Cảnh báo: Greenland đã tan mất 197 tỷ tấn băng chỉ trong 1 tháng
Một khối lượng băng khổng lồ tương đương với 197 tỷ tấn vừa tan khỏi thềm băng Greenland, chảy xuống Đại Tây Dương.
Băng vụn trôi gần một ngôi làng ở Greenland (Ảnh: Joe Raedle/Getty)
Theo dữ liệu từ Tổ chức Khí tượng Thế giới, tháng 7/2019 là tháng nóng nhất từng được ghi nhất trong lịch sử. Ngày 31/7 vừa qua là ngày tồi tệ nhất với thềm băng Greenland, khi 11 tỷ tấn băng hòa vào nước biển.
Đây là lần băng tan nhiều nhất kể từ năm 2012. Năm đó, 97% các dải băng ở Greenland trải qua quá trình tan chảy. Năm nay, tính tới thời điểm hiện tại, 56% khối băng đã tan chảy, nhưng nhiệt độ lại cao hơn đợt nắng nóng năm 2012 – cao hơn trung bình 8 – 11 độ C.
Theo Washington Post, điều này cho thấy, lượng băng tan chảy trong tháng 7 đủ để nâng mực nước biển trung bình toàn cầu thêm 0,5 mm.
Con số này có vẻ nhỏ, nhưng mỗi lần tăng mực nước biển sẽ khiến các cơn bão đến gần với những công trình của con người dễ dàng hơn, ví dụ như hệ thống tàu điện ngầm New York bi ngập một phần trong cơn bão Sandy 2012.
Băng tan xảy ra sau một đợt nắng nóng quét qua châu Âu vào tháng 7, lập kỷ lục nhiệt độ tại Pháp, kết thúc tại Greenland. Tháng 6 vừa qua cũng là tháng 6 nóng nhất đo được trong lịch sử.
Video đang HOT
Sự nóng lên toàn cầu này trùng hợp với việc nồng độ carbon dioxide trong khí quyển tăng mạnh, đến mức chưa từng thấy trong 800.000 năm quan. Có thể nói Greenland đang “bốc cháy”.
Về lâu dài, biến đổi khí hậu được dự đoán khiến quá trình băng tan diễn ra nhanh hơn, thậm chí còn cực đoan hơn cả những kịch bản tồi tệ nhất được dự đoán chỉ cách đây vài năm. Đồng nghĩa, những c ơn bão mạnh, tình trạng ngập lụt kéo dài và hàng triệu “người tị nạn” vì khí hậu.
Dự kiến, nhiệt làm tan băng có thể khiến nhiều khu vực rộng lớn trên thế giới không thể sinh sống được trong một vài khoảng thời gian trong năm. Đồng thời nhiệt độ có thể vượt quá mức cơ thể con người có thể chịu được. Và lúc này, ở Greenland, nắng nóng vẫn đang tiếp tục.
Tham khảo nguồn: Livescience
Theo Helino
Hết tháng 7, khoa học giật mình nhận ra chúng ta vừa trải qua tháng nóng nhất lịch sử hiện đại
Tháng 7 vừa qua có thể xem là tháng nóng nhất trong lịch sử loài người. Và chúng ta đã vượt qua nó!
Tháng 7 đã hết! Một tháng hè cực kỳ nóng bức đã trôi qua, với rất nhiều ngày nóng kỷ lục tại nhiều nơi trên thế giới. Và khi nó kết thúc, giới khoa học chợt nhận ra rằng có vẻ như chúng ta vừa trải qua tháng nóng nhất trong lịch sử loài người
Cụ thể, theo như số liệu mới từ WMO (Tổ chức khí tượng thế giới), nhiệt độ ghi nhận được trong 29 ngày đầu tháng 7 phải nóng ngang ngửa, thậm chí còn sở hữu biên độ nhiệt vượt qua tháng 7/2016 - tháng nóng kỷ lục trước đó. Hay nói cách khác, tháng 7/2019 có thể sẽ là tháng nóng nhất lịch sử loài người.
Kỷ lục nhiệt độ được ghi nhận tại nhiều nơi trên thế giới
Đây là một nghiên cứu hết sức quan trọng, vì tháng 7/2016 thế giới phải hứng chịu hiệu ứng của El Nio (hiện tượng nước biển ấm bất thường, khiến nhiệt độ toàn cầu tăng lên). Còn năm 2019 thì chẳng có El Nio nào cả, thế nên việc nó đạt kỷ lục nhiệt độ là điều hết sức bất ngờ.
"Tháng 7 vừa qua đã chính thức viết lại lịch sử khí hậu, với rất nhiều kỷ lục nhiệt độ được ghi nhận trên phạm vi toàn cầu," - Tổng thư ký WMO Petteri Taalas cho biết.
Các đợt nắng nóng kỷ lục, những vụ cháy rừng ở phạm vi "chưa từng có" xảy ra ở khắp mọi nơi, như vụ cháy diện rộng tại Bắc Cực. Kể từ đầu tháng 6, CAMS (Dịch vụ giám sát khí quyển Copernicus) quan sát được hơn 100 đám cháy cực dữ dội ở khu vực Bắc Cực. Theo các chuyên gia, các hiện tượng khí hậu cực đoan sẽ còn tiếp tục xuất hiện ít nhất là hết năm nay.
Theo thống kê, nhiệt độ trung bình toàn cầu trong tháng 6 vừa qua cũng đã chạm kỷ lục nhiệt độ trong cùng thời kỳ của các năm trước đó. Kỷ lục nhiệt độ được ghi nhận ở khắp mọi nơi: Đông Âu, Bắc Nga, châu Á, châu Phi, Nam Mỹ, Bắc Ấn Độ Dương, và nhiều khu vực thuộc Thái Bình Dương lẫn Đại Tây Dương. Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết 9/10 tháng 6 nóng nhất trong lịch sử đều diễn ra sau năm 2010.
Tháng 6 cũng là một tháng nóng kỷ lục
Và đến tháng 7, đợt sốc nhiệt kỷ lục tràn vào châu Âu, khiến kỷ lục nhiệt độ được ghi nhận ở rất nhiều thành phố lớn của Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan và Anh Quốc.
"Chúng ta đã trải qua nhiều mùa hè nóng nực. Nhưng thanh xuân của chúng ta chưa từng có mùa hè này," - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (UN) António Guterres chia sẻ khi đưa ra bản báo cáo mới.
"Tất cả có nghĩa rằng chúng ta đang có một chuỗi liên tiếp phá kỷ lục từ 2015 - 2019."
"Mọi giải pháp chống lại biến đổi khí hậu cần được đưa ra, vì đó là sự sống còn. Một cuộc chiến chúng ta phải thắng bằng mọi giá," - ông nhấn mạnh.
Tham khảo: Business Insider
Theo Helino
Tìm thấy hồ nước cổ đại bên dưới sa mạc khô nhất trên Trái Đất Sa mạc Negev trải dài trên khắp Israel là một trong những nơi khô cằn nhất trên Trái Đất, nhưng sâu bên dưới bề mặt của nó là một câu chuyện khác. Nằm trong lớp sa thạch sâu dưới lòng đất là một hồ chứa nước hóa thạch nằm yên trong hàng trăm ngàn năm qua. Các nhà khoa học vừa tìm thấy...