Cảnh báo dịch bệnh truyền nhiễm gia tăng khi thế giới có hơn 10 nghìn ca tử vong do COVID-19
Theo Bộ Y tế, trong tháng 12/2023, thế giới đã ghi nhận 10.000 ca tử vong do COVID-19. Trong khi đó, tại Việt Nam, thời tiết ở miền Bắc là điều kiện thuận lợi lây lan bệnh qua đường hô hấp.
Chiều tối 16/1, Bộ Y tế thông tin, hiện nay, tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Việt Nam cũng đang trong giai đoạn gia tăng nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong tháng 12/2023 thế giới ghi nhận gần 10.000 ca tử vong do COVID-19, số ca nhập viện tăng 42% so với tháng 11/2023. Các biến thể mới của SARS-CoV-2 vẫn liên tục biến đổi, hiện biến thể JN.1 đã gia tăng nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu.
Tại Hoa Kỳ, Trung Quốc và một số quốc gia châu Âu cũng ghi nhận sự gia tăng trở lại các ca nhiễm COVID-19 cùng với sự lây lan của các bệnh về đường hô hấp khác như cúm mùa và virus hợp bào hô hấp (RSV).
Biến thể JN.1 của SARS-CoV-2 đang gia tăng nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu.
Video đang HOT
Trong nước, tại khu vực miền Bắc vẫn đang trong giai đoạn mùa Đông – Xuân, thời tiết gió mùa lạnh, hanh khô xen kẽ nồm ẩm là nguyên nhân các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện và lây lan, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Các bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng và một số bệnh có vaccine dự phòng tiếp tục ghi nhận số mắc gia tăng ở nhiều nơi.
Bộ Y tế nhận định, thời gian tới là dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, cùng diễn biến thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, làm gia tăng số mắc, nhất là với trẻ em có sức đề kháng yếu và người cao tuổi có bệnh lí nền, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, TP tham mưu cho địa phương, sớm ban hành “Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024″ và huy động các nguồn lực tham gia.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các đơn vị y tế dự phòng trên địa bàn thường xuyên, liên tục theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, lưu ý theo dõi sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh lây qua đường hô hấp, các trường hợp viêm phổi nặng do virus. Các đơn vị chủ động phát hiện sớm các ca bệnh ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế để xử lý kịp thời, kiểm soát sự lây lan, hạn chế các trường hợp bệnh nặng, tử vong…
Các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, điều trị kịp thời, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán 2024, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong và kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế.
Trẻ tiêm vaccine 5 trong 1 muộn có ảnh hưởng không?
Theo bà Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, việc tiêm vaccine chậm, muộn theo hướng dẫn của WHO, lịch tiêm chủng là không mong muốn.
Vì vậy, khi có vaccine, đơn vị chức năng khẩn trương tiêm càng sớm càng tốt...
Ảnh minh họa: SK&ĐS
Trước việc trẻ tiêm vaccine 5 trong 1 bị chậm và băn khoăn về khả năng phản ứng sau tiêm, trao đổi với báo giới chiều 15/12, PGS. TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: "Tiêm vaccine 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng hoàn toàn nằm trong chỉ định của nhà sản xuất. Mũi tiêm nhắc vào lúc 18 tháng tuổi, có thể tiêm được cho các bé trên 12 tháng tuổi, miễn là các cháu đạt đủ miễn dịch 3 liều để phòng tránh 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm".
Cũng theo Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, chương trình tiêm chủng mở rộng, giám sát số liệu tiêm chủng hiện nay, số tiêm chủng, tỷ lệ tiêm chủng trên quy mô toàn quốc đã đạt 66% tiêm chủng đầy đủ. Riêng đối với vaccine có thành phần tương tự vaccine 5 trong 1 (phòng 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm) đã đạt 52,6%. Thực tế các bà mẹ rất quan tâm đến sức khỏe của các em bé.
"Chúng tôi luôn khuyến cáo tiêm chủng sớm để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm. Chính vì vậy số lượng vaccine cung ứng còn hạn chế, nhưng rất nhiều tỉnh, thành phố tỷ lệ các bà mẹ đưa con đi tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ với thành phần vaccine tương tự lên đến 60-70%. Đây là sự đồng hành của các bà mẹ với con em", bà Hồng thông tin thêm.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Ảnh: Ngọc Nga
Bà Hồng khẳng định, vaccine 5 trong 1 do Công ty SII sản xuất đã triển khai và vaccine sắp tiếp nhận cho trẻ 18 tháng tuổi trong các năm 2018-2019 với mũi tiêm nhắc lại vào 18 tháng tuổi là hoàn toàn an toàn. Số liệu này 63 tỉnh, thành đã ghi nhận. Tới đây Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương sẽ hướng dẫn, trẻ nhỏ nếu chưa được tiêm mũi nào sẽ được tiêm trước, sau đó sẽ tiêm tiếp những trẻ chưa được tiêm mũi nào bao gồm cả trẻ trên 1 tuổi để trẻ có thể phòng được cả 5 bệnh truyền nhiễm.
"Nếu theo đúng tiến độ, mục tiêu là 95% thì tỷ lệ tiêm chủng 10 tháng đầu năm nay phải đạt 75%, tuy nhiên chúng ta đang thiếu khoảng 10% các bé chưa được tiêm chủng.
Ngay khi nhận được vaccine, sẽ tiến hành tiêm bù, tiêm vét cho các bé ngay trong quý I/2024", bà Hồng nói.
Cử tri TP.HCM lo thổi nồng độ cồn mất vệ sinh, dễ lây bệnh truyền nhiễm Cử tri TP.HCM cho rằng việc kiểm tra nồng độ cồn cần có phương án hợp lý hơn, do việc nồng độ cồn quá mất vệ sinh, dễ lây lan các bệnh truyền nhiễm. Vấn đề đo nồng độ cồn được cử tri nêu ra vào sáng 3.12 khi tiếp xúc tại TP.Thủ Đức với tổ đại biểu Quốc hội số 1 gồm:...