Cảnh báo bệnh quai bị có thể quay trở lại
Những năm gần đây, bệnh quai bị đã được không chế nhờ công tác truyền thông và tiêm chủng có hiệu quả.
Tuy nhiên, thời gian qua do ảnh hưởng của dịch COVID-19, công tác tiêm chủng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tâm lý e ngại của người dân khi đến bệnh viện. Bệnh quai bị được giới chuyên môn cảnh báo sẽ có khả năng quay trở lại, đặc biệt vào các tháng 4-5 sắp tới.
Nguyên nhân và những biến chứng
Quai bị do vi rút paramyxovirus gây nên. Bệnh quai bị (còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do vi rút quai bị) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên. Người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ thấp hơn. Khả năng mắc bệnh của nam giới cao hơn nữ giới.
Vi rút paramyxovirus lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. Vấn đề lây qua đường phân và nước tiểu hiện vẫn chưa được xác nhận dù vi rút quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần. Khi bị nhiễm bệnh, vi rút nhân lên trong khoang tỵ hầu và hạch bạch huyết. Vi rút tăng cao trong huyết thanh khoảng 12-15 ngày sau nhiễm và lan ra các cơ quan khác. Thời gian lây từ 6 ngày trước cơn toàn phát sưng tuyến mang tai cho đến 2 tuần, sau khi có triệu chứng bệnh lý.
Sau khi tiếp xúc với vi rút quai bị khoảng 14-24 ngày, người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Sau đó, tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần. Tuyến mang tai có thể sưng 1 bên hay 2 bên. Nếu sưng cả 2 bên thì 2 tuyến có thể không sưng cùng lúc, tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức.
Bệnh nhân có cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng, nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết, ngược với những trường hợp viêm tuyến mang tai do vi khuẩn. Lỗ ống Stenon ở niêm mạc má 2 bên sưng đỏ, có khi có giả mạc. Bệnh nhân có cảm giác khó nói, khó nuốt, đôi khi phù thanh môn gây khó thở phải mở khí quản.
Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày. Tuy nhiên có khoảng 25% người bị nhiễm vi rút quai bị mà không có dấu hiệu bệnh lý rõ rệt. Đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không nhận biết. Bệnh quai bị gây miễn dịch bền vững khi đã mắc bệnh dù sưng 1 hay 2 bên tuyến mang tai nên ít khi bị quai bị lần 2.
Những điều phụ huynh cần lưu tâm
BS.CKII Dư Tuấn Quy – Phó trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, những năm qua dịch quai bị đã cơ bản được kiểm soát, tại các phòng khám của BV Nhi đồng 1 chỉ thỉnh thoảng tiếp nhận một vài ca bệnh.
Nhưng không có trường hợp có biến chứng nặng như: viêm tụy, viêm não… Trẻ được điều trị triệu chứng bằng paracetamol để hạ sốt giảm đau, hướng dẫn cho trẻ hạn chế vận động, nghỉ ngơi, ăn những thức ăn lỏng chia nhiều bữa trong ngày.
Để có được những kết quả đó nhờ vai trò của công tác truyền thông và tiêm chủng, trẻ được phòng ngừa quai bị nhờ mũi tiêm vắc xin 3 trong 1: Sởi – Rubella – Quai bị. Tuy nhiên, thời gian vừa qua do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 công tác tiêm chủng ít nhiều bị ảnh hưởng do tâm lý e ngại của người dân khi đến các cơ sở y tế và nơi đông người.
“Chúng tôi e ngại rằng thời gian vừa qua, nhiều trẻ không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đủ mũi (trẻ tiêm mũi 1 từ 12 tháng – 15 tháng tuổi được, mũi tiêm thứ 2 được thực hiện khi trẻ từ 4-6 tuổi hoặc sớm hơn khi có dịch bệnh xảy ra) dẫn đến không đạt hiệu quả phòng bệnh. Bệnh quai bị có thể quay lại, đặc biệt trong tháng 4-5 sắp tới”, BS.CKII Dư Tuấn Quy khuyến cáo.
Biện pháp phòng ngừa có hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh
BS.CKII Dư Tuấn Quy khuyến cáo: Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất của bệnh là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Bệnh tuy lành tính nhưng có khả năng gây biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới và có thể dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống.
Các tuyến nước bọt khác, tụy và hệ thần kinh trung ương cũng có thể bị tổn thương dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm tụy, viêm não… Do đó phụ huynh không nên chủ quan.
