Cảnh báo: Chàng trai 28 tuổi bị 16 loại bệnh một lúc chỉ vì ăn quá nhiều mì ăn liền
“ Suy gan mãn tính, suy thận, não gan,…” cô Lưu Hiểu Diễm nhìn vào tờ chẩn đoán bệnh của con trai Bằng Phi, 28 tuổi mà bật khóc. Con trai cô mắc tới 16 căn bệnh.
Câu chuyện của 1 chàng trai ở Trung Quốc dưới đây khi mới 28 tuổi nhưng anh đã bị mắc tới 16 căn bệnh vì thói quen mà ai cũng thường xuyên mắc phải.
Năm Bằng Phi 2 tuổi, cha của anh đã sớm qua đời để lại hai mẹ con tự chăm sóc lấy nhau suốt bao năm. Vì hoàn cảnh khó khăn, nên Bằng Phi đã đi làm ở khắp nơi mong kiếm tiền giúp đỡ mẹ….
Hai tháng trước, Bằng Phi gọi điện cho mẹ với giọng mệt mỏi: “Mẹ ơi, con thấy trong người không khỏe, mẹ đi khám với con nhé?” Sau khi nghe con trai nói như vậy, cô Diễm lập tức tới nơi con ở, khi vừa nhìn thấy Bằng Phi, cô đã vô cùng hốt hoảng bởi da mặt con trai bỗng chuyển vàng, mắt cũng màu vàng, trông rất khác thường.
Câu chuyện của 1 chàng trai ở Trung Quốc dưới đây khi mới 28 tuổi.
Lo lắng cho sức khỏe của con, cô Diễm vội vã đưa Bằng Phi tới bệnh viện địa phương. Bác sĩ ngay khi nhìn thấy anh không cần kiểm tra đã nhanh chóng đề nghị chuyển anh sang bệnh viện tuyến trên.
Lúc này, cả hai mẹ con đều hiểu ra vấn đề sức khỏe của Bằng Phi không hề đơn giản. Khi tới bệnh viện lớn, sau khi có kết quả kiểm tra xét nghiệm, cả hai gần như ngã khuỵu. Anh Bằng Phi bị suy gan, suy gan mãn tính, viêm phúc mạc vi khuẩn,…
Anh mắc bệnh vàng da toàn thân, thậm chí là tròng mắt cũng bị chuyển sang màu vàng. Anh quyết định gọi mẹ đi khám bệnh cùng. Sau khi khám xét anh được kết luận mà mắc 16 loại bệnh như suy gan cấp tính, xơ gan, nhiễm trùng bụng,…
Anh cho biết, sau khi chuyển sang chỗ làm ở cửa hàng ăn nhanh, do công việc bận rộn nên anh chỉ kịp ăn mì ăn liền. Hơn nữa, anh còn thường xuyên thức khuya làm ca đêm và hút thuốc lá.
Video đang HOT
Những thói quen xấu này diễn ra trong vài năm liên tục đã khiến gan ngày càng suy yếu, cuối cùng tổn hại nghiệm trọng, gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác.
Sau khi tìm hiểu thói quen sống của anh, các bác sĩ kết luận, các căn bệnh anh mắc phải là do rối loạn chức năng thải độc của gan.
Bác sĩ lý giải chức năng chính của gan là giải độc, cơ thể cần gan để tổng hợp protein và tất cả các chất dinh dưỡng. Do thói quen sống và ăn uống kém, gan của Bằng Phi chỉ thực hiện được 1/3 chức năng. Gan không thải độc tốt sẽ ảnh hưởng tới các cơ quan khác, từ đó mới dẫn tới một loạt bệnh.
Ai cũng biết việc sinh hoạt ăn uống điều độ rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mỗi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng coi trọng điều này, đặc biệt là các bạn trẻ.
Theo các chuyên gia, thức khuya quá nhiều không chỉ ảnh hưởng tới gan mà còn ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác, thời gian thức càng lâu, càng nhiều cơ quan bị tổn hại.
Bởi ban đêm là thời điểm cơ thể dần phục hồi, sửa chữa các tổn thương. Nếu thời điểm này, chúng ta không ngủ nghỉ đủ giấc sẽ khiến các cơ quan không thể tự sửa chữa, lâu dần suy giảm chức năng. Cơ chế sinh học của cơ thể người diễn ra như sau:
- Từ 21 – 23h là thời gian hệ miễn dịch đào thải chất độc khỏi cơ thể;
- Từ 23h – 1h sáng là thời gian gan thực hiện chức năng thải độc;
- Từ 1h – 3h sáng là thời gian thải độc của mật;
- Từ 3h – 5h sáng là thời gian loại bỏ độc của phổi;
- Từ 5h – 7h là thời gian để ruột già thải độc;
- Từ 7h – 9h là thời điểm ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất.
