Canh bạc ẩn chứa nhiều hiểm họa khi Mỹ rút quân khỏi Syria (Phần 1)

Theo dõi VGT trên

Thế giới đang chứng kiến một “canh bạc” mới ở ẩn chứa nhiều hiểm họa đối với hòa bình và an ninh ở Châu Âu sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút quân khỏi Syria. Điều này, có thể biến Châu Âu thành chiến trường của Thế chiến III.

Nếu hai cuộc Thế Chiến từng đưa Mỹ tới vị thế cường quốc số 1 thế giới trong thế kỷ 20, thì theo toan tính của bộ máy chiến tranh ở Hoa Kỳ, Thế Chiến III nếu xảy ra sẽ làm cho nước Mỹ “vĩ đại trở lại” trong thế kỷ 21.

Canh bạc ẩn chứa nhiều hiểm họa khi Mỹ rút quân khỏi Syria (Phần 1) - Hình 1

Ông Donald Trump đã tuyên bố rút toàn bộ 2.000 quân Mỹ ra khỏi Syria với lý do đã đánh bại IS.

Ngày 19.12.2018, Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố sẽ rút toàn bộ 2.000 quân Mỹ ra khỏi Syria với lý do được ông giải thích rằng Hoa Kỳ đã đánh bại tổ chức khủng bố IS và giờ đây quân đội Mỹ không còn lý do gì để tiếp tục ở lại quốc gia này. Quyết định của Tổng thống Donald Trump khiến nhiều nghị sỹ quốc hội Mỹ và lãnh đạo một số nước đồng minh phải “choáng váng” và là một trong những lý do khiến Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đệ đơn từ chức. Vậy, điều gì ẩn giấu đằng sau quyết định gây tranh cãi này của ông Donald Trump?

Một quyết định gây tranh cãi trong và ngoài nước Mỹ

Quyết định của ông Donald Trump tuyên bố sẽ rút quân Mỹ ra khỏi Syria không nhận được sự ủng hộ không chỉ trong hàng ngũ đối lập mà ngay cả những nhân vật thân tín nhất của ông. Trước hết, phải kể tới Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton – người cách đây không lâu đã từng tuyên bố rằng quân đội Mỹ sẽ không rời khỏi Syria cho tới khi các lực lượng vũ trang Iran – đồng minh chí cốt của Tổng thống Syria Bashar al-Assad còn ở lại đất nước này. Chính vì thế, một trong số các biện pháp cấm vận Iran sau khi ông Donald Trump đưa Mỹ rút khỏi Thỏa thuận của Nhóm P5 1 (JCPOA) với Teheran là buộc Iran phải rút quân khỏi Syria.

Do bị sốc trước quyết định rút quân khỏi Syria của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đứng đầu Lầu Năm Góc, tướng James Mattis, đã viết một lá thư đầy tâm huyết gửi Donald Trump đề nghị ông tìm một bộ trưởng quốc phòng khác có cùng quan điểm với Nhà Trắng. Tướng James Mattis còn giải thích thêm rằng ông không thể tiếp tục phục vụ người đứng đầu Nhà Trắng không tôn trọng các đồng minh then chốt của Hoa Kỳ nhưng lại tỏ ra rất “hòa hiếu” với đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Mỹ là Nga. Truyền thông Mỹ coi quyết định từ chức của tướng James Mattis – một người can đảm và không ngại bày tỏ ý kiến của mình với tổng thống, là một “tai họa khủng khiếp” đối với các lợi ích của nước Mỹ.

Canh bạc ẩn chứa nhiều hiểm họa khi Mỹ rút quân khỏi Syria (Phần 1) - Hình 2

Sau quyết định của tổng thống Donald Trump, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã viết đơn xin từ chức.

Bộ trưởng Bộ ngoại giao Mike Pompeo và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cũng không ủng hộ quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút quân khỏi Syria. Các nhân vật có ảnh hưởng tại Thượng viện Mỹ như thượng nghị sĩ Lindsay Graham và lãnh đạo đa số của Đảng Cộng hòa tại thượng viện Mitch McConnell đều gọi quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút quân Mỹ khỏi Syria là một “sai lầm khủng khiếp”. Đồng minh then chốt của Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Trung Đông là Israel cũng tỏ ra bất mãn với quyết định của chủ nhân Nhà Trắng. Vì thế, hầu hết các phương tiện truyền thông của Mỹ có quan điểm tự do lẫn bảo thủ, đều phản đối quyết định của ông Donald Trump.

