Cảnh báo: Có tới 16 giàn khoan dầu TQ ở Biển Đông!
Tờ Wall Street Journal của Mỹ dẫn nguồn tin từ hãng nghiên cứu IHS cho thấy Trung Quốc có tới 16 giàn khoan dầu ở Biển Đông.
Thông tin được đưa ra sau khi Cục hải sự Trung Quốc thông báo hôm 18/6 về việc di chuyển giàn khoan Nam Hải số 9 tới gần bờ biển Việt Nam, nhưng bên ngoài khu vực tranh chấp.
Trung Quốc ngang ngược hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Theo IHS, hầu hết là các giàn khoan dầu của Trung Quốc ở Biển Đông là các giàn khoan tự nâng loại nhỏ và 4 trong số đó là các giàn khoan nửa chìm nửa nổi.
“Bước đi chiến lược”
Trong một diễn biến khác, hãng tin Reuters ngày 20/6 đưa tin Trung Quốc đã gửi bốn giàn khoan dầu vào Biển Đông trong một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang đẩy mạnh thăm dò dầu khí trong khu vực căng thẳng, chưa đầy hai tháng sau khi hạ đặt giàn khoan 981 ở vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Tọa độ được đăng trên trang web của Cục Quản lý an toàn hàng hải của Trung Quốc cho thấy giàn khoan Nam Hải số 2 và 5 đã được triển khai ở khoảng giữa phía nam Trung Quốc và các đảo Pratas, do Đài Loan quản lý. Giàn khoan Nam Hải 4 được kéo gần bờ biển Trung Quốc.
Cơ quan này đã không nói ai là người sở hữu các giàn khoan.
Đầu tuần này, họ đã cho biết tọa độ của một giàn khoan thứ tư, Nam Hải 9. Họ nói sẽ được bố trí ngay bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vào ngày Thứ Sáu.
Thông báo này được đưa ra tại một thời điểm khi nhiều quốc gia ở châu Á, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, đang lo lắng bởi sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc trong Biển Đông.
Hoàn Cầu Thời báo, một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn lời Zhuang Guotu, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Hạ Môn, cho rằng việc triển khai giàn khoan một “bước đi chiến lược”.
“Sự gia tăng giàn khoan dầu chắc chắn sẽ chạm vào dây thần kinh nhạy cảm đối với Việt Nam và Philippines”, Zhuang nói.
Video đang HOT
Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) cho biết có bốn dự án mới dự kiến sẽ đi vào hoạt động ở phía tây và phía đông Biển Đông trong nửa năm sau của năm 2014.
CNOOC cho biết họ sẽ tăng một phần ba chi phí đầu tư hàng năm cho năm 2014, lên đến gần 20 tỷ USD.
Vị trí 4 giàn khoan mà Trung Quốc thông báo dịch chuyển trên Biển Đông.
Cần theo dõi chặt chẽ vị trí các giàn khoan
BBC đưa tin hôm 20/6 ở Washington, người phát ngôn ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói Mỹ biết về tin tức nói Trung Quốc kéo theo giàn khoan ra Biển Đông.
“Không có nhiều thông tin tại thời điểm này về hướng đi của giàn khoan. Nếu giàn khoan được đặt trong vùng biển tranh chấp, đó sẽ là lo ngại”.
“Lúc này chúng tôi không có đủ thông tin về điểm đến của các giàn khoan này, nên chúng tôi chưa có đánh giá,” người phát ngôn của Mỹ nói.
Trong khi đó, ngươi Phat ngôn Bô Ngoai giao Trung Quôc Hoa Xuân Oanh nói bốn giàn khoan “năm ơ vung biên gân tinh Quang Đông va đao Hai Nam, bên ngoai không cân thiêt suy đoan thai qua vê hoat đông binh thương nay”.
