Cảnh báo dưỡng ẩm cho bé có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng dị ứng
Các chuyên gia Anh cảnh báo, một thói quen hàng ngày rất phổ biến của cha mẹ có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng dị ứng ở trẻ. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dị ứng và Miễn dịch học Lâm sàng.
Một nghiên cứu được tiến hành tại Anh đối với 1.300 trẻ nhỏ cho thấy những trẻ được dưỡng ẩm lúc 3 tháng tuổi có nhiều khả năng bị dị ứng hơn trong tương lai. Các bậc cha mẹ tham gia nghiên cứu đã báo cáo tần suất và loại sản phẩm dưỡng ẩm mà họ sử dụng cho bé yêu. Kết quả cho thấy, thói quen này có thể gây tổn hại đến hàng rào bảo vệ da và “vô tình” tạo cơ hội cho những chất gây dị ứng tiếp xúc với hệ thống miễn dịch dễ dàng hơn.
Dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn một thứ gì đó trong thực phẩm là có hại. Khoảng 7% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị dị ứng thực phẩm ở Anh, nhưng một số có thể phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhấn mạnh điều này không có nghĩa rằng các bậc cha mẹ ngừng dưỡng ẩm cho con, mà điều quan trọng là họ nên vệ sinh tay thật sạch trước khi bắt đầu các bước chăm sóc da.
Nhận thức dị ứng
Video đang HOT
Tiến sĩ Michael Perkin, chuyên gia về các bệnh dị ứng ở trẻ và là một trong những tác giả cho biết, nghiên cứu này không yêu cầu các bậc cha mẹ nên ngừng dưỡng ẩm cho trẻ. Các nghiên cứu sâu hơn đang được tiến hành nhằm xác định chính xác lý do dẫn đến hiện tượng này.
Trong lúc đó, các chuyên gia khuyến cáo các bậc cha mẹ nên rửa tay trước khi làm ẩm cho trẻ như một biện pháp phòng ngừa. Tất nhiên, nếu trẻ mắc các bệnh về da, chẳng hạn như bệnh chàm, thì vẫn nên tuân theo hướng dẫn điều trị từ bác sĩ gia đình, bác sĩ chuyên khoa dị ứng hoặc bác sĩ da liễu.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng việc dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh ba tháng tuổi cũng có liên quan đến việc trẻ bị chàm.
Nghiên cứu trước đây trong một thử nghiệm trên 1.394 trẻ em cho thấy trẻ sơ sinh được dưỡng ẩm không có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự phát triển của bệnh chàm./.
Nguyên nhân gây viêm môi
Viêm môi là một bệnh khá thường gặp trong bệnh lý ngoài da, giới hạn trong viền môi hoặc lan qua viền môi, diễn biến cấp hoặc mạn tính.
Ảnh minh họa
Môi của tôi khô và bong vảy, thời gian đầu tôi nghĩ do nẻ nhưng tình trạng ngày càng nặng. Đi khám được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh viêm môi. Xin hỏi bệnh do nguyên nhân gì và có chữa khỏi được không?
ninhha@yahoo.com
Viêm môi là một bệnh khá thường gặp trong bệnh lý ngoài da, giới hạn trong viền môi hoặc lan qua viền môi, diễn biến cấp hoặc mạn tính.
Triệu chứng có thể gặp như đỏ, sưng, teo, nứt, đóng vảy, bong vảy với cơ năng: ngứa, đau, nóng, rát... Đối tượng hay mắc bệnh là những người có cơ địa dễ dị ứng và thường đi kèm viêm môi với khô da và nẻ.
Nguyên nhân gây viêm môi cũng rất phức tạp, có thể do ánh sáng, do dị ứng tiếp xúc, do thuốc... nhưng cũng có thể viêm môi là triệu chứng của một bệnh nào đó như Lupus ban đỏ, dày sừng actinic, lichen... hoặc không rõ nguyên nhân.
Để điều trị được bệnh viêm môi, cần tìm ra nguyên nhân thì mới có hiệu quả. Bạn nên khuyên em gái kiên trì tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ vì nếu không điều trị thì bề mặt môi không thể trở về như bình thường được.
Trong sinh hoạt, bạn nên nhắc nhở em gái không nên liếm môi, không rửa môi nhiều, uống nước bằng ống hút nhằm tránh cho môi tiếp xúc với nước do khi lớp bảo vệ trên cùng của môi bong ra nếu gặp nước sẽ làm cho tế bào môi bên dưới bị tổn thương làm môi lâu lành.
Kiểm soát nguy cơ lây nhiễm Covid-19 qua thực phẩm Theo WHO, để kiểm soát nguy cơ lây nhiễm khi đi chợ mua thực phẩm, cần thực hiện đầy đủ đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 1 m với những người khác, vệ sinh tay thường xuyên... Cần thực hiện đầy đủ đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 1 m với những người khác. Vệ sinh tay thường xuyên, đặc biệt sau khi...