Canh bạc mới của Thổ tại Trung Đông: Chiếu tướng Mỹ
Theo Southfront, hôm 4/4, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tiết lộ, các bước tiếp theo của chương trình Euphrates Shield đã được thống nhất.
Thổ hành động
Cụ thể, kế hoạch mới của Euphrates Shield sẽ không bó hẹp tại Syria, nó sẽ rộng hơn và bao gồm cả phần lãnh thổ của “khủng bố” ở Iraq.
Theo Lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, hoạt động quân sự sẽ là giai đoạn đầu tiên của lộ trình chống khủng bố của nước này và mở rộng ra các giai đoạn tiếp theo.
Chiến dịch Euphrates Shield đã được đưa ra hồi tháng 8/2016 và thực hiện dưới sự hỗ trợ của Quân đội Giải phóng Nhân dân Tự do (FSA).
Mục tiêu chính của chiến dịch này là hỗ trợ lực lượng liên minh loại bỏ mối đe dọa khủng bố dọc theo biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Chiến dịch này được Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố kết thúc vào ngày 29/3, mục tiêu của chiến dịch hoàn thành.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu chiến dịch mới tại Trung Đông
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh, tình hình đang trở nên tồi tệ hơn ở khu vực Sinjar (Iraq) và nói thêm rằng thành phố này đang có khả năng trở thành “Qandil thứ hai” của Đảng Lao động người Kurd (PKK). Lực lượng người Kurd luôn bị coi là một tổ chức khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ.
“Có khoảng 2.500 chiến binh khủng bố PKK đang nỗ lực tạo ra Qandil thứ hai”, ông Erdogan nói.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ còn gọi là lực lượng Shia Hashd al-Shaabi là một nhóm khủng bố. Lực lượng này đang hoạt động tại Iraq như là một phong trào xâm lược và chiếm đóng.
Video đang HOT
“Từ nay trở đi, nếu phải đối diện với bất kỳ hành động nào của &’Nhà nước Hồi giáo’ (IS) tự xưng, hoặc bất cứ mối đe dọa nào liên quan đến an ninh quốc gia chúng tôi, thì sẽ là một hoạt động quân sự mới”, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim nhấn mạnh.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 5/4, RIA Novosti dẫn lời Đại sứ Cộng hòa Arab Syria tại Nga, ông Riyad Haddad cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đang đơn phương dịch chuyển biên giới quốc gia vào sâu trong địa bàn khu vực sông Afrin của Syria, thực chất là chiếm đoạt lãnh thổ Syria.
“Thổ Nhĩ kỳ đã lợi dụng khi nước sông Afrin cạn kiệt ở phía Tây – Nam thành phố Zhenderis và dịch chuyển hàng rào dây thép gai đánh dấu đường biên giới giữa hai nước vào sâu lãnh thổ của chúng tôi. Chúng tôi coi đây là hành động vi phạm chủ quyền quốc gia của Syria”, Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh.
Theo lời Đại sứ Haddad, chính quyền Ankara đã đưa sang tỉnh Idlib của Syria các trang thiết bị quân sự hạng nặng. Ngoài ra, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng tiến vào một số làng trong tỉnh Latakia, đánh chiếm một số quả đồi gần thành phố Afrin thuộc Dikmadash.
Bên cạnh đó, binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ cũng chuẩn bị xây dựng những bức tường ngăn cách phần đất mà Ankara chiếm của Syria.
Như vậy, thực sự Ankara đã bắt đầu chiến dịch mới của mình với những bước đi đầu tiên tại biên giới Syria. Bất chấp những cáo buộc từ Damacus về hành vi xâm lược của mình, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn dấn mình vào một cuộc phiêu lưu quân sự lớn chưa từng có tại Trung Đông.
Nhân tố người Kurd
Người Kurd được xem là bộ phận dân tộc thiểu số đông đảo nhất tại Iraq và Syria khi lần lượt chiếm đến 20% và 30% dân số tại các nước này.
Tại Iraq, họ thậm chí còn có chính quyền bán tự trị riêng cũng như có đại diện chủ chốt trong chính quyền trung ương. Lực lượng dân quân người Kurd Iraq, được gọi là Peshmerga, chính là lực lượng chủ chốt đã đẩy lùi sự tấn công của IS trong thời gian vừa qua.
Trong khi đó, kể từ khi cuộc nội chiến Syria bắt đầu, cộng đồng người Kurd tại đây đã có nhiều cơ hội hơn để củng cố sức mạnh và sự tự tin của mình. Họ từng bước trang bị quân đội và vạch ra vùng lãnh thổ mà họ tuyên bố chính quyền dân sự của riêng mình tại Syria.
Đảng Liên hiệp dân chủ người Kurd ở Syria (viết tắt là PYD) là thành phần chính trị quan trọng nhất trong cộng đồng người Kurd tại nước này. PYD được cho là có mối quan hệ khá sâu sắc với PKK.