Vậy, ai là người cho rằng quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút quân khỏi Syria là đúng?

Trong cuộc họp báo lớn cuối năm 2018, Tổng thống Nga V.Putin nhận định rằng, quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút quân khỏi Syria là đúng theo nghĩa sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Syria là bất hợp pháp và không tuân theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về chống khủng bố nên trước sau gì cũng phải rút đi. Theo nghị quyết này, bất cứ ai muốn chống khủng bố trên lãnh thổ một quốc gia khác nhất thiết phải được quốc gia đó cho phép. Trong khi đó, chỉ có Nga và Iran được Tổng thống Syria Bashar al-Assad mời đưa lực lượng quân sự tới đất nước ông để chống khủng bố, còn Mỹ thì không. Hơn nữa, hiện nay IS đã bị đánh bại thì Mỹ không còn bất kỳ lý do nào ở lại Syria. Tổng thống Syria Bashar al-Assad cũng đã từng nhiều lần đề nghị Mỹ rút quân khỏi đất nước ông.

Ngoài ra, các lực lượng thuộc phái chống can thiệp trong chính giới Mỹ và những người theo “chủ nghĩa hiện thực ôn hòa” cũng cho rằng quyết định của ông Donald Trump rút quân khỏi Syria là đúng. Lãnh đạo phái theo “chủ nghĩa hiện thực ôn hòa”, ông Patrick Buchanan, cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện đúng lời hứa khi tranh cử của mình và đặc biệt là cam kết của ông “sẽ đánh bại IS để đưa quân Mỹ rút khỏi Syria”.

Tuy nhiên, nguyên nhân của mọi nguyên nhân khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump phải rút quân khỏi Syria là chấp nhận sự thất bại của chiến lược Đại Trung Đông của Mỹ sau Chiến Tranh Lạnh. Đương nhiên, không một ai trong chính giới ở Hoa Kỳ công khai nói ra hay công nhận sự thật đó. Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump gián tiếp công nhận sự thất bại này thì quyết định của ông rút quân Mỹ ra khỏi Syria có ý nghĩa lịch sử tương tự như quyết định của cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon rút quân khỏi Việt Nam.

Nhìn lại chiến lược Đại Trung Đông của Mỹ

Nhìn bề ngoài, cách giải thích hợp lý nhất về quyết định của ông Donald Trump rút quân khỏi Syria là do “Mỹ đã đánh bại IS”. Bởi từ năm 2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định thành lập liên minh chống IS ở Syria gồm hơn 60 nước do Mỹ đứng đầu, thì nay muốn rút quân khỏi Syria chỉ có thể giải thích là “Mỹ đã hoàn thành nhiệm vụ đánh bại IS”.

Tuy nhiên, cách giải thích này chỉ là sự gián tiếp công nhận thất bại của học thuyết “lãnh đạo từ phía sau” của Tổng thống Mỹ Barack Obama, theo đó Washington sử dụng “các lực lượng đối lập” mà nòng cốt là các tổ chức khủng bố để tiến hành cuộc chiến tranh địa chính trị sau Chiến Tranh Lạnh [1,2]. Trong đó, IS chính là sản phẩm mang nhãn hiệu “Made In USA”[3,4,5]. Tổ chức khủng bố al-Qaeda và IS là hai trong số các lực lượng xung kích được Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) sử dụng để tiến hành cuộc chiến tranh ủy nhiệm nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược toàn cầu trong Đề án Đại Trung Đông.

Video đang HOT

Canh bạc ẩn chứa nhiều hiểm họa khi Mỹ rút quân khỏi Syria (Phần 1) - Hình 3

Mỹ dùng vụ khủng bố 11.9 làm cái cớ để đưa quân vào Iraq, lật đổ chế độ của ông Saddam Hussein.

Trong Chiến Tranh Lạnh, CIA đã từng sử dụng các tổ chức khủng bố, trước hết là tổ chức khủng bố al-Qaeda, để tiến hành cuộc chiến tranh ủy nhiệm chống lại các lực lượng của Quân đội Liên Xô thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chính quyền cách mạng của Afghanistan. Sau Chiến Tranh Lạnh, do không còn “nguy cơ” từ phía Liên Xô, CIA dựng lên cái gọi là “nguy cơ có tính toàn cầu từ chủ nghĩa khủng bố” để biện minh cho sự tồn tại và mở rộng Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm tiếp tục chống phá Nga, không để cho Nga tồn tại như một cường quốc [6,7].

