Cảnh báo dịch COVID-19 làm gia tăng số ca nhiễm siêu vi khuẩn
Ngày 17/11, Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết các ca lây nhiễm từ một số mầm bệnh kháng kháng sinh được gọi là siêu vi khuẩn đã tăng hơn 2 lần tại các cơ sở y tế ở châu lục này.
Đây là bằng chứng mới cho thấy các tác động sâu rộng của đại dịch COVID-19.
Hình ảnh quét qua kính hiển vi điện tử cho thấy tế bào (màu xanh) bị virus SARS-COV-2 (màu cam) xâm nhập, lấy từ mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân COVID-19 tại Viện Nghiên cứu Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
ECDC công bố báo cáo nêu rõ số ca nhiễm 2 mầm bệnh kháng thuốc cao, gồm Acinetobacter và Klebsiella pneumoniae, đã tăng trong năm 2020, năm đầu tiên xảy ra đại dịch COVID-19, sau đó tăng mạnh vào năm 2021. Trong năm ngoái, châu Âu ghi nhận các trường hợp nhiễm siêu vi khuẩn Acinetobacter cao gấp đôi so với mức trước đại dịch COVID-19. Các ca nhiễm siêu vi khuẩn Klebsiella pneumoniae đã tăng 31% trong năm 2020 và 20% trong năm 2021. Tuy nhiên, báo cáo của ECDC không đề cập về số ca tử vong do nhiễm các siêu vi khuẩn này trong hai năm 2020 và 2021. Các chuyên gia cho rằng khó có thể xác định chính xác nguyên nhân tử vong khi bệnh nhân phải nhập viện vì COVID-19.
Phát biểu họp báo, quan chức ECDC, ông Dominique Monnet cho biết chiều hướng tăng số ca nhiễm siêu vi khuẩn nói trên bắt nguồn từ các đợt bùng phát tại các đơn vị chăm sóc y tế đặc biệt ở các bệnh viện và tại các quốc gia Liên minh châu Âu (EU).
Một số nhà khoa học cho rằng chiều hướng gia tăng số ca nhiễm siêu vi khuẩn tại bệnh viện trong giai đoạn dịch COVID-19 có liên quan tới việc gia tăng đơn thuốc kháng sinh được kê cho các bệnh nhân để điều trị COVID-19 và các bệnh nhiễm khuẩn khác trong thời gian dài nằm viện. Ông Monnet nhận định đây là giả thuyết hợp lý nhất, song ECDC cần thời gian để tiến hành các phân tích chuyên sâu.
Video đang HOT
Cũng theo ông Monnet, số liệu thống kê cho thấy số ca nhiễm một số siêu vi khuẩn phổ biến khác tại các bệnh viện ở châu Âu đã giảm. ECDC tin rằng điều này xuất phát từ nguyên nhân cuộc khủng hoảng COVID-19 khiến nhiều dịch vụ khám chữa bệnh khác bị đình trệ.
Báo cáo mới của ECDC phù hợp với xu hướng được ghi nhận trong năm ngoái tại Mỹ. Số liệu của chính phủ nước này cho thấy số ca tử vong vì nhiễm các loại siêu vi khuẩn kháng thuốc đã tăng 15% trong năm 2020.
Tình trạng kháng thuốc một phần xuất phát từ nguyên nhân người bệnh dùng thuốc kháng sinh không đủ liều hoặc uống quá liều. Những lo ngại về vấn đề này không phải là điều xa lạ. Các chuyên gia cho rằng tình trạng lây nhiễm siêu vi khuẩn kháng thuốc, trong đó có các mầm bệnh nấm, là một “đại dịch thầm lặng” cướp đi sinh mạng của trên 1 triệu người mỗi năm, song các nguồn tài trợ để nghiên cứu vấn đề này vẫn chưa được chú trọng.
Nhiều phòng khám dụ bệnh nhân COVID-19 chi hơn tỉ đồng để 'rửa máu'
Cuộc điều tra của Anh cho thấy hàng ngàn bệnh nhân bị 'COVID-19 kéo dài' đã đi xuyên biên giới qua các nước Đức, Thụy Sĩ, đảo Cyprus để được "rửa máu" với số tiền lên đến hơn 50.000 USD (hơn 1 tỉ đồng VN).
