‘Canh bạc’ đầu tư Bitcoin
Với sự tăng giá phi mã, Bitcoin đã thu hút giới đầu tư mạnh mẽ nhưng cũng bị đánh giá là đầy rủi ro như một ‘canh bạc’.
Tuần qua, tuy có những lúc trồi sụt nhưng giá Bitcoin vẫn luôn dao động ở mức khá cao, xấp xỉ 100.000 USD/coin. Tính từ đầu năm đến nay, giá Bitcoin đã tăng hơn 150%.
Từ luồng sinh khí cho Bitcoin…
Chỉ trong vài tuần sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, giá Bitcoin đã tăng hơn 50%, từ mức khoảng 67.000 USD lên 103.000 USD/coin. Yếu tố then chốt tạo nên cú hích này đến từ chiến thắng của ông Trump – người có quan điểm sẽ tạo điều kiện cho tiền ảo ( tiền mã hóa, tiền kỹ thuật số…) phát triển. Thêm vào đó, thị trường tiền ảo còn có thêm sự hứng khởi khi ông Trump bổ nhiệm một số nhân sự nắm giữ các vị trí quan trọng để thúc đẩy loại hình này.
Bitcoin vẫn bị xem là một loại hình tài sản có độ rủi ro cao. ẢNH: REUTERS
Mới nhất, trả lời truyền thông Mỹ ngày 13.12, ông Trump tái xác nhận ý định thiết lập một quỹ dự trữ chiến lược bằng Bitcoin như kho dự trữ dầu mỏ. Trả lời CNBC, ông khẳng định: “Sẽ làm điều gì đó tuyệt vời với tiền điện tử vì chúng tôi không muốn Trung Quốc, hoặc bất kỳ ai khác chiếm ưu thế”. Tại hội nghị về Bitcoin hồi tháng 7, ông từng tuyên bố sẽ tạo ra “dự trữ Bitcoin chiến lược” cho nước Mỹ và dự đoán Bitcoin có thể làm “lu mờ” thị trường vàng có giá trị vốn hóa khoảng 16.000 tỉ USD.
Video đang HOT
Liên quan vấn đề này, thượng nghị sĩ Cynthia Lummis (thuộc đảng Cộng hòa, Mỹ) vừa qua đã giới thiệu một dự luật lên quốc hội để đề xuất Mỹ mua 1 triệu Bitcoin trong 5 năm nhằm giúp giảm nợ công đang ở mức 35.000 tỉ USD.
Không riêng gì các chính trị gia Mỹ, một số nước cũng đã tính đến lập kho dự trữ Bitcoin. Tuần qua, có thông tin rò rỉ cho rằng các nhà lập pháp Nga đang thúc đẩy nước này tạo ra một quỹ dự trữ chiến lược Bitcoin. Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin ca ngợi Bitcoin như một sự thay thế cho các quỹ dự trữ ngoại tệ sau khi Moscow bị phương Tây phong tỏa nhiều tài sản vì tiến hành chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine. Tại khu vực Trung Mỹ, El Salvador từ năm 2021 đã trở thành quốc gia tiên phong dự trữ Bitcoin. Đến nay, El Salvador được cho là đã mua khoảng 5.900 Bitcoin và khoản dự trữ này đã sinh lời hơn 100 triệu USD.
…đến canh bạc rủi ro
Tuy nhiên, dù không khuyến nghị loại bỏ Bitcoin hay tiền ảo ra khỏi danh mục đầu tư, nhưng các chuyên gia tài chính cũng liên tục cảnh báo rủi ro về loại hình tài sản này.
Ngày 12.12, Blackrock đã công bố một báo cáo về đầu tư vào Bitcoin dựa trên các phân tích về rủi ro đầu tư. Đây là công ty tài chính hiện quản lý lượng tài sản lớn nhất thế giới với giá trị khoảng 11.500 tỉ USD và đang có các mô hình tiên phong về giao dịch gắn liền với Bitcoin.
Theo đó, Blackrock đánh giá nếu các nhà đầu tư có phương thức quản trị phù hợp và chấp nhận rủi ro thì có thể đưa Bitcoin vào danh mục đầu tư đa tài sản. Báo cáo của Blackrock cũng nhấn mạnh: “Các nhà đầu tư nên cảnh giác với rủi ro của Bitcoin”. “Cuối cùng, Bitcoin có thể vẫn không đạt được sự chấp nhận rộng rãi hơn. Và loại tiền ảo này có tính biến động và dễ bị bán tháo mạnh”, theo báo cáo trên. Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra rằng đã có những lúc mức độ lợi nhuận của Bitcoin gắn chặt hơn với cổ phiếu và các tài sản rủi ro khác. Điều này có nghĩa là giới đầu tư vẫn chưa thể xem Bitcoin như “một hàng rào bảo hiểm”. Qua đó, Blackrock khuyến nghị Bitcoin không nên chiếm quá 2% tỷ trọng trong danh mục đầu tư.
Thực tế, từ tháng 11.2021 – 12.2022, giá Bitcoin từng giảm từ 70.000 USD xuống còn 17.000 USD/coin. Chính vì thế, ngay cả khi Bitcoin tăng giá ở mức cao thì giới chuyên gia tài chính vẫn cảnh báo rủi ro “sụp hầm”.