Thí dụ điển hình về việc CIA sử dụng khủng bố làm công cụ để thực hiện mục đích địa chính trị sau Chiến Tranh Lạnh là “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” do Mỹ và liên quân trong NATO tiến hành ở Afghanistan sau sự kiện 11.9.2001. Chỉ một ngày sau sự kiện này, trong khi chưa điều tra ai gây ra vụ khủng bố 11.9, Tổng thống Mỹ G.W.Bush đã ngay lập tức xác định tổ chức khủng bố al-Qaeda là thủ phạm trong sự kiện này và mượn cớ đó phát động “cuộc chiến tranh toàn cầu chống chủ nghĩa khủng bố” để tiêu diệt al-Qaeda – một tổ chức được CIA nuôi dưỡng và trang bị trong những năm 1980. Do đó, thực chất “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” là “cuộc thập tự chinh mới” sau Chiến Tranh Lạnh để thực hiện chiến lược Đại Trung Đông nhằm kiểm soát một vành đai địa chính trị giàu tài nguyên dầu mỏ và khí đốt kéo dài từ Trung Á tới Bắc Phi – Trung Đông (vùng MENA) [8,9].

Đề án Đại Trung Đông (The Greater Middle East Project) được soạn thảo dưới thời Tổng thống G.W.Bush là một trong những nội dung của chiến lược xây dựng trật tự thế giới mới của Mỹ sau Chiến Tranh Lạnh nhằm đẩy Nga và Trung Quốc ra khỏi khu vực có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với chiến lược toàn cầu của Washington. Để thực hiện Đề án Đại Trung Đông, Tổng thống Mỹ G.W.Bush đã phát động hai cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq nhằm sử dụng sức mạnh quân sự để thực hiện quá trinh “dân chủ hóa” các quốc gia ở khu vực này. Tuy nhiên, chủ trương này đã hoàn toàn thất bại [10-14].

Canh bạc ẩn chứa nhiều hiểm họa khi Mỹ rút quân khỏi Syria (Phần 1) - Hình 4

Phong trào Mùa xuân Arab.

Do đó, sau khi lên cầm quyền vào năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama có sự điều chỉnh chiến lược, theo đó Mỹ sẽ không trực tiếp can thiệp quân sự mà chuyển sang sử dụng phương thức “chiến tranh ủy nhiệm”. Thực hiện sự điều chỉnh chiến lược này, trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên tới Ai Cập sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố: “Mỹ và thế giới Hồi giáo là bạn và chúng ta sẽ bắt đầu sự khởi đầu mới”[15].

Năm 2010, Tổng thống Mỹ Barack Obama thực hiện sự “khởi đầu mới” đó bằng cách đưa Washington đứng đằng sau phát động phong trào “Mùa Xuân Arab”, trong đó họ sử dụng cái gọi là “các lực lượng đối lập ôn hòa” mà nòng cốt là các lực lượng Hồi giáo cực đoan và các tổ chức khủng bố, để lật đổ chính thể các nước trong khu vực, mở đầu từ Tunisia, sau đó đến Ai Cập, Libya và Syria [16-18].

Tổng thống Mỹ Barack Obama từng đánh giá “Mùa Xuân Arab” ở Bắc Phi – Trung Đông có ý nghĩa quan trọng tương tự như các biến động chính trị ở châu Âu đã từng dẫn tới sự tan rã hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và sẽ có tác động “vẽ lại bản đồ” khu vực địa chính trị cực kỳ quan trọng này.

Syria – chiến tuyến cạnh tranh chiến lược Mỹ-Nga

Trong làn sóng bạo loạn chính trị “Mùa Xuân Arab”, Syria là tâm điểm cạnh tranh địa chính trị giữa Mỹ và Nga. Đất nước này bắt đầu rơi vào vòng xoáy bạo lực từ ngày 15.03.2011, sau đó biến thành cuộc chiến tranh giữa một bên là lực lượng trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad với bên kia là “các lực lượng đối lập ôn hòa” được Mỹ và các nước đồng minh của họ trong và ngoài khu vực Trung Đông ủng hộ toàn diện.

Trong cuộc chiến ở Syria, Mỹ và đồng minh sử dụng cái gọi là “các lực lượng đối lập” để tiến hành “cuộc chiến tranh qua tay người khác” nhằm loại bỏ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, dựng lên chính quyền mới ở Damascus do Washington kiểm soát. “Lực lượng đối lập” được Mỹ và các đồng minh ủng hộ gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó đóng vai trò chủ yếu là hai tổ chức khủng bố thiện chiến nhất là al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông tự xưng, gọi tắt là ISIL (The Islamic State of Iraq and the Levant) [19,20].

