Cảnh bác sĩ lôi xương chân làm hàm cho bệnh nhân
Mắc u men xương hàm dưới, bệnh nhân 24 tuổi phải trải qua ca phẫu thuật cắt bỏ khối u. Các bác sĩ đã lấy chính phần xương dưới chân của bệnh nhân đưa lên “lấp” vào chỗ khuyết.
Anh Nguyễn Văn Đ. (SN 1995, Hà Nội) đến khám tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương (Hà Nội) sau khi thấy má trái sưng phồng, các răng lung lay. Ban đầu, anh chỉ nghĩ bị đau răng khôn nên không quá lo lắng. Sau 3 tháng cảm thấy khó chịu anh mới chịu đến viện khám. Bác sĩ Nguyễn Hồng Nhung – người chuyên thực hiện các ca vi phẫu tại khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình – xác định anh Đ. bị u men xương hàm dưới. Khối u đã phá hủy gần một nửa xương hàm. “Đây là khối u lành tính nhưng có nguy cơ tái phát cao. Bệnh nhân chỉ mới chú ý 3 tháng gần đây, tuy nhiên, với các triệu chứng lâm sàng, khối u đã xuất hiện lâu hơn mà không biết”, bác sĩ Nhung cho hay.
Bệnh nhân Đ. được chỉ định cắt bỏ toàn bộ xương hàm chứa khối u. Ca phẫu thuật của anh được tiến hành từ 9h ngày 16/7. Theo bác sĩ Nhung, đây là bệnh ký của xương, tuy nhiên, có thể thâm nhập vào phần mềm. Riêng trường hợp bệnh nhân Đ, may mắn khối u chỉ nằm trong bản xương nên bác sĩ chỉ cần cắt bỏ xương. Ngoài ra, một số răng nằm trong phần xương này, chân răng sẽ gần như hỏng, nên cũng phải cắt bỏ.
Để bù lại phần khuyết xương do bị cắt bỏ, bác sĩ Nhung cùng ê-kíp sẽ lấy phần lấy xương mác dưới chân ghép vào, tạo khung hàm mới cho bệnh nhân.
Phương pháp phẫu thuật phổ biến ở các bệnh viện, để điều trị cho những người mắc bệnh u men xương hàm dưới, là phải cắt bỏ toàn bộ đoạn xương hàm, dẫn đến người bệnh mất nhiều chức năng, mất đi thẩm mỹ của khuôn mặt và có thể phần nào coi như là bị tàn phế. Tại khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình – Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, bác sĩ Nhung và đồng nghiệp đã sử dụng phương pháp phẫu thuật vi phẫu đồng thời vừa cắt bỏ khối u vừa ghép xương hàm bằng xương tự thân, khắc phục những nhược điểm này, đem lại cho người bị bệnh bộ hàm và khuôn mặt hoàn chỉnh.
Nhiệm vụ của bác sĩ vi phẫu là đưa một phần cơ thể ở chỗ khác vào đó để vừa “đóng” được vết thương, phần nào hồi phục chức năng đã bị cắt bỏ và cố gắng trả lại cho họ khuôn mặt giống nhiều nhất có thể so với trước kia. Vi phẫu sẽ giúp giảm rủi ro bởi nó là kỹ thuật nối các mạch máu để nuôi các tổ chức được đưa lên vùng hàm mặt. Kỹ thuật nối, bóc tách mạch máu không phải bác sĩ nào cũng làm được vì nó đòi hỏi kỹ năng, kỹ thuật rất cao.
Hai kíp mổ hoạt động cùng lúc, phối hợp nhuần nhuyễn. U men xương hàm dưới là bệnh lý phổ biến. Đây là một ca bệnh thông thường hay gặp. Chỉ trong một thời gian ngắn từ năm 2012 đến nay, các bác sĩ khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình – Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương đã thực hiện khoảng 500 ca vi phẫu với bệnh lý này.