Đê đảm bảo sức khỏe của bản thân, mọi người không nên thức khuya, nên đi ngủ sớm tùy theo từng độ tuổi. Các nhà khoa học đã thiết lập mối liên hệ giữa tuổi tác và số giờ cần thiết cho giấc ngủ ngon.
- 0-3 tháng: 14-17 giờ
- 4-11 tháng: 12-15 giờ
- 1-2 tuổi: 11-14 giờ
- 3-5 tuổi: 10-13 giờ
- 6-13 tuổi: 9-11 giờ
- 14-17 tuổi: 8-10 giờ
- 18-25 năm: 7-9 giờ
- 26-64 tuổi: 7-9 giờ
- Trên 65 tuổi: 7-8 giờ
Theo doisong.fun
Thực phẩm siêu chế biến có liên quan ung thư?
Thực phẩm siêu chế biến là những loại thực phẩm được chế biến công nghiệp, thường có từ 5 thành phần trở lên, bao gồm muối, đường, chất chống ôxy hóa, chất ổn định, bảo quản.
Chuyên gia lo ngại rằng, với thực trạng tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn quá nhiều sẽ gia tăng bệnh tật, nguy cơ ung thư cũng sẽ tiếp tục gia tăng.
Nhận biết thực phẩm siêu chế biến
Đặc trưng của thực phẩm siêu chế biến là chúng chứa các thành phần lạ, không thường được sử dụng trong nấu ăn hàng ngày, chẳng hạn như các phụ gia để ngụy trang hoặc biến thực phẩm có cảm quan như chưa qua chế biến hoặc chế biến tối thiểu, bao gồm: casein, lactose, whey, gluten, dầu hydro hóa, protein hydrolysed, protein đậu nành cô đặc, maltodextrin, xi-rô ngô hàm lượng cao fructose (HFCS)...
Tuy nhiên, một điều đáng báo động là trong thực phẩm siêu chế biến từ bánh kẹo cho đến những loại súp đóng hộp có chứa nhiều hương vị nhân tạo, chất phụ gia, nhưng rất khó để nhận ra và không thể đọc được trong danh sách các thành phần gây hại sinh ra qua quá trình chế biến có trong thực phẩm đó. Thực phẩm siêu chế biến rất hấp dẫn bởi vì chúng thường rẻ hơn và ngon miệng do có hàm lượng đường, muối và chất béo bão hòa cao; được bán rộng rãi trên thị trường, có thể ăn ngay và thời hạn sử dụng dài. Tuy tiện lợi và ngon miệng, nhưng việc tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến (bao gồm bánh mì tinh chế, cùng với với bánh kẹo và thịt chế biến) có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tăng huyết áp và ung thư. Ăn nhiều thịt chế biến như xúc xích cũng đã được cho là tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Trường hợp thường xuyên ăn thực phẩm chế biến sẵn cũng có nhiều khả năng bị bệnh tim và các vấn đề về tuần hoàn hoặc đái tháo đường.
Sử dụng nhiều thực phẩm siêu chế biến có thể dẫn đến tăng huyết áp, bệnh tim mạch, béo phì và ung thư...
Mối liên quan với ung thư?
Trước đây, chế biến và sản xuất thực phẩm theo lối công nghiệp đã bị cáo buộc làm giảm chất lượng và độ dinh dưỡng của thực phẩm. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng thấp không phải là một nguyên nhân gây ung thư. Có thể lượng đường, chất béo và muối cao trong thực phẩm siêu chế biến là vấn đề. Hoặc cũng có thể là một chất phụ gia đã được sử dụng. Tác nhân đầu tiên đề cập đến là thủ phạm gây ung thư bao gồm cả các chất có trong bao bì thực phẩm. Một khả năng khác là các hợp chất có khả năng gây ung thư, như acrylamide, sinh ra trong quá trình chế biến thực phẩm công nghiệp.
Với lo ngại việc chế biến thực phẩm đã và đang làm biến đổi thuộc tính của chúng, qua đó ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng và nguy cơ sức khỏe của con người trong vài thập niên trở lại đây, trong một nghiên cứu quy mô lớn và mang tính đột phá, các nhà khoa học chỉ ra mối liên hệ giữa thực phẩm siêu chế biến với ung thư. Theo đó, cứ mỗi 10% thực phẩm siêu chế biến có trong khẩu phần, nguy cơ mắc ung thư sẽ tăng thêm 12%.