Tuy nhiên, khác với Tunisia, Egyt hay Libya, sau khi Liên Xô bị giải thể, Syria vẫn thiết lập quan hệ hợp tác kỹ thuật – quân sự với Nga. Từ năm 2010, hai bên ký thỏa thuận hợp tác, theo đó Nga sẽ cung cấp vũ khí phòng thủ cho Syria, trong đó có nhiều loại vũ khí hiện đại như tên lửa phòng không S-300. Được sự ủng hộ về chính trị và hợp tác về quân sự, Syria không chỉ đứng vững trước các cuộc tấn công khủng bố mà còn có khả năng đánh bại chúng [21,22].

Canh bạc ẩn chứa nhiều hiểm họa khi Mỹ rút quân khỏi Syria (Phần 1) - Hình 5

Lính Mỹ và Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) gần biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ.

Đứng trước nguy cơ “cuộc chiến tranh ủy nhiệm” bị thất bại, tháng 8.2013 Mỹ dựng chuyện “Quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học” để mượn cớ đó mở đợt không kích ồ ạt vào Syria. Để hóa giải nguy cơ này, Tổng thống Syria Bashar al-Assad tuyên bố sẽ hủy bỏ toàn bộ kho vũ khí hóa học của nước này dưới sự kiểm chứng của LHQ. Chấp nhận đề xuất này, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết về vũ khí hóa học của Syria, theo đó bất kỳ quốc gia nào muốn can thiệp quân sự vào Syria với cớ quốc gia này sử dụng vũ khí hóa học thì nhất thiết phải được phép của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sau khi đã kiểm tra xác minh ai là thủ phạm [23,24].

Ngày 06.06.2014, ISIL bất ngờ mở cuộc tấn công ồ ạt trên lãnh thổ Syria và Iraq. Đến ngày 29.6.2014, ISIL tự tuyên bố thành lập cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo”, gọi tắt là IS (Islamic State), đặt thủ đô ở thành phố Raqqah của Syria. Trước tháng 6.2014, báo chí Phương Tây ra sức tuyên truyền rằng ISIL là “những chiến sỹ đấu tranh cho tự do và dân chủ ở Syria” [25-27]. Thế nhưng, từ ngày 29.06.2014, IS bỗng nhiên được bộ máy truyền thông Phương Tây dàn dựng thành tổ chức khủng bố “cực kỳ nguy hiểm”, còn Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố “IS là nguy cơ đối với an ninh quốc gia của Mỹ”. Mượn cớ đó, ngày 10.9.2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố thành lập liên minh quốc tế chống IS, theo đó Mỹ tiến hành không kích các mục tiêu của “khủng bố” trên lãnh thổ Syria và Iraq [28].

Trên thực tế, mượn cớ “chống IS”, liên quân do Mỹ chỉ huy đã tấn công tàn phá hạ tầng cơ sở kinh tế và quân sự của Syria, tạo điều kiện cho “các lực lượng đối lập” giành lại ưu thế trên chiến trường. Sau hơn 1 năm Mỹ đứng đầu liên quân tiến hành “chống khủng bố” ở Syria, các lực lượng khủng bố từ trong tình cảnh sắp bị Quân đội Syria đánh bại đã củng cố và phát triển về lực lượng và kiểm soát ngày càng nhiều lãnh thổ, đe dọa sự tồn vong của chính thể của Tổng thống Bashar al-Assad.

(còn tiếp)

Theo VietTimes

Một năm sóng gió trên nhiều mặt trận của Trung Quốc

Trung Quốc đã trải qua năm 2018 với nhiều sóng gió, từ những thách thức đối với Sáng kiến Vành đai và Con đường cho tới khó khăn của nền kinh tế và sự cảnh giác của cộng đồng quốc tế với Bắc Kinh.

Ngoại giao con thoi

Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng muốn khẳng định vị thế trên trường quốc tế, Chủ tịch Tập Cận Bình đã dẫn đầu những nỗ lực ngoại giao của Bắc Kinh thông qua hàng loạt chuyến thăm cấp cao trong năm 2018.