Binh sĩ người Kurd chiến đấu tại Syria
Mới đây, Hurriyet Daily News dẫn thông tin từ ông Saleh Muslim, đồng Chủ tịch Đảng Dân chủ người Kurd ở Syria (PYD) cho biết:
Đảng này sẽ tùy thuộc vào người dân Raqqa để quyết định tương lại cho mình khi thành phố này được giải phóng khỏi những tay súng khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Ông nghĩ rằng họ nên tham gia vào hệ thống “liên bang dân chủ” của mình.
Các chiến binh của lực lượng người Kurd thuộc Đảng này (YPG) đã kiểm soát khu vực miền Bắc Syria, chuẩn bị lập hệ thống phân quyền của chính phủ ở những nơi đã giải phóng được từ IS, tuyên bố thành lập một nhà nước liên bang sẽ tập trung ở Raqqa.
“Chúng tôi mong đợi điều này vì điều chúng tôi hướng tới là dành cho tất cả các khu vực ở Syria và Raqqa có thể là một phần trong liên bang”, ông Saleh Muslim nói với Reuters.
Trên thực tế, Mỹ chính là nhân tố quan trọng trong việc hỗ trợ người Kurd Syria trong cuộc chiến chống IS. Điều này càng làm tăng thêm mối lo ngại của Thổ Nhĩ Kỳ rằng sự yểm trợ của Mỹ có thể gia tăng sức mạnh của người Kurd, biến họ thành mối đe dọa đối với không chỉ IS mà còn với cả Ankara.
Do đó, đối với Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, PKK và PYD đều là các lực lượng khủng bố gây nguy hiểm đến sự tồn vong của họ. Ankara lo ngại rằng những gì người Kurd đang đạt được tại Iraq và Syria sẽ thúc đẩy họ thiết lập nên một quốc gia cho riêng mình.
Khởi động giai đoạn mới của Euphrates Shield trong bối cảnh hiện tại, rõ ràng Ankara đang tỏ rõ quyết tâm chấm dứt mối đe dọa thường trực từ người Kurd biên giới phía Nam, bất chấp sự hiện diện của Mỹ tại đây.
Theo Triều Dương
Đất Việt
Đức điều tra nghi vấn Thổ Nhĩ Kỳ do thám
Các uỷ viên công tố Đức tuyên bố điều tra việc các điệp viên Thổ Nhĩ Kỳ theo dõi những người đang sống ở Đức bị cho là chống lại Ankara.
Bộ trưởng Nội vụ Đức tuyên bố không khoan nhượng nếu Thổ Nhĩ Kỳ do thám. Ảnh:Asianherald
Quyết định điều tra được đưa ra hôm nay sau khi một quan chức Đức cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ do thám theo cách "không thể chấp nhận được" các công dân Thổ Nhĩ Kỳ, AFP đưa tin.
"Rõ ràng là mật vụ Thổ Nhĩ Kỳ đang điều tra những người sống ở Đức. Điều đó thật quá quắt và không thể chấp nhận được", ông Boris Pistorius, người đứng đầu cơ quan Nội vụ ở bang Lower Saxony, nói.
Theo ông Pistorius, chưa có bằng chứng cho thấy những người bị Thổ Nhĩ Kỳ nghi ủng hộ giáo sĩ Fethullah Gulen, vi phạm các quy tắc dưới bất cứ hình thức nào. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cáo buộc ôngGulen là người đứng sau cuộc đảo chính bất thành tháng 7 năm ngoái.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từng đề nghị Đức giúp theo dõi 300 người ủng hộ ông Gulen và danh sách đã được chuyển tới Cơ quan tình báo liên bang Đức. Danh sách này gồm tên, địa chỉ, số điện thoại và ảnh của những người bị nghi ngờ.
Các uỷ viên công tố liên bang Đức sẽ xem xét làm sao Thổ Nhĩ Kỳ sưu tầm được các thông tin cá nhân như trên.
Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về việc do thám Berlin, nói rằng các hoạt động do thám trên đất Đức sẽ bị trừng phạt bằng pháp luật và sẽ không được khoan dung.
Quan hệ Đức và Thổ Nhĩ Kỳ vốn đang căng thẳng sau khi Berlin huỷ bỏ các cuộc mít tinh của người Thổ Nhĩ Kỳ, dự kiến ủng hộ thay đổi Hiến pháp để gia tăng quyền lực cho ông Erdogan.
Khánh Lynh
Theo VNE
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói Hà Lan xin lỗi chưa đủ, doạ trừng phạt Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm nay cảnh báo Hà Lan, đồng thời lên án Thủ tướng Đức vì hành xử tương tự. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Ảnh: AFP Ông Erdogan hôm nay cho biết căng thẳng ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Hà Lan không thể lắng dịu với một lời xin lỗi, nói rằng Thổ...