được lập trình sẵn trên Telegram để lừa các nhà đầu tư tiết lộ mã OTP, từ đó “đớp” sạch số tài sản mà nạn nhân đang lưu trữ trong ví.
Bot, Robot là các tên gọi để chỉ các phần mềm chạy tự động trên máy tính hoặc các thiết bị điện tử nhằm phục vụ các mục đích sử dụng đã được lập trình trước. Định nghĩa này nghe có vẻ xa lạ nhưng có lẽ sẽ dễ hiểu hơn khi nói bot thực chất chính là những tin nhắn trả lời tự động khi bạn nhắn tin cho một shop bán hàng trên Facebook. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ nói đến những tác hại của các con bot được lập trình để hoạt động trên Telegram và cách chúng được sử dụng bởi các hacker nhằm trộm đi toàn bộ số tài sản số có trong ví của bạn.
Theo một báo cáo từ công ty an ninh mạng Intel471, các con bot “One Time Password” hay OTP trên Telegram hiện tại hầu như đều có cách sử dụng tương đối đơn giản và chi phí vận hành rất rẻ, đặc biệt là khi so sánh với lượng tài sản trả về khi những phi vụ lừa đảo diễn ra trót lọt.
Đơn cử như một con bot có tên là “ BloodOTPbot”, nó được chào bán với mức giá khoảng 300 USD mỗi tháng, còn nếu các hacker muốn mở rộng địa bàn hoạt động sang các mạng xã hội như Facebook, Instagram, các dịch vụ như Paypal hay thậm chí là các sàn giao dịch điện tử như Coinbase thì cần phải trả thêm từ 10-120 USD.
Việc sử dụng các con bot OTP dạng này thường là bước cuối cùng trong một cuộc tấn công, thông thường được các hacker gọi vui với nhau là “the fullz”. Đơn giản, sau khi đã có tất cả các thông tin như tên đăng nhập, mật khẩu, những kẻ tấn công sẽ thực hiện một cuộc gọi dưới hình thức hỏi mã OTP, mọi thứ diễn ra rất nhanh và thuyết phục, người dùng chỉ kịp bối rối và tiết lộ mã truy cập này. Kết quả là các hacker đã có toàn quyền truy cập vào tài khoản tiền điện tử của bạn.
Video đang HOT
Các con bot trên Telegram có thể được sử dụng để lừa người dùng cung cấp các thông tin tài khoản một cách tương đối đơn giản
Một trong những nạn nhân của hình thức tấn công này là Anders Agpar, một bác sĩ sản phụ khoa tại bang Maryland, Hoa Kỳ. Cụ thể, anh này nhận được một cuộc điện thoại cùng rất nhiều thông báo với nội dung rằng “tài khoản Coinbase của bạn đang gặp nguy hiểm” và giọng nói trong điện thoại (rất có thể cũng là một con bot) liên tục hối thúc vị bác sĩ này tiết lộ mã OTP. Ngay khi kết thúc cuộc gọi, anh này nhận ra tài khoản chứa số BTC tương ứng với 106.000 USD của mình đã không cánh mà bay.
Những cuộc tấn công dạng này đang ngày càng phổ biến và nạn nhân của chúng thường là các tổ chức đầu tư nhỏ hay các tài khoản cá nhân.
Đã có rất nhiều chỉ trích nhắm đến Coinbase về phản ứng chậm chạp của họ trước các cuộc tấn công nêu trên. Do đó, để cải thiện thời gian phản hồi và xoa dịu các khách hàng của mình, Coinbase đã mua lại một công ty khởi nghiệp AI của Ấn Độ và thiết lập một đường dây nóng chuyên biệt để xử lý các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài khoản và các cuộc tấn công liên quan đến nền tảng Coinbase.
Người phát ngôn của nền tảng này chia sẻ với CNBC: “Coinbase sẽ không bao giờ chủ động thực hiện các cuộc gọi. Đồng thời, người dùng cũng nên cảnh giác và hạn chế cung cấp thông tin tài khoản khi được yêu cầu bởi các bên tự xưng là các công ty tài chính. Thay vào đó, hãy cúp máy và gọi đến đường dây nóng của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất có thể”
Hơn 100.000 USD 'bốc hơi' sau khi bị lừa cung cấp mã OTP
Một bác sĩ tại bang Maryland (Mỹ) đã mất 106.000 USD chỉ sau một cuộc gọi lừa đảo vỏn vẹn 19 giây.