Bác sĩ Nhung phụ trách kíp mổ dưới có nhiệm vụ lấy một đoạn xương mác ở cẳng chân của anh Đ., kèm theo mạch máu được tạo hình theo hình dáng của xương hàm đã bị cắt bỏ.
Video đang HOT
Cùng lúc đó, kíp trên do ThS.BS Nguyễn Tấn Văn – Trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình – phụ trách, đảm nhiệm vai trò cắt đoạn xương hàm loại trừ triệt để các tổn thương để tránh tái phát và chuẩn bị nơi nhận mảnh xương ghép.
Phần khối u được loại bỏ hoàn toàn.
Xương mác sau khi lấy được cưa và tạo hình cho giống với phần xương trong hàm đã bị cắt bỏ. Sau đó, bác sĩ Nhung sẽ thực hiện kỹ thuật vi phẫu ghép mảnh xương mác vào vị trí cắt bỏ khối u dưới kính hiển vi phẫu thuật.
Phương pháp phẫu thuật vi phẫu đã đem lại tính thẩm mỹ cao, người bệnh được phục hồi chức năng tốt, bệnh hầu như không tái phát như cách mổ thông thường. Theo bác sĩ Nhung, tỷ lệ thành công của các ca mổ rất cao, hơn 98%.
Kỹ thuật vi phẫu đòi hỏi đội ngũ phẫu thuật viên giỏi, kèm theo những trang thiết bị dụng cụ vi phẫu, kính hiển vi hiện đại. Trước đây, khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình – Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương – chỉ mổ 1-2 ca/tháng. Đến nay, phương pháp mổ vi phẫu đã trở thành thường quy tại đây, mỗi tuần các bác sĩ thường mổ 1-2 ca, thậm chí tăng lên.
Các bác sĩ tiến hành vi phẫu dưới kính hiển vi với các mạch máu và dây thần kinh có đường kính nhỏ khoảng 1 mm, đòi hỏi sự tỉ mỉ và áp lực rất cao. Ca mổ trong thời gian dài. Ca mổ của bệnh nhân Đ. bắt đầu từ 9h sáng, kết thúc lúc 16h30.
Bác sĩ Nhung cho biết u men xương hàm dưới rất khó phát hiện bởi khối u không gây đau nhức, bệnh nhân vẫn ăn uống bình thường. Bệnh tiến triển âm thầm, chỉ đến khi người bệnh bị sưng, lệch mặt, răng lung lay… đi khám thì mới phát hiện được. Khối u đã thấy rõ, gây biến dạng khuôn mặt, xương hàm.
Các nhà khoa học vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nên rất khó có biện pháp phòng ngừa. Người bệnh khi có bất kỳ các biểu hiện bất thường như răng lung lay, xương hàm lệch, viêm xoang, viêm mũi… cần đi chụp X-quang để kiểm tra.
Theo Zing
Thiếu niên phẫu thuật lấy ra gần 100 cái răng trong miệng: Tai họa đến từ sự chủ quan
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết các bác sĩ vừa thực hiện ca phẫu thuật, lấy ra gần 100 cái răng trong khối u hàm dưới của 1 bệnh nhân 13 tuổi.
Trong y học, luôn xảy ra những trường hợp hi hữu khiến không ít người ngỡ ngàng. Và tình trạng của bệnh nhân nhí 13 tuổi dưới đây chính là 1 trong số đó.
Gần 100 cái răng trong miệng
Ngày 15/6, bác sĩ Nguyễn Đức Tuấn, Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết, các bác sĩ của đơn vị này đã tiếp nhận bệnh nhi H.G.K 13 tuổi đến khám răng tại bệnh viện. Tại đây, qua thăm khám, các bác sĩ đã phát hiện hàm dưới của bệnh nhi có 1 khối u răng ở xương hàm dưới.
Hình chụp X-Quang của bệnh nhi.
Với sự phối hợp của Bệnh viên Răng Hàm Mặt Trung ương TP.HCM, các bác sĩ tại đây đã tiến hành phẫu thuật, lấy ra gần 100 cái răng trong khối u. Tất cả đều là những chiếc răng nhỏ li ti nhưng có đủ thân, tủy và chân răng.