Video đang HOT
Khi nhận biết các dấu hiệu bệnh ở trẻ như: sưng hàm, thỉnh thoảng một số trẻ có các biểu hiện kèm theo như sốt, đau đầu. Những trường hợp có biến chứng nặng hơn đặc biệt ở bé trai là viêm tinh hoàn. Một số trường hợp khác có các biểu hiện như đau bụng, nôn ói khi nhập viện vì các triệu chứng của viêm tụy.
Đây là một trong những biến chứng nặng. Biến chứng viêm não, trẻ có biểu hiện sốt, đau đầu, nôn ói nhiều, co giật, do các tổn thương viêm não. Thỉnh thoảng có một số ca nặng gây viêm cơ tim. Phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm. Đối với các y bác sĩ, khi khám cho trẻ có các yếu tố nghi ngờ quai bị cần khám một cách tổng quát và tìm các biến chứng nếu có, đặc biệt ở trẻ nam, cần khám và xác định tinh hoàn có gì bất thường hay không.
Lời khuyên của thầy thuốc
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xảy ra vào mùa xuân nhất là trong khoảng thời gian tháng 4 và tháng 5. Hơn 80% trường hợp mắc quai bị xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi, thường gặp nhất là trẻ từ 6-10 tuổi. Người lớn cũng có thể bị mắc bệnh nếu không tiêm vắc-xin ngừa bệnh trước đó. Trẻ dưới 2 tuổi và người cao tuổi rất hiếm bị bệnh.
Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp, chủ yếu do tiếp xúc với các giọt nước bọt, hoặc các giọt chất tiết mũi họng của người bệnh bị văng ra khi người bệnh ho hoặc chảy mũi. Người mắc quai bị có thể lây lan cho người khác 1 tuần trước khi sưng tuyến mang tai và kéo dài 2 tuần sau khi sưng tuyến mang tai. Thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai.
Bệnh quai bị gồm nhiều thể thường được phân loại theo vị trí tổn thương, gồm các thể sau:
- Viêm tuyến nước bọt mang tai: Thể điển hình hay gặp nhất, chiếm 70% các thể có khu trú rõ. Khởi phát bệnh người bệnh sẽ bị sốt 38-39 độ C, đau đầu, đau mỏi toàn thân, ăn ngủ kém. Giai đoạn toàn phát: sau sốt 24- 48 giờ sẽ xuất hiện viêm tuyến mang tai. Lúc đầu sưng một bên, sau 1-2 ngày sưng tiếp bên kia (thường sưng cả 2 bên, ít gặp sưng chỉ 1 bên). 2 bên sưng thường không đối xứng (bên sưng to, bên sưng nhỏ). Da vùng má bị sưng căng, bóng, không đỏ, ấn không lõm, sờ nóng, đau, nước bọt ít, quánh. Giai đoạn lui bệnh: Người bệnh thường hết sốt sau 3-4 ngày, tuyến nước bọt mang tai hết sưng trong vòng 8-10 ngày. Đa số bệnh tự khỏi trong vòng 10 ngày (nếu không có biến chứng).
- Viêm tinh hoàn: Thể thường gặp thứ 2 sau viêm tuyến nước bọt mang tai. Hay gặp ở nam giới đang tuổi dậy thì hoặc đã trưởng thành (khoảng 10-30% trường hợp mắc bệnh quai bị). Viêm tinh hoàn thường bị 1 bên, ít gặp cả 2 bên, thường xuất hiện sau viêm tuyến nước bọt và khi các triệu chứng viêm tuyến nước bọt đã dịu đi. Thường vào ngày thứ 5 đến thứ 10 của bệnh thấy sốt xuất hiện trở lại hoặc sốt tăng lên.
Có thể buồn nôn, nôn. Tinh hoàn đau, nhất là khi đi lại và to gấp 2-3 lần bình thường, sờ thấy chắc, da bìu có thể nề, căng đỏ. Trong những trường hợp nặng có thể kèm thêm viêm thừng tinh, viêm mào tinh hoàn và tràn dịch màng tinh hoàn.
Ngoài 2 thể trên, bệnh quai bị có thể gặp các thể bệnh ít gặp như: viêm buồng trứng, viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim.
Tìm hiểu về bệnh viêm buồng trứng do biến chứng của quai bị
Bên cạnh viêm tinh hoàn ở nam giới, viêm buồng trứng do biến chứng của quai bị ở nữ giới cũng là một trong những yếu tố cần phải lưu ý để không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.