Hàng ngàn bệnh nhân COVID-19 đã đi qua nhiều nước để "rửa máu" - Ảnh: ITV
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ gần đây ước tính có gần 1/5 bệnh nhân COVID-19 bị các triệu chứng dai dẳng. Với hàng trăm triệu bệnh nhân COVID-19 trên toàn cầu, ước tính khiêm tốn nhất cho thấy hàng chục triệu bệnh nhân bị ảnh hưởng lâu dài.
Theo trang Ars Technica, lợi dụng tình hình trên, nhiều "lang băm" xuất hiện và cung cấp các sản phẩm và phương pháp điều trị chưa được kiểm chứng, với giá "cắt cổ".
Ở Mỹ xuất hiện các phương pháp điều trị COVID-19 kéo dài chưa được chứng minh, chẳng hạn như chất bổ sung vitamin, dịch truyền, nhịn ăn, liệu pháp ozone và kê đơn thuốc không có nhãn.
Trong khi đó, một cuộc điều tra của Anh được công bố trong tuần này hé lộ chiêu trò mới: "rửa máu", thực chất là lọc máu, khá đắt tiền.
Cuộc điều tra do hãng ITV News của Anh và Tạp chí Y học Anh thực hiện, tiết lộ hàng ngàn bệnh nhân COVID-19 kéo dài đang đến các phòng khám tư nhân ở nhiều quốc gia khác nhau - bao gồm Thụy Sĩ, Đức và Cyprus - để lọc máu. Đây là phương pháp chưa được chứng minh có thể điều trị được bệnh COVID-19 kéo dài.
Lọc máu là một liệu pháp y tế được sử dụng để điều trị các tình trạng cụ thể, bằng cách lọc ra các thành phần có vấn đề đã biết của máu. Chẳng hạn như lọc ra LDL (lipoprotein mật độ thấp) ở những người có cholesterol cao khó chữa, hoặc loại bỏ các tế bào bạch cầu ác tính ở những người bị bệnh bạch cầu.
Bác sĩ nội khoa Beate Jaeger, người điều hành Trung tâm Lipid North Rhine ở Đức, bắt đầu điều trị cho những bệnh nhân COVID-19 kéo dài bằng phương pháp lọc máu qua bộ lọc heparin. Bà cũng kê toa cho những bệnh nhân này uống thuốc chống đông máu.
Bác sĩ Jaeger đưa ra giả thuyết rằng máu của những người bị COVID-19 kéo dài quá nhớt và chứa các cục máu đông nhỏ. Bà cho rằng lọc máu có thể cải thiện vi tuần hoàn và sức khỏe tổng thể.
Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy phương pháp này đúng hoặc hiệu quả. Bác sĩ Jaeger cố gắng công bố phương pháp của mình trên một tạp chí y khoa của Đức và bị bác bỏ.
Bày tỏ sự tức giận về "chủ nghĩa giáo điều" trong y học, bác sĩ Jaeger tuyên bố đã điều trị cho những bệnh nhân của bà "đến bằng xe lăn và đi bộ về".
Ngoài bác sĩ Jaeger, nhiều phòng khám khác cũng đã bắt đầu cung cấp dịch vụ chữa cho bệnh nhân COVID-19 kéo dài.
Cuộc điều tra của Anh đã phỏng vấn một phụ nữ ở Hà Lan, bà Gitte Boumeester, người đã trả hơn 50.000 USD - gần như tất cả tiền tiết kiệm của mình - để điều trị tại một phòng khám COVID-19 kéo dài mới mở ở Cyprus, sau khi đọc được những trường hợp "được chữa thành công" trên mạng.
Tại phòng khám ở Cyprus, bà Boumeester đã được điều trị bằng các phương pháp chưa được chứng minh hiệu quả như lọc máu, truyền vitamin, điều trị oxy cao áp, thuốc chống đông máu và hydroxychloroquine - vốn không hiệu quả với COVID-19.
Sau 2 tháng ở Cyprus "điều trị" bằng nhiều phương pháp khác nhau và tiêu hết tài khoản ngân hàng, bà Boumeester cho biết không thấy cải thiện các triệu chứng suy nhược của mình, bao gồm tim đập nhanh, đau ngực, khó thở và sương mù não.
Số ca mắc COVID-19 tăng nhanh tại Pháp và Italy Dịch bệnh COVID-19 đang có dấu hiệu gia tăng trở lại tại châu Âu. Ngày 1/7, Pháp ghi nhận số mắc mới trung bình trong tuần cao nhất kể từ ngày 19/4, trong khi số ca mắc mới tại Italy tăng tuần thứ 4 liên tiếp. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Colmar,...