Sau 1 tiếng đồng hồ phẫu thuật, bác sĩ 2 bệnh viện đã phẫu thuật thành công ca bệnh trên.
Trước đó, bệnh nhân K. được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa khám, thực hiện chỉnh hình răng mọc lệch và chậm thay răng mới. Qua chụp X-quang, các bác sĩ phát hiện một khối u răng ở xương hàm dưới.
Chưa phải là trường hợp u răng "kinh dị" nhất được biết đến
Được biết, trường hợp lấy ra gần 100 cái răng của H.G.K chưa phải là trường hợp u răng nghiêm trọng nhất. Trên thế giới thậm chí còn ghi nhận ca bệnh lấy ra số răng gấp đôi của bệnh nhi Việt Nam.
Một cô bé ở Ấn Độ cũng đã được phát hiện mắc tình trạng trên sau khi chụp X-Quang. Và sau 2 tiếng đồng hồ phẫu thuật để lấy khối u ra ngòai, các bác sĩ đã vô cùng kinh ngạc khi có hơn 200 chiếc răng nằm chen chúc bên trong.
Cũng ở Ấn Độ, một thiếu niên 17 tuổi đã phải phẫu thuật lấy hơn 232 chiếc răng nhỏ trong một khối u được cho là lành tính ra khỏi miệng. U răng nằm ẩn bên trong xương hàm nên không thể nhìn bằng mắt thường. Các bác sĩ đã phải mất 7 tiếng đồng hồ để có thể loại bỏ khối u.
U răng và những điều cần chú ý
Theo bác sĩ Nguyễn Đức Tuấn, u răng (hay còn gọi Odontoma) là một trong những loại u lành tính. U răng rất khó phát hiện, chỉ qua phim chụp X-quang mới có thể nhìn thấy.
U răng thường chỉ được nhìn thấy qua ảnh chụp X-Quang.
Đây là 1 căn bệnh hiếm tại Việt Nam nên ít được quan tâm. Khi phát bệnh, khối u có thể gây biến dạng gương mặt, hàm răng lộn xộn, xô đẩy do khối u lấn át vị trí của răng.
Bố mẹ nên để ý con cái mình bởi trẻ em từ 13 - 15 tuổi rất dễ gặp phải tình trạng u răng. (Ảnh minh họa)
Độ tuổi thường hay phát hiện u răng ở trẻ từ 13 - 15 tuổi, lứa tuổi vừa qua giai đoạn thay răng và dễ ghi nhận một số bất thường như răng sữa còn tồn tại hay răng vĩnh viễn nào đó không chịu mọc lên. Do đó, các bậc phụ huynh nên để ý để tránh cho con em mình gặp phải biến chứng xấu hơn.
Để phòng ngừa căn bệnh này, cần tránh để bị sâu răng, nhiễm trùng răng hoặc chấn thương răng. Khi có bất kỳ các biểu hiện bất thường nào như răng lung lay, xương hàm lệch, có biểu hiện viêm xoang, viêm mũi... cũng cần đi chụp X-quang để kiểm tra. Mọi người cũng cần lưu ý đi khám răng định kỳ 6 tháng hoặc mỗi năm một lần.
Được biết trường hợp của H.G.K là trường hợp u răng đầu tiên bệnh viện tại Khánh Hòa gặp phải và đã điều trị thành công. Đây cũng là một trong số ít ca u răng được ghi nhận trong cả nước.
Ảnh: Tổng hợp
Theo Yan
Nữ bác sĩ bệnh viện Răng Hàm Mặt lấy da tay làm "lưỡi mới" cho bệnh nhân ung thư Sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính ở lưỡi (phải cắt khoảng 1/2 lưỡi), bệnh nhân được nữ bác sĩ Nguyễn Hồng Nhung (bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội) lấy vạt da ở tay để tạo hình thành một chiếc lưỡi mới với đầy đủ chức năng nói, nuốt... Thông thường, bệnh nhân ung thư lưỡi sẽ...