Nếu Trung Quốc chỉ đặt các giàn khoan ở vùng biển của họ mà không xâm phạm chủ quyền của Việt Nam thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết Bắc Kinh đã không ít lần hành động ngang ngược, phớt lờ luật pháp quốc tế. Vì vậy, cần phải theo dõi chặt chẽ các động thái của họ, nhất là theo dõi vị trí của các giàn khoan dầu nói trên.
Theo Đời sống Pháp luật
Việt Nam mang ơn thì sẽ trả, nhưng Trung Quốc không được áp đặt
Trước việc Trung Quốc lấy cớ từng giúp Việt Nam trong quá khứ để gây hấn ở biển Đông, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, Việt Nam mang ơn thì có cách trả ơn, chứ Trung Quốc không được áp đặt.
Sáng 26/6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM (đơn vị số 1) khoá XIII đã có buổi tiếp xúc với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố.
Tại buổi tiếp xúc, đông đảo các ý kiến đều bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề chủ quyền quốc gia, hành động Trung Quốc gây hấn, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và chủ quyền trên biển Đông của Việt Nam. Các nhân sĩ, trí thức cũng bày tỏ tâm tư, tình cảm, đánh giá về kết quả của kỳ họp Quốc hội cũng như kiến nghị đối với các hệ thống luật để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói chuyện với nhân sĩ, trí thức sáng 26/6 tại TPHCM
Cử tri đề nghị khởi kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm đã nói rất nhiều về mối quan hệ thân tình giữa Việt Nam - Trung Quốc và hành xử của "láng giềng" trong suốt thời gian qua. Ông Lâm cho rằng, nên thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá lại tình đồng chí, tình láng giềng, tình bạn bè với Trung Quốc.
"Trung Quốc luôn tìm cách đưa lửa gần đến chúng ta với suy nghĩ lửa xa không cứu được lửa gần. Họ ép chúng ta không nên quan hệ với Nhật, Mỹ và Châu Âu. Họ nói chúng ta quan hệ như vậy là đi từ sai lầm này đến sai lầm khác rồi đến đại sai lầm", ông Lâm nói.
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm cho rằng, ông cũng như bao người dân khác cảm thấy buồn khi rất nhiều dự án, hàng hóa... trên thị trường hiện nay đều có yếu tố Trung Quốc. Ông thắc mắc tại sao thương lái Trung Quốc về đến tận các vùng quê để làm lũng đoạn nền nông nghiệp mà không có biện pháp ngăn chặn. "Một tấc đất, một tấc sông của Tổ quốc là không thể bán. Ai bán, sẽ lãnh hậu quả rất lớn. Thế kỷ 21 này chúng ta có nhiều hướng. Chúng ta phải làm sao thoát ra lệ thuộc. Dẫu có đau đớn nhưng rồi cũng vượt qua", ông Lâm nói.
Ông Huỳnh Tấn Mẫm cho rằng, tình hình gây rối ở Bình Dương vừa qua cho thấy công an, chính quyền yếu quá. Công ty bị đốt thì không thấy xe chữa cháy đến, bị đập phá thì không thấy công an can thiệp. Ông Mẫm đề nghị phải kỷ luật Đảng Ủy tỉnh này qua sự vụ nêu trên.
Ông Mẫm cũng đánh giá cao đối với các ý kiến phát biểu của TPHCM tại kỳ họp Quốc hội. Tuy nhiên, ông cảm thấy tiếc nuối khi kỳ họp này không ra được nghị quyết liên quan đến việc khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
"Rõ ràng, hữu nghị là không còn. Nói là anh em khắng khít như môi với răng thì không thể cư xử như vậy. Chúng ta chơi bình đẳng. Tôi đề nghị kiện Trung Quốc ra tòa án", ông Mẫm nói.
