Cảnh báo chiến dịch quân sự tại Ukraine khiến đại dịch COVID-19 trầm trọng hơn
Ngày 13/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bày tỏ lo ngại chiến dịch quân sự tại Ukraine có nguy cơ khiến đại dịch COVID-19 trầm trọng hơn, đồng thời cho biết đang nỗ lực để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Người dân Ukraine sơ tán khỏi thủ đô Kiev, ngày 7/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo tình hình dịch COVID-19 được WHO công bố cùng ngày cho thấy từ ngày 3 – 9/3 ghi nhận tổng cộng 791.021 ca mắc mới và 8.012 ca tử vong tại Ukraine và các nước lân cận. Theo WHO, số ca mắc COVID-19 trong khu vực giảm so với tuần trước. Tuy nhiên, Ukraine đối mặt với nguy cơ sẽ có thêm nhiều ca tử vong và ca bệnh nặng do tỷ lệ tiêm vaccine thấp, nhất là trong số trên 2 triệu người rời Ukraine chạy sang các khu vực lân cận cũng có tỷ lệ tiêm vaccine thấp. Theo trang Our World In Data, tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Ukraine là khoảng 34% trong khi tại nước láng giềng Moldova là khoảng 29%.
Báo cáo cho biết để hỗ trợ phòng chống dịch bệnh, WHO đã mua thuốc điều trị COVID-19 đồng thời khuyến khích chiến dịch tiêm chủng và tăng cường giám sát COVID-19 cũng như các bệnh truyền nhiễm khác. WHO cũng đề xuất hỗ trợ phòng thí nghiệm, bao gồm cả xét nghiệm COVID-19.
Video đang HOT
Dự kiến, Hungary sẽ cung cấp miễn phí vaccine cho người tị nạn Ukraine. Bộ Y tế Romania triển khai đội ngũ y tế để xét nghiệm và tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân Ukraine chạy sang nước này lánh nạn. Slovakia miễn phí điều trị cho người Ukraine mắc COVID-19 trong khi Moldova tiêm miễn phí vaccine ngừa COVID-19 cho người dân Ukraine.
Trong tuyên bố chung với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), WHO nhấn mạnh các đối tác viện trợ nhân đạo và nhân viên y tế cần duy trì và tăng cường dịch vụ y tế thiết yếu, trong đó có tiêm vaccine ngừa COVID-19 và bệnh bại liệt, đồng thời cung cấp thuốc điều trị cho dân thường trên khắp Ukraine cũng như những người tị nạn sang các nước láng giềng. Tuyên bố cũng cho rằng các dịch vụ y tế cần được bố trí một cách hệ thống tại các cửa khẩu biên giới, bao gồm cả các quy trình chăm sóc và chuyển tuyến nhanh cho trẻ em và phụ nữ mang thai.
Trước đó, ông Mike Ryan – Giám đốc các tình trạng khẩn cấp của WHO, cũng cảnh báo dịch bệnh COVID-19 sẽ gia tăng tại Ukraine do xét nghiệm ít đi, chương trình tiêm vaccine tạm dừng và tâm lý người dân lo sợ và căng thẳng vì khủng hoảng cùng với tỷ lệ tiêm vaccine vốn đã thấp.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp: Châu Âu và Mỹ đều mong muốn đạt được thỏa thuận ngừng bắn
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly nhấn mạnh mục tiêu là đạt được thỏa thuận ngừng bắn.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly. Ảnh: Sputnik
Theo hãng thông tấn Nga Tass, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp phát biểu trên đài phát thanh ngày 25/2 rằng bà tin không một quốc gia châu Âu nào hay Mỹ muốn đụng độ quân sự trực diện với Nga, vì Liên bang Nga là cường quốc hạt nhân.
Khẳng định Ukraine không phải là một phần của liên minh, nữ quan chức chỉ rõ ưu tiên hàng đầu của Pháp cũng như NATO là đảm bảo an ninh cho các quốc gia thành viên, đặc biệt là khu vực sườn phía đông.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Parly tiết lộ, Pháp đã cung cấp thiết bị quốc phòng cho Ukraine. "Chúng tôi không gửi các thiết bị quân sự giống như gửi viện trợ nhân đạo. Có những quy tắc rất nghiêm ngặt đối với những loại hàng này và chúng tôi tuân thủ các quy tắc đó, nhưng chúng tôi nhận thấy tình hình rất nghiêm trọng", bà Parly nói. Bà cho biết thêm, Pháp đang xem xét các yêu cầu mới từ chính quyền Ukraine.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố sẵn sàng làm trung gian thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine.
Trước đó, ngày 24/2, Tổng thống Nga Putin tuyên bố quyết định tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt theo đề nghị của những người đứng đầu Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) và Cộng hòa nhân dân Luhansk tự xưng (LPR) ở Donbass. Nhà lãnh đạo Nga khẳng định Moskva không có kế hoạch xâm chiếm các vùng lãnh thổ của Ukraine.
Theo đài Sputnik, trong tuyên bố mới nhất, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhận định đối thoại giữa Ukraine và Nga nhằm chấm dứt xung đột sớm muộn sẽ diễn ra.
Ấn Độ sẽ nối lại các chuyến bay quốc tế từ ngày 27/3 Bộ trưởng Hàng không Dân dụng Ấn Độ Jyotiraditya Scindia ngày 13/3 cho biết nước này sẽ nối lại các chuyến bay quốc tế thường kỳ từ ngày 27/3 tới trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 ở nước này đã cải thiện. Máy bay đỗ tại sân bay Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN Ấn Độ đã đình chỉ các chuyến bay quốc...