Một năm sóng gió trên nhiều mặt trận của Trung Quốc - Hình 1

Ông Donald Trump và ông Tập Cận Bình đạt được thỏa thuận "đình chiến thương mại" trong tiệc tối kết hợp làm việc bên lề hội nghị G20 ở Argentina. (Ảnh: Reuters)

Năm 2018, mối quan hệ giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump xảy ra mâu thuẫn do các vấn đề thương mại song phương giữa hai nước.

Tổng thống Trump đã quyết định khơi mào cuộc chiến thương mại với ông Tập bằng cách áp thuế đối với 50 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc hồi tháng 6 trước khi tung đòn áp thuế thứ hai nhắm tới 200 tỷ USD hàng hóa của Bắc Kinh. Sau đó, Trung Quốc cũng trả đũa bằng cách áp thuế lên 60 tỷ USD hàng hóa của Mỹ.

Ngoài thương mại, Mỹ và Trung Quốc cũng xung đột với nhau trên các mặt trận chiến lược. Mỹ áp lệnh trừng phạt đối với một đơn vị quân sự trọng yếu của Trung Quốc và hàng loạt cuộc chạm trán trên Biển Đông đã xảy ra, bao gồm một vụ áp sát nguy hiểm giữa hai tàu chiến vào cuối tháng 9.

Đầu tháng 9, ông Trump nói rằng ông Tập "không còn là bạn bè nữa", đồng thời chỉ trích việc Trung Quốc không gây sức ép với Triều Tiên. Ông chủ Nhà Trắng còn cáo buộc Bắc Kinh can thiệp vào bầu cử Mỹ.

Cuộc gặp duy nhất giữa ông Trump và ông Tập trong năm nay diễn ra bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina khi cả hai ăn tối cùng nhau hôm 1/12. Sau cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo nhất trí đình chiến thương mại trong vòng 90 ngày.

Sau nhiều năm căng thẳng trong quan hệ song phương, Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gặp nhau trong chuyến thăm của ông Abe tới Bắc Kinh. Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo Nhật Bản tới Trung Quốc trong 7 năm.

Mặc dù vẫn còn một số mâu thuẫn liên quan tới các tranh chấp hàng hải cũng như các vấn đề do lịch sử để lại, song hai nước vẫn ký một loạt các hợp đồng thương mại và nhiều thỏa thuận khác, bao gồm việc duy trì một đường dây nóng nhằm ngăn chặn các sự vụ trên biển Hoa Đông - nơi cả Nhật Bản và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền.

Một năm sóng gió trên nhiều mặt trận của Trung Quốc - Hình 2

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp gỡ ở Đại Liên (Trung Quốc) hôm 8/5. (Ảnh: Reuters)

Chủ tịch Tập Cận Bình đã gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Bắc Kinh hồi tháng 3. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Kim Jong-un kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2011. Trong chuyến thăm bí mật này, ông Kim đã để ngỏ khả năng phi hạt nhân hóa cũng như ý định đàm phán với Mỹ.

Ông Tập và ông Kim gặp nhau lần hai vào đầu tháng 5 ở thành phố Đại Liên, đông bắc Trung Quốc để trao đổi về tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

Hai nhà lãnh đạo Trung - Triều tiếp tục gặp nhau lần 3 vào ngày 19-20/6 ở Bắc Kinh ngay sau khi ông Kim Jong-un có cuộc gặp lịch sử với ông Donald Trump tại Singapore. Đây là dấu hiệu cho thấy Triều Tiên vẫn luôn trông cậy vào đồng minh Trung Quốc trong các cuộc đàm phán với Mỹ và Hàn Quốc.

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã có chuyến thăm kéo dài 5 ngày tới Bắc Kinh hồi tháng 8. Đây là chuyến thăm được kỳ vọng cao của nhà lãnh đạo Malaysia sau khi ông Mahathir dừng các dự án do Trung Quốc viện trợ, trị giá 22 tỷ USD, tại Malaysia sau khi đắc cử thủ tướng.

Vị thủ tướng 93 tuổi của Malaysia đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận khi cảnh báo về "phiên bản chủ nghĩa thực dân mới" trong cuộc họp báo với người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường. Tuy nhiên, ông Mahathir vẫn khẳng định rằng chính sách thân thiện của Malaysia với Trung Quốc không thay đổi và nước này vẫn hoan nghênh các khoản đầu tư từ Bắc Kinh.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã trải thảm đỏ đón Chủ tịch Tập Cận Bình khi nhà lãnh đạo Trung Quốc tới thăm Manila vào giữa tháng 11. Chuyến thăm này đã thắt chặt quan hệ song phương giữa Trung Quốc - Philippines và được ông Tập ca ngợi là "cầu vồng sau cơn mưa". Hai nhà lãnh đạo đã ký hàng loạt thỏa thuận hợp tác trên mọi lĩnh vực nhân chuyến thăm này.

