CẢNH BÁO bệnh lạ nguy hiểm tương tự SARS đang lây lan nhiều nước
Bộ Y tế đề nghị giám sát chặt chẽ việc nhập cảnh đặc biệt khách đến từ vùng có dịch bệnh gây viêm đường hô hấp nguy hiểm này.
Hơn 100 người đã chết vì nhiễm virus corona
MERS-CoV thuộc chủng corona (dạng vành), bao gồm các loại virus có khả năng gây cảm lạnh và viêm phổi tương tự virus gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) bùng phát năm 2003. Cũng giống như SARS, hội chứng MERS gây viêm phổi và người nhiễm virus này sẽ có các triệu chứng như sốt cao, ho và khó thở. Tuy nhiên, không giống như SARS, virus MERS-CoV có thể gây suy thận cấp, một triệu chứng hiếm gặp đối với các loại virus khác gây nhiễm trùng đường hô hấp.
Từ khi bệnh MERS khởi phát vào tháng 9/2012, đến nay đã có 401 ca nhiễm. Mỹ là quốc gia thứ 12 có ca nhiễm, hầu hết ca nhiễm ở Saudi Arabia tính đến ngày 30/4, có 361 ca nhiễm và 107 ca tử vong. Các ca còn lại ở Pháp, Anh, Ý, Ai Cập, Tunisia. MERS là bệnh tương cận với hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) nhưng gây tử vong cao hơn và ít lây nhiễm hơn. Nước Mỹ cũng vừa xác nhận người Mỹ đầu tiên mắc bệnh viêm đường hô hấp MERS-CoV (coronavirus) là một người làm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), nhân viên y tế này đến Riyadh (Saudi Arabia) khoảng một tuần trước để làm việc. Bệnh nhân đang được chăm sóc đặc biệt. Hiện Bộ An ninh nội địa Mỹ đã làm việc với những người từng tiếp xúc với bệnh nhân trong chuyến hành trình trở về Mỹ.
Hiện nay vẫn chưa có cách chữa MERS-CoV, chưa có vaccine chống lại loại virus này. CDC cho biết việc lây lan trên diện rộng trong cộng đồng là rất hiếm, nhưng virus MERS đã gây ra một số trường hợp lây lan trong gia đình và trong môi trường bệnh viện. Tại Trung Đông, Saudi Arabia được xem là trung tâm của một đợt bùng phát dịch MERS bắt đầu cách đây hai năm.
Căn bệnh viêm đường hô hấp được phát hiện từ vùng Trung Đông đang khiến nhiều quốc gia lo ngại vì nó đã lây lan sang hơn 10 quốc gia khác nhau. ảnh tư liệu
Video đang HOT
Ngành Y yêu cầu các đơn vị trong cả nước cảnh giác cao với bệnh MERS-CoV
Tổ chức Y tế Thế giới vừa có báo cáo đánh giá cho thấy 75% ca bệnh gần đây là lây nhiễm thứ phát do có sự lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc. Phần lớn các ca lây nhiễm là nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân MERS – CoV trong quá trình điều trị. Trong đó có nhiều ca không có triệu chứng. Tổ chức Y tế Thế giới nhận định trong thời gian tới có thể sẽ còn có những ca bệnh kể trên xuất hiện tại các nước do quá trình đi lại, du lịch… của cư dân. Hiện Malaysia và Philippines đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh do trở về từ Trung Đông. Các trường hợp mắc bệnh và tử vong đã xuất hiện tại nhiều nước ở Trung Đông, châu Âu (Anh, Pháp, Hy Lạp) và Bắc Phi (Tunisia).
Trước tình hình phức tạp trên, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có công văn gửi tất cả các tỉnh, thành trong cả nước về việc tăng cường công tác phòng bệnh MERS. Cục đề nghị các đơn vị cần giám sát chặt chẽ việc nhập cảnh đặc biệt là khách du lịch trở về từ Trung Đông cũng như những vùng có dịch. Bố trí các máy đo thân nhiệt từ xa để phát hiện các trường hợp sốt, viêm đường hô hấp không rõ nguyên nhân để tiến hành khám và cách ly.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đề nghị các đơn vị y tế theo dõi chặt chẽ các trường hợp viêm đường hô hấp không rõ nguyên nhân và có tiền sử đi du lịch hoặc trở về từ các nước đang có dịch bệnh trong vòng 14 ngày. Cục cũng đề nghị các đơn vị thực hiện nghiêm túc quy trình chống nhiễm khuẩn trong ngành Y để ngăn chặn lây lan các dịch bệnh. Trong trường hợp phát hiện bệnh nhân nghi ngờ mắc MERS – CoV có thể phối hợp và chuyển bệnh nhân lên Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh.