Nhìn nhận lại vụ gây rối ở Bình Dương, ông Trần Ngọc Hổ đồng tình với ý kiến của ông Huỳnh Tấn Mẫm khi cho rằng, lãnh đạo các cấp không chỉ có lời xin lỗi là xong mà đáng bị cách chức. Ông Hổ cho rằng, kỳ họp Quốc hội thành công nhưng sẽ tốt đẹp hơn nếu có các chất vấn dành cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Ông Hổ bức xúc phản ánh việc xây sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất. Một số người người khoác áo quân đội, công an, đeo quân hàm cho oai để... chia đất. "Sân bay Long Thành (Đồng Nai), trước đây Mỹ không dám xây, Việt Nam xây là liều mạng. Đằng sau dự án này là gì mà sao bất chấp vậy?", ông Hổ bức xúc.
Ông Đặng Văn Khoa (Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM) mong muốn cần có Luật Biểu tình để người dân có cơ hội biểu lộ tình cảm của mình với đất nước, thể hiện dân chủ lên tầm mới chứ không phải dân chủ bao cấp.
Ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp TPHCM cho rằng, hiện nay luật vẫn bất cập đối với hoạt động kinh doanh, sản xuất, xuất khẩu. "Chúng tôi không sợ luật vì luật ngày càng tiến bộ nhưng sợ các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật. Luật mong sao càng ngày càng cụ thể, chi tiết để tinh giảm các hướng dẫn thi hành", ông Bé nói.
Nhân sĩ, trí thức TPHCM đề nghị khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế
Không áp đặt mang ơn
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chia sẻ rất thẳng thắn, cởi mở các vấn đề mà không chỉ nhân sĩ, trí thức mà cả dân tộc đều quan tâm. Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam không lệ thuộc bất cứ vào nước nào khác. Quan điểm này xưa nay vẫn vậy, là nhất quán. Có chăng, là chỉ làm sâu sắc hơn, hiện thực hóa hơn đường lối này.
Với Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào, Việt Nam luôn thể hiện là quốc gia yêu chuộng hòa bình, hữu nghị trên cơ sở bình đẳng. Hòa bình, hữu nghị vốn là truyền thống tốt đẹp của 2 dân tộc có tự muôn đời. Việt Nam luôn quý trọng những gì Trung Quốc giúp đỡ trong thời gian qua. Nhưng, anh giúp tôi, tôi giúp anh. Chúng ta bình đẳng, tôn trọng.
Chủ tịch nước cho rằng, Việt Nam là nước nhỏ nhưng có trí tuệ và kiên định đường lối độc lập tự chủ chứ không ai chỉ dẫn. Nhờ đường lối đối ngoại độc lập tự chủ nên kinh tế Việt Nam thay da đổi thịt từng ngày.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, ông đọc rất kỹ công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Tuy nhiên, không có câu chữ nào cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc.
Về biển Đông, Chủ tịch nước khẳng định, cái gì của chúng ta, có lịch sử, có luật pháp quốc tế công nhận thì đó là của chúng ta. Đời chúng ta đòi không xong thì đời con cháu chúng ta cũng đòi cho bằng được. Chủ tịch khuyên mọi người phải hết sức bình tĩnh, đừng để bị ai khiêu khích.
Về việc Trung Quốc nói từng giúp đỡ Việt Nam trong các giai đoạn khó khăn, trong quá trình giành độc lập, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Đảng và nhân dân Việt Nam không quên sự giúp đỡ nghĩa tình đó. Tuy nhiên, không vì sự giúp đỡ này mà áp đặt.
"Họ cũng phải cảm ơn ta, nếu ta không chống xâm lược thì giặc cũng tràn vào họ. Không nên hành xử mang tính chất áp đặt. Mang ơn thì có cách trả ơn chứ không áp đặt", Chủ tịch Trương Tấn Sang nhấn mạnh.
Công Quang
Theo Dantri
ĐNa-90152, tàu bị Trung Quốc đâm chìm trong mắt học giả nước ngoài "Khi nhìn thấy con tàu đắm, tôi cảm thấy buồn hơn, bởi mỗi lần đến Việt Nam tôi đều được đưa lên một con tàu", khi là tàu bị đâm, khi là tàu có ngư dân bị cướp, Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, chia sẻ khi tận mắt chứng kiến những vết thương nham nhở trên thân tàu ĐNa-90152...