Vợ chồng Apgar đều là bác sĩ sản khoa tại một bệnh viện ở bang Maryland (Mỹ). Họ đầu tư vào tiền điện tử vài năm trước và trong tháng 12.2021, tài khoản người chồng tăng lên 106.000 USD, chủ yếu từ Bitcoin. Cũng như đa phần người Mỹ khác, họ thực hiện giao dịch và lưu trữ tiền điện tử trên sàn Coinbase.
Tháng trước, khi bác sĩ Anders Apgar và gia đình đang ăn tối tại một nhà hàng thì nhận được các cuộc gọi liên hoàn. Sau đó, vợ của ông đã nhấc máy. "Khi vợ tôi vừa nhấc máy, một tin nhắn sms cảnh báo "Tài khoản của bạn đang gặp nguy hiểm" bỗng hiện lên", ông Apgar kể.
Bác sĩ Apgar bàng hoàng, kể lại câu chuyện bị bot 'lừa' qua điện thoại
Khi ông ta cầm lại điện thoại, một giọng nữ ở đầu bên kia nói "chào bạn, đây là đường dây nóng bảo mật của Coinbase. Chúng tôi ghi nhận hoạt động bất thường do nỗ lực đăng nhập không thành công vào tài khoản của bạn từ địa chỉ IP ở Canada. Nếu không phải bạn, vui lòng nhấn phím 1 để hoàn tất quá trình bảo vệ và khôi phục tài khoản". Chỉ trong 19 giây, ông Apgar đã nhấn ngay phím 1 mà không hề nghi ngờ.
Bác sĩ Apgar thậm chí không thể nhớ là đã nhập mã xác thực 2 yếu tố (2FA) thủ công hay là đã copy số trên màn hình, thế nhưng tài khoản của ông nhanh chóng bị khóa lại và không thể lấy lại quyền truy cập nữa. "Thật đáng sợ! Tôi chỉ biết than thôi chứ làm gì được nữa", Apgar đau khổ thuật lại.
Dựa trên tình huống, các chuyên gia bảo mật khẳng định ông Apgar bị đánh lừa bằng tính năng 2FA, vốn được đánh giá là có thể bảo vệ tài khoản tốt hơn vì sau khi nhập mật khẩu chính sẽ phải xác thực thêm một mật khẩu dùng một lần (OTP) gửi về điện thoại.
Hiện nay, hình thức xác thực OTP lại là mục tiêu đang được giới tin tặc quan tâm, khai thác. Bên cạnh gọi hoặc gửi sms thông thường, tin tặc thậm chí sử dụng các bot để khai thác tự động. Theo công ty an ninh mạng Q6 Cyber (Mỹ), bot OTP ngày càng trở nên phổ biến và gây ra nhiều thiệt hại lớn ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tài chính. Chính vì đây là một hình thức còn rất mới, thiệt hại từ hình thức lừa đảo này vẫn còn rất khó để có thể thống kê, ước chừng.
"Trong các cuộc gọi tự động, bot được tin tặc lập trình để tạo ra cảm giác khẩn cấp và đáng tin cậy. Chính vì vậy, nạn nhân sẽ sợ hãi và có xu hướng hành động ngay tức khắc mà không suy nghĩ gì thêm", nhà phân tích Jessica Kelley đến từ Q6 Cyber giải thích.
Ngoài ra, Kelley cho biết các bot lừa đảo tiền số đã xuất hiện trên các nhóm Telegram và được rao bán với giá giao động từ 100 đến 4.000 USD từ mùa hè năm ngoái. Q6 Cyber đã ghi nhận ít nhất 6 nhóm Telegram như vậy, với mỗi nhóm có hơn 10.000 người tham gia.
"Trước những bot OTP, tội phạm mạng trực tiếp gọi và thuyết phục nạn nhân tiết lộ thông tin nhận dạng cá nhân hoặc mã PIN tài khoản ngân hàng hoặc mã 2FA. Với sự hỗ trợ của bot, cuộc gọi diễn ra tự động với tầm ảnh hưởng lớn hơn nhiều", Kelley nhận định.
Quay trở lại với bác sĩ Apgar, ông cho biết Coinbase đã liên hệ qua email để hỗ trợ khôi phục tài khoản, nhưng khả năng lấy lại tiền trong đó gần như bằng không.
Ngân hàng tiếp tục cảnh báo lừa đảo dịp cận Tết Càng gần Tết Nguyên đán, kẻ xấu càng giở nhiều thủ đoạn khiến ngân hàng phải lên tiếng cảnh báo khách hàng. Vài ngày gần đây, các ngân hàng liên tục gửi các cảnh báo đến người dân về các thủ đoạn lừa đảo thời điểm gần cuối năm âm lịch. Ngân hàng HSBC cảnh báo các thủ đoạn giả danh nhân viên...