Các căn bệnh liên quan đến buồng trứng là nhân tố quan trong có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản sau này ở nữ giới. Tuy chỉ chiếm 7% số trường hợp, tuy nhiên viêm buồng trứng do biến chứng của quai bị có thể để lại những hậu quả nặng nề nếu không được chăm sóc, điều trị hợp lý và kịp thời.
1. Viêm buồng trứng do quai bị là gì?
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm do Paramyxovirus gây ra. Tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi và giới tính đều có thể nhiếm bệnh, đặc biệt đối với trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi. Bệnh có thể lây truyền dễ dàng và bùng phát thành dịch qua con đường hô hấp.
Theo Thống kê của Bộ Y tế, ở Việt Nam có khoảng 7% các trường hợp bệnh nhân nữ mắc quai bị gặp biến chứng viêm nhiễm buồng trứng do virus gây viêm nhiễm lan xuống dưới khu vực buồng trứng của bệnh nhân.
Hình ảnh buồng trứng bình thường và buồng trứng bị viêm do quai bị (Ảnh: Internet)
2. Viêm buồng trứng do biến chứng của quai bị có nguy hiểm không?
Thực tế, đây là một căn bệnh rất nguy hiểm do nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Trong đó:
- Điều trị không đúng cách hoặc không được điều trị có thể dẫn đến nguy cơ hiếm muộn, nghiêm trọng hơn là vô sinh.
- Tình trạng viêm nhiễm ở buồng trứng nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của trứng, gây khó thụ thai.
- Viêm buồng trứng do biến chứng của quai bị không điều trị có thể dẫn đến dính buồng trứng, u nang ống dẫn trứng, u nang buồng trứng, mưng mủ ở buồng trứng và ống dẫn trứng. Nghiêm trọng hơn có thể gây nên tắc vòi trứng, hình thành apxe buồng trứng... dẫn đến vô sinh.
- Viêm buồng trứng cũng tạo điều kiện cho các khối u phát triển, hình thành ung thư buồng trứng. Điều này là do các khối u này đa phần là u ác tính với tốc độ di căn nhanh, gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
- Hơn nữa, khi mắc bệnh sẽ khiến tâm lý người bệnh bất ổn, lo lắng, chán nản, bi quan, ngủ không ngon, chán ăn, tinh thần sa sút... ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống.
3. Các dấu hiệu nhận biết viêm buồng trứng do biến chứng của quai bị
Những triệu chứng của viêm buồng trứng thường xuất hiện sau khi triệu chứng sốt, đau đầu khi mắc quai bị đã giảm. Các dấu hiệu nhận biết bệnh có thể bao gồm:
- Đau âm ỉ vùng bụng dưới.
- Đau 2 bên hố chậu.
- Sốt, không đáp ứng khi sử dụng thuốc hạ sốt.
- Khí hư nhiều, mùi hôi, màu sắc biến đổi.
Khi tình trạng viêm nhiễm trở nặng, người bệnh có thể xuất hiện thêm nhiều triệu chứng như:
- Đau xương hông dữ dội,
- Sưng rát hậu môn,
- Cơ thể mệt mỏi,
- Kinh nguyệt nhiều, vón cục...
Do vậy, khi mắc quai bị, song song với việc điều trị bệnh, phụ nữ cần lưu ý đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu của cơ thể để biết chắc chắn cơ thể khỏe mạnh và không gặp bất kì biến chứng nguy hại nào khác.
4. Phương pháp điều trị
Việc điều trị viêm buồng trứng do biến chứng của quai bị có thể áp dụng 4 phương pháp như sau: - Điều trị bằng thuốc: Bao gồm thuốc kháng sinh và các loại thuốc hỗ trợ điều trị liên quan khác. Đối với những bệnh nhân đã xuất hiện triệu chứng rõ ràng, cần điều trị bằng thuốc kháng sinh trước tiên.
- Điều trị bằng vật lý trị liệu: Đây là phương pháp sử dụng các sóng ngắn, các tia hồng ngoại... tác động lên vùng xương chậu giúp thúc đẩy sự tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng của các mô trong buồng trứng. Từ đó có thể loại bỏ và làm giảm bớt sự viêm nhiễm ở buồng trứng. Tuy nhiên nếu bệnh nhân có nhiệt độ cơ thể cao hơn 37,5 độ C hoặc đang mắc các bệnh lao sinh dục thì không nên sử dụng phương pháp điều trị này.
