Cảnh báo đánh bom nhằm vào máy bay của hãng Ryanair
Ngày 22/1, Hy Lạp đã điều chiến đấu cơ để hộ tống máy bay của hãng Ryanair đang trên đường từ Ba Lan tới Hy Lạp, với 190 người trên máy bay, sau khi cơ quan chức năng nhận được thông tin về đe dọa đánh bom.
Máy bay của hãng hàng không Ryanair tại sân bay Stansted, đông bắc London, Anh. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Một nguồn tin cho biết 2 chiếc F-16 đã hộ tống máy bay của hãng Ryanair, cất cánh từ Katowice tới Athens. Trước đó, chiếc máy bay Boeing 737 này cũng được hộ tống bởi các máy bay chiến đấu của Hungary. Cuối cùng, máy bay đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Athens vào khoảng 16 giờ giờ GMT, trễ 150 phút so với kế hoạch hạ cánh ban đầu.
Cùng ngày, người phát ngôn cảnh sát Hy Lạp – bà Constantia Dimoglidou thông báo: “Hành khách đã xuống máy bay. Có 190 người trên máy bay, bao gồm cả phi hành đoàn. Chiếc máy bay sẽ được kiểm tra toàn diện”.
Hiện chưa rõ ai là người đưa ra thông tin về đe dọa đánh bom. Bà Dimoglidou cho biết thêm: “Phi công thông báo với đài kiểm soát không lưu Athens nhưng chúng tôi không biết thông tin ban đầu tới từ đâu”.
Hãng Ryanair hủy nhiều chuyến bay do tiếp viên đình công
Ngày 24/6, một số tiếp viên của hãng hàng không Ryanair, Ireland đã đình công tại Bỉ, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nhằm phản đối các vấn đề tiền lương và điều kiện làm việc.
Sự việc này buộc Ryanair phải hủy hàng chục chuyến bay, khiến hàng trăm hành khách mắc kẹt.
Máy bay của hãng hàng không Ryanair tại sân bay Stansted, đông bắc London, Anh, ngày 20/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Những người tham gia đình công cho rằng hãng Ryanair không tôn trọng luật lao động bao gồm các vấn đề như mức lương tối thiểu, đồng thời hối thúc các nhà quản lý của hãng cải thiện các điều kiện làm việc.
Hiện ban lãnh đạo Ryanair chưa đưa ra phản hồi nào về thông tin trên. Tuy nhiên, tuần trước, trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters (Anh), hãng này cho biết đã thương lượng các thỏa thuận lao động có liên quan tới 90% nhân viên của hãng trên khắp châu Âu và hy vọng sẽ không xảy tình trạng gián đoạn bay trên diện rộng trong mùa Hè này.
Hiện nhân viên tại một số hãng hàng không khác, trong đó có British Airways, cũng đang lên kế hoạch đình công trong Hè 2022. Các nghiệp đoàn đại diện cho tiếp viên hàng không tại Bỉ, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha kêu gọi tiến hành đình cuộc đình công kéo dài 3 ngày bắt đầu từ 24/6. Tiếp viên hàng không tại Pháp và Italy cũng lên kế hoạch đình công vào cuối tuần. Trong khi đó, các tiếp viên tại Tây Ban Nha sẽ tiếp tục bãi công vào ngày 30/6 và 1-2/7 tới.
Lạm phát tăng trên khắp châu Âu đã khiến hàng triệu lao động phải nhọc nhằn trang trải chi phí sinh hoạt tăng cao. Điều này thôi thúc các nghiệp đoàn kêu gọi người lao động tiến hành đình công nhằm kiến nghị tăng lương. Động thái đó khiến các hãng hàng không và các nhà điều hành sân bay trên khắp châu Âu phải chật vật ứng phó với tình trạng thiếu nhân viên trong bối cảnh nhu cầu đi lại của hành khách phục hồi sau khi hầu hết các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 được dỡ bỏ.
Nhật Bản: Máy bay hạ cánh khẩn cấp do có đe dọa đánh bom Sáng 7/1, chuyến bay nội địa của hãng hàng hàng Jetstar Japan Co. (Nhật Bản) đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống Sân bay quốc tế Chubu Centrair ở tỉnh Aichi sau khi có đe dọa đánh bom. Bộ Giao thông Vận tải Nhật Bản và cảnh sát địa phương đã xác nhận thông tin trên. Hiện trường máy bay của Hãng hàng...