CNN dẫn lời chuyên gia Trent Porter (Công ty tư vấn đầu tư Priority Financial Partners, Mỹ) nhấn mạnh: “Trước khi bạn đầu tư vào Bitcoin, hãy tự hỏi bản thân nếu nó giảm 50% hoặc hơn, thì liệu bạn có rơi vào hoàn cảnh khó khăn về tài chính hay không. Nếu câu trả lời là có, bạn nên xem xét lại”. Ông Porter cũng lưu ý rằng ngay cả khi rủi ro pháp lý của tiền điện tử giảm đi dưới thời của ông Trump thì điều đó không có nghĩa là rủi ro tổng thể của tiền điện tử thay đổi.
Tương tự, ông Mike Turi (nhà sáng lập Upbeat WealthTuri – công ty tư vấn đầu tư tại Mỹ) cũng đánh giá: “Bitcoin là một canh bạc hơn là một khoản đầu tư đáng tin cậy”. Chính vì thế, ông cho rằng khi đổ tiền vào Bitcoin thì nhà đầu tư cần xem đó là một rủi ro rất lớn. Cùng quan điểm với báo cáo của Blackrock, nhiều chuyên gia tài chính cũng cho rằng nên giữ Bitcoin ở tỷ trọng thấp trong danh mục đầu tư.
El Salvador đang 'ngồi' trên núi vàng nhưng chưa khai thác được?
Tổng thống El Salvador Nayib Bukele đang kêu gọi đảo ngược lệnh cấm khai khoáng sau khi tuyên bố nước này đang 'ngồi' trên núi vàng đích thực, mà theo nhà lãnh đạo có giá trị ước tính lên đến 3.000 tỉ USD.
Tổng thống El Salvador Nayib Bukele kêu gọi đảo ngược lệnh cấm khai khoáng để khai thác vàng. ẢNH: AFP
Tổng thống Bukele cho hay El Salvador đang sở hữu các mỏ vàng khổng lồ có thể thay đổi tương lai tài chính của quốc gia nhỏ bé với 6,4 triệu dân ở Trung Mỹ, theo AFP hôm 10.12.
Ông Bukele dẫn kết quả một cuộc nghiên cứu của đội ngũ tác giả không tiết lộ danh tính cam đoan rằng chỉ cần khai thác 4% số kim loại vàng dự trữ của nước này là đủ để bổ sung 131 tỉ USD, tương đương 380% GDP hiện tại, cho nền kinh tế trong nước.
"Chúng ta có khả năng đang sở hữu trữ lượng vàng lớn nhất thế giới nếu tính theo km 2", theo ông Bukele. "Nếu chúng ta sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, chúng ta có thể thay đổi kinh tế El Salvador trong một đêm", nhà lãnh đạo viết trên tài khoản X hồi cuối tháng 11.
Cách đây 7 năm, El Salvador xuất hiện trên các tiêu đề bản tin toàn cầu khi trở thành nước đầu tiên trên thế giới cấm toàn bộ hoạt động khai thác khoáng sản kim loại.
Lệnh cấm vào năm 2017 được thi hành sau cảnh báo về những hậu quả độc hại cho môi trường đến từ các hóa chất được sử dụng trong quá trình khai khoáng, như xyanua và thủy ngân.
Khi tranh cử tổng thống năm 2019, ông Bukele lên tiếng ủng hộ lệnh cấm khai khoáng. Tuy nhiên, sau khi đắc cử, Tổng thống Bukele liên tục phản đối lệnh cấm và thúc đẩy nỗ lực khai thác khoáng sản một cách "hiện đại, bền vững", theo hướng bảo vệ môi trường nhưng vẫn đảm bảo sử dụng được kho báu trong lòng đất của El Salvador.
Trong tuần này, ông Bukele một lần nữa đưa ra đề xuất khai thác vàng, nhưng nhanh chóng đối mặt áp lực từ bên phản đối.
Những người chỉ trích nhà lãnh đạo với lo ngại việc mở lại hoạt động khai khoáng có thể dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, trong bối cảnh hoạt động khai khoáng cần rất nhiều nước ngọt để xử lý, cũng như mối đe dọa đến từ hóa chất độc hại sử dụng trong quá trình này.
"Tổng thống khẳng định có thể thực hiện việc khai thác có trách nhiệm, nhưng hiện chưa có chứng cứ nào ủng hộ tuyên bố đó của ông", Tạp chí Newsweek hôm 10.12 dẫn lời ông Pedro Cabezas, thành viên Liên minh Trung Mỹ chống Khai khoáng (ACAFREMIN).
Nắng nóng gây chết người có thể tăng gấp 35 lần tại Mỹ, Mexico và Trung Mỹ Ngày 20/6, một nhóm nhà khoa học khí hậu quốc tế cho biết nắng nóng gây chết người bao trùm Mỹ, Mexico và Trung Mỹ gần đây có khả năng tăng gấp 35 lần do hiện tượng nóng lên toàn cầu. Người dân tránh nóng bên hồ tại Chicago, Mỹ, ngày 17/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN Trong nghiên cứu, nhóm nhà khoa học của World...