- Điều trị bằng tiểu phẫu: Trong trường hợp bệnh viêm buồng trứng nặng, hoặc đã chuyển từ trạng thái cấp tính sang mãn tính, có thể chuyển sang viêm phúc mạc vùng chậu do điều trị bằng thuốc không có hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ vùng bị viêm nhiễm.
Phẫu thuật sẽ được chỉ định với các trường hợp biến chứng viêm buồng trứng do quai bị trở nặng, biến chuyển thành viêm mãn tính (Ảnh: Internet)
- Điều trị bằng tiểu phẫu: Đối với viêm buồng trứng mãn tính do giai đoạn cấp tính chuyển thành, viêm phúc mạc vùng chậu nếu dùng thuốc không có hiệu quả.
- Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể tham khảo các phương pháp điều trị Đông Y như châm cứu...
Bên cạnh việc điều trị y tế, người bệnh cũng cần lưu ý một vài yếu tố sau trong quá trình điều trị:
- Xây dựng một chế độ ăn hợp lý. Cần tăng cường vitamin, khoáng chất trong thực đơn hằng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Hạn chế vận động, tuyệt đối không làm việc nặng nhọc, không đi lại nhiều trong thời gian mắc bệnh.
- Uống nhiều nước. Rất có thể bạn đang năm trong 90% dân số thế giới không biết làm sao để uống nước đúng cách! nếu không đọc bài viết này.
- Tuyệt đối tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc sai liều lượng.
5. Phòng tránh biến chứng viêm buồng trứng do quai bị
Do hậu quả của biến chứng viêm buồng trứng khi mắc quai bị có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt về tâm lý, cơ thể suy nhược và đặc biệt là nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Nữ giới nên đặc biệt chú ý đến cơ thể và không nên chủ quan khi xuất hiện những tín hiệu bất thường.
5.1. Với trường hợp chưa mắc quai bị
Tiêm phòng vaccine phòng tránh quai bị là phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa bệnh. Phụ huynh cần lưu ý cho trẻ đi tiêm phòng theo lịch tiêm chủng như:
- Với trẻ bắt đầu tiêm khi 9 tháng tuổi cần tiêm 3 mũi. Mũi 1 khi trẻ 9 tháng, mũi thứ 2 sau mũi đầu tiên là 6 tháng và mũi 3 khi trẻ từ 4 đến 12 tuổi.
- Với trẻ tiêm khi 12 tháng cần tiêm 2 mũi. Mũi 1 tiên khi trẻ 12 tháng tuổi, mũi 2 khi trẻ từ 4 đến 12 tuổi.
Ngoài ra, cần tiêm chủng khẩn cấp cho trẻ từ 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên và người lớn nếu có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị mà chưa có tiền sử mắc quai bị hay chưa được tiêm chủng quai bị trước đó. Cần tiêm không quá 72 giờ kể từ khi có tiếp xúc với bệnh nhân.
5.2. Với trường hợp đã mắc quai bị
Đối với những bệnh nhân đã mắc quai bị, để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bệnh nhân cần lưu ý thực hiện đúng những điều sau:
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng hằng ngày hợp lý. Chú ý tăng cường năng lượng cho cơ thể để tăng sức đề kháng chống lại sự viêm nhiễm.
- Trong quá trình điều trị bệnh, cần kiêng vận động hoàn toàn, không chạy nhảy hay làm việc nặng. Việc vận động mạnh, làm việc nặng có thể làm cho khả năng phát tán của virus gây bệnh nhanh hơn.
Tuy rằng biến chứng viêm buồng trứng do quai bị không thể gây vô sinh ngay lập tức nhưng nó cũng có thể đem lại nhiều hậu quả cho cả sức khỏe, tâm lý và một phần ảnh hưởng cho sinh sản phụ nữ sau này nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy việc phòng bệnh quai bị và phòng tránh các biến chứng do bệnh gây ra là vô cùng cần thiết.
Đâu là dấu hiệu nguy hiểm của bệnh quai bị? Mặc dù quai bị là bệnh lành tính, nhưng nếu không được phát hiện và chữa trị đúng cách. Cũng sẽ dẫn đến một số biến chứng về sau. Vậy khi mắc bệnh quai bị cần đi khám bác sĩ khi nào? Câu trả lời sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây. Quai bị thuộc căn bệnh truyền nhiễm cấp tính,...