Cảnh báo: bị thú cưng cắn, sốt và chết
Tạp chí khoa học The New England Journal of Medicine (NEJM) vừa cảnh báo một căn bệnh có thể gây tử vong mang tên “ sốt chuột cắn” – không phải từ chuột cống mà từ chính thú cưng của bạn.
Nhóm tác giả đến từ Bệnh viện Nhân dân Nouvel (Pháp) đã đơn cử trường hợp một nữ bệnh nhân họ vừa tiếp nhận. Người phụ nữ 36 tuổi bị dày vò bởi những cơn sốt, đau cơ, đau đầu, tay chân nổi mẩn đỏ, nổi mụn dày đặc, sưng mắt cá chân, đầu gối và cổ tay.
Người phụ nữ nhập viện với cơn đau khớp và những mụn lạ dày vò. May mắn là cô đã được cứu sống. – ảnh: NEJM
Kết quả kiểm tra sức khỏe và hỏi chuyện bệnh nhân giúp các bác sĩ đi đến kết luận bất ngờ: cô đã bị con chuột nhắt – thú cưng bé nhỏ của mình cắn, một viết thương nhẹ và nhỏ đến nỗi cô còn chẳng nhớ rõ. Theo trí nhớ của bệnh nhân, vết cắn đó xảy ra khoảng 10 ngày trước.
Cô đã được cho dùng kháng sinh mạnh và rất may hội chứng mang tên “sốt chuột cắn” đã lùi dần. Cô được đánh giá là may mắn bởi theo y văn, sốt chuột cắn có thể gây chết người.
Theo Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), sốt chuột cắn ngoài những vấn đề mà người phụ nữ kia gặp phải còn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn bao gồm áp xe bên trong cơ thể, nhiễm trùng gan, thận, phổi, não và tim; sau cùng dẫn đến tử vong do suy đa cơ quan.
Video đang HOT
CDC cũng khuyến cáo không nuôi thú cưng là loài gặm nhấm nếu gia đình có phụ nữ mang thai, con nhỏ từ 5 tuổi trở xuống hoặc người hệ miễn dịch yếu. Ngay cả người khỏe mạnh khi nuôi thú cưng là loài gặm nhấm cũng không nên hôn hoặc đưa thú cưng gần mặt vì chúng rất dễ giật mình và cắn bạn.
Trong mọi trường hợp, phải báo cho bác sĩ để được đánh giá nếu bạn bị loài gặm nhấm cắn, cho dù nó là con thú cưng được chính tay bạn chăm sóc, giữ vệ sinh sạch sẽ.
A. Thư
Theo NEJM, Live Science/nguoilaodong
Cách điều trị á sừng mùa hanh khô
Điều trị bệnh á sừng không tốn nhiều tiền, nhưng mất rất nhiều thời gian nên người bệnh cần kiên trì và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Chân nứt nẻ, tróc da, đau và ra máu, nhất là vào mùa hanh khô... có thể là bệnh á sừng.
Thưa bác sĩ, 2 năm nay, bàn chân cháu bị nứt nẻ, tróc da, đau và ra máu, nhất là vào mùa hanh khô. Cháu đã chữa nhiều cách nhưng không khỏi. Có cách nào chữa khỏi bệnh này không, có tốn kém không và bao lâu thì khỏi, thưa bác sĩ? - Võ Thị Trịnh (Nghệ An).
Bác sĩ trả lời: Chân nứt nẻ, tróc da, đau và ra máu, nhất là vào mùa hanh khô... có thể cháu bị bệnh á sừng. Đây là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng.
Á sừng có thể gặp trong nhiều bệnh ngoài da và là bệnh điển hình ở lòng bàn tay, chân. Vùng bàn tay, chân bị á sừng thường khô ráp, róc da, nứt nẻ ở ria, gót chân và đầu các ngón. Nếu không giữ gìn vệ sinh, người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát gây sưng tấy, nổi hạch, phát sốt.
Nguyên nhân gây á sừng đến nay vẫn chưa xác định, song nhiều nhà khoa học cho rằng đó là do yếu tố di truyền trong gia đình hoặc thói quen dinh dưỡng thiếu cân đối từ bé dẫn đến thiếu vitamin, nhất là A, C, D, E...
Đối với bệnh á sừng, bôi kem dưỡng da không thể làm bệnh khỏi được mà phải dùng các thuốc bôi bạt sừng, tạo sừng như axit salixilic, diprosalic, betnoval... kết hợp với thuốc kháng sinh tác động ngay tại vùng da bệnh hoặc toàn thân nếu bị nhiễm khuẩn phụ, dùng các thuốc chống nấm nếu có nhiễm nấm như mỡ nizoral, dẫn xuất imidazol, griseofulvin.
Trường hợp nặng có thể phải dùng corticoid, kháng histamin. Cháu nên đi khám da liễu để được hướng dẫn điều trị cụ thể hơn.
Nói chung, điều trị bệnh á sừng không tốn nhiều tiền, nhưng mất rất nhiều thời gian nên người bệnh cần kiên trì và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Để giảm các khó chịu của bệnh, cháu nên tránh làm xây xước lớp sừng; không nên ngâm rửa tay chân nhiều và giữ khô các kẽ; hạn chế tiếp xúc với xà phòng và chất rửa tẩy; mùa đông nên đi tất, đi găng tay để bảo vệ lớp sừng ở lòng bàn tay, chân.
Cháu nên ăn nhiều cá và các loại hạt, vì đây là nguồn cung cấp acid béo dồi dào, giúp da mềm mại hơn. Tăng cường ăn rau quả tươi để có đủ vitamin cho cơ thể nói chung và lớp sừng nói riêng.
Cháu cũng nên ăn uống đủ dưỡng chất, đặc biệt chú ý việc bổ sung các loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B, C, E, kẽm.
Uống nhiều nước, khoảng 2 lít mỗi ngày để da ẩm hơn. Hạn chế dùng các thực phẩm cay, nóng và có tính kích thích.
BS. Vũ Thu Dung
Theo suckhoedoisong.vn
Quãng Ngãi ghi nhận 8 trường hợp mắc bệnh bạch hầu và 1 trường hợp tử vong: Bệnh bạch hầu lây truyền qua đường nào? Thông tin này khiến chúng ta nhớ đến trường hợp một bé gái 6 tuổi ở tại xã Ea H'ding, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk đã được xác định tử vong vì căn bệnh bạch hầu vào hồi tháng 8 vừa qua. Mới đây, thông tin từ Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ngãi cho biết, bệnh viện đang điều trị cho...