Các loại thực phẩm nên hạn chế ăn
Khoai tây chiên có thể là một món ăn ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên, món ăn này rất có hại cho sức khỏe nếu bạn ăn quá nhiều. Khoai tây chiên có chứa hương nhân tạo, màu nhân tạo và chất bảo quản, đồng thời chứa nhiều chất béo bão hòa gây tắc động mạch. Ngoài ra, chất béo bão hòa còn làm giảm lượng cholesterol tốt và làm tăng lượng cholesterol xấu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hơn nữa, khoai tây chiên có thể chứa cái loại axit béo gây hại cho cơ thể. Vì thế, tốt hơn hết nên tránh xa loại thức ăn này.
Cũng có thể chọn loại khoai tây chiên, bắp rang bơ làm từ ngô xanh hữu cơ - chứa hàm lượng calo thấp, giàu chất xơ và chất chống ôxy hóa. Tốt hơn nữa, bạn có thể tự làm món ăn vặt gây nghiện này tại nhà.
Thịt xông khói và xúc xích: Xúc xích được làm từ thịt nhiều mỡ, xúc xích giàu năng lượng nhưng lại ít dinh dưỡng, không hề có lợi cho sức khỏe. Xúc xích chứa hóa chất, chất phụ gia, chất bảo quản, buộc gan phải hoạt động nhiều để giải độc cho cơ thể. Cả thịt xông khói và xúc xích đều là loại thực phẩm được chế biến rất ngon nhưng nó chứa hàm lượng cao natri, chất béo bão hòa và nhiều chất bảo quản, sử dụng nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp, bệnh tim mạch và béo phì.
Bánh ngọt đóng gói: Những chiếc bánh ngọt đựng trong bao bì nylon có vẻ không hỏng trong nhiều năm thực ra chứa đầy đường và chất bảo quản. Chính vì vậy, nó mới có tuổi thọ lâu đến thế. Hãy dùng các loại bột thay thế giàu dinh dưỡng cho bột mì trắng tinh luyện như đậu gà hay bột hạnh nhân. Ngoài ra, nên cắt giảm lượng đường và bơ bằng cách sử dụng những sản phẩm tốt cho sức khỏe hơn có sử dụng từ bơ hạnh nhân, yến mạch và quế.
Một số loại bánh mỳ: Bạn hẳn đã biết tránh xa các loại bánh mỳ trắng siêu tinh luyện và thay bằng bánh mỳ ngũ cốc giàu chất xơ. Nhưng chọn được đúng ổ bánh mỳ có thể không hề dễ bởi ngay cả những loại có vẻ tốt cho sức khỏe cũng có thể chứa chất phụ gia. Bánh mỳ là một trong những loại thực phẩm mà người dùng rất cần chú ý khi đọc thành phần của nó. Người tiêu dùng nên tìm kiếm loại bánh mỳ nguyên cám hoặc không gluten, không chứa chất phụ gia, chất bảo quản. Nếu nghi ngờ, hãy kiểm tra khu vực thực phẩm đông lạnh. Bởi một số loại bánh mỳ tốt cho sức khỏe nhất cần phải được đông lạnh do chúng không chứa bất cứ chất bảo quản nào.
Mì ăn liền: Là món ưa thích của nhiều người, đặc biệt là sinh viên do sự tiện lợi của nó. Tuy nhiên, một gói mì có thể chứa gần 2.000mg natri, cao hơn 500mg so với mức mà cơ thể cần hấp thụ. Do vậy, sử dụng nhiều mỳ ăn liền dễ làm tăng huyết áp và có nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Ngoài ra trong mì ăn liền có rất ít chất dinh dưỡng. Chất béo có trong mì ăn liền có thể là nguyên nhân khiến cơ thể thừa cholesterol.
Nước ngọt có ga: Đã đến lúc nên loại bỏ nước ngọt có ga, kể cả loại dành cho người ăn kiêng, ra khỏi gian bếp của bạn. Ngoài thực tế loại đồ uống này chẳng có chút giá trị dinh dưỡng nào, nó còn chứa chất tạo ngọt nhân tạo như aspartame, saccharin và sucralose cũng như liên quan tới chứng đau đầu, trầm cảm và tăng nguy cơ đái tháo đường typ 2.
BS. Anh Ngọc
Theo Sức khỏe & Đời sống
Chàng trai 29 tuổi bị ung thư ruột, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân chính là do ăn nhiều 2 thực phẩm này Ung thư ruột là một khối u ác tính của đường tiêu hóa, và tỷ lệ tử vong là rất cao. Ngày nay, người măc bệnh ung thư đường ruột ngày càng trẻ và nguyên nhân chủ yếu là do thói quen ăn uống. Tiểu Vạn, 29 tuổi (Vũ Hán, Trung Quốc) cơ thể yếu ớt nằm trên giường bệnh, Tiểu Vạn đang...