Trí Thức Trẻ
Bệnh MERS-CoV có nguy cơ lây lan sang Việt Nam
Ngày 19/5, đã có 173 ca tử vong do virus gây Hội chứng hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS). Bộ Y tế cảnh báo, bệnh có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam qua những du khách quá cảnh và người lao động trở về từ khu vực Trung Đông.
Ngày 19/5, Bộ Y tế Saudi Arabia xác nhận co thêm sáu trường hợp nhiễm mới và bốn ca tử vong do virus gây Hội chứng hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS), nâng tổng số ca nhiễm bệnh tại quốc gia này lên 537 người, trong đó có 173 ca tử vong.
Các ca nhiễm mới gồm sáu người sinh sống tại Riyadh, Jeddah, thánh địa Medina và thành phố Taif ở Tây Nam Saudi Arabia. Một người trong số đó đang trong tình trạng nguy kịch. Các quốc gia khác như Ai Cập, Jordan, Liban, Hà Lan, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Mỹ cũng đều ghi nhận thêm các ca nhiễm mới, hầu hết nạn nhân là những người du lịch đến Saudi Arabia trong thời gian gần đây.
Mặc dù số trường hợp nhiễm chủng virus này trên thế giới tương đối thấp, song tỷ lệ tử vong lên tới gần 30% tại Trung Đông khiến giới khoa học và nhà chức trách lo ngại. Số ca nhiễm đang tăng nhanh tại Saudi Arabia, nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng virus gây chết người này chưa tạo ra tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với y tế cộng đồng.
Theo thông báo của Ủy ban khẩn cấp WHO, dựa trên thông tin hiện nay, mức nghiêm trọng xét ở góc độ tác động đối với sức khỏe cộng đồng là đáng lo ngại, tuy nhiên, chưa có bằng chứng cụ thể cho thấy MERS liên tiếp lây truyền từ người sang người.
MERS gây các triệu chứng như sốt, ho, khó thở, viêm phổi và được coi như giống virus gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) từng ám ảnh châu Á năm 2003 khiến hơn 8.000 người nhiễm bệnh và 9% trong số đó tử vong.
Nhân viên tại sân bay quốc tế Nội Bài theo dõi thân nhiệt hành khách bằng máy đo tia hồng ngoại. Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN
Tăng cường phòng bệnh MERS-CoV
Trước tình hình dịch bệnh do MERS-CoV trên thế giới đang diễn biến rất phức tạp,Bộ Y tế cảnh báo, bệnh có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam qua những du khách quá cảnh và người lao động trở về từ khu vực Trung Đông.
Ngày 19/5, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có công văn khẩn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, TP yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo tình huống 1 (khi chưa có ca bệnh tại Việt Nam), chủ động phòng chống ngăn chặn dịch bệnh lan truyên vao Viêt Nam.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng yêu cầu Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi của các tỉnh, thành phố tăng cường hoạt động, thường xuyên cập nhật các thông tin về MERS-CoV để có kế hoạch ứng phó theo tình huống diễn biến của dịch bệnh và chỉ đạo kịp thời các cơ sở y tế triển khai thực hiện.
Các địa phương giám sát chặt chẽ người nhập cảnh, lưu ý người trở về từ các quốc gia có dịch bệnh. Thực hiện sàng lọc nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ thông qua sử dụng máy đo thân nhiệt từ xa, kiểm tra nhiệt độ người sốt từ 38độ C trở lên.
Khi phát hiện trường hợp có triệu chứng nghi ngờ viêm đường hô hấp cấp cần thực hiện ngay cách ly, khám sơ bộ, lấy mẫu xét nghiệm và quản lý đối với các trường hợp nghi ngờ để hạn chế lây lan.
Tại cộng đồng và cơ sở y tế, giám sát chặt chẽ các trường hợp viêm đường hô hấp cấp không rõ nguyên nhân, nghi ngờ mắc MERS-CoV, có tiền sử đi về từ vùng có dịch trong vòng 14 ngày; tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.
Theo VnMedia
Thực phẩm dễ truyền nhiễm hội chứng viêm đường hô hấp cấp Cục An toàn thực phẩm mới đây đã đưa ra những khuyến cáo về thực phẩm giúp người dân phòng tránh nguy cơ lây nhiễm MERS-CoV - hội chứng viêm đường hô hấp cấp. Trước đó, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo về MERS-CoV-hội chứng viêm đường hô hấp cấp ở Trung Đông và có nguy cơ xâm nhập...