Sóng gió "bủa vây" Trung Quốc

Một năm sóng gió trên nhiều mặt trận của Trung Quốc - Hình 3

Tuyến đường sắt Nairobi-Mombasa do Trung Quốc xây dựng tại châu Phi bị thua lỗ trầm trọng chỉ sau một năm vận hành. (Ảnh: SCMP)

2018 được đánh giá là một năm sóng gió với Trung Quốc cả ở trong nước lẫn quốc tế, trong đó đáng chú ý nhất là cuộc chiến thương mại với Mỹ.

2018 cũng được xem là một năm thách thức với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh khi hàng loạt quốc gia chỉ trích, thậm chí hủy bỏ những dự án trong khuôn khổ sáng kiến này. Nhiều nước nhận ra rằng các dự án của Trung Quốc đã bị đội giá lên gấp nhiều lần so với thực tế, không phục vụ cho nhu cầu phát triển thực sự của quốc gia tiếp nhận và đẩy những nước này vào bẫy nợ. Nói cách khác, các nước vay tiền Trung Quốc để phát triển dự án, còn Bắc Kinh mới là bên hưởng lợi.

Tại châu Phi, dự án đường sắt Nairobi-Mombasa đã bị thua lỗ nặng nề chỉ sau một năm đi vào hoạt động do hàng hóa vẫn được ưu tiên vận chuyển bằng xe tải trên đường bộ. Tại Sri Lanka, chính phủ nước này đã phải trao quyền quản lý cảng chiến lược Hambantota cho Trung Quốc trong 99 năm do không đủ khả năng trả nợ cho Bắc Kinh. Chính quyền Myanmar cũng đàm phán với Trung Quốc để giảm 80% quy mô dự án cảng nước sâu Kyauk Pyu, từ 7,2 tỷ USD theo giá ban đầu xuống còn 1,3 tỷ USD, nhằm tránh nguy cơ bị vỡ nợ.

Ngoài quyết định hủy các dự án do Trung Quốc hỗ trợ của tân Thủ tướng Malaysia, Thủ tướng Pakistan Imran Khan cũng xem xét lại dự án thuộc Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) trị giá 60 tỷ USD vì lo ngại không đủ khả năng trả nợ Bắc Kinh. Trong khi đó, chính phủ mới của Maldives đã lên kế hoạch rút khỏi hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc trong khi đang nợ Bắc Kinh khoản tiền tương đương 1/4 GDP.

Một năm sóng gió trên nhiều mặt trận của Trung Quốc - Hình 4

Hàng loạt quốc gia không chấp thuận để "gã khổng lồ" Huawei của Trung Quốc tham gia dự án phát triển mạng 5G do lo ngại an ninh. (Ảnh: Reuters)

Trong năm qua, ngày càng nhiều nước phương Tây cảnh giác với các tập đoàn của Trung Quốc, đặc biệt là các tập đoàn nhà nước, do lo ngại vấn đề an ninh cũng như gián điệp thương mại. Các tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc như ZTE hay Huawei đều vấp phải sự nghi ngại từ nhiều nước. Hàng loạt quốc gia đã không cho phép các tập đoàn này tham gia vào các dự án phát triển mạng 5G.

Nền kinh tế Trung Quốc cũng xuất hiện nhiều vấn đề bất ổn trong năm 2018. Mức nợ của Trung Quốc hiện ở mức cao, ước tính gấp 3 lần so với GDP, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ khủng hoảng. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng cũng chậm khi các số liệu sơ bộ cho thấy nhiều tỉnh không đạt được chỉ tiêu GDP hàng năm. Trong khi đó, sức ép giảm lạm phát tăng lên do nhu cầu của người tiêu dùng và các nhà đầu tư thấp hơn so với dự kiến.

Trong bối cảnh phải đối mặt với sự quay lưng của nhiều nước, trong đó có cả những đối tác thân cận, và cả những khó khăn từ trong nước, Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là sẽ phải sử dụng các quân bài chiến lược một cách hiệu quả. Những thất bại từ Sáng kiến Vành đai và Con đường, những thách thức của nền kinh tế và cả những góc nhìn tiêu cực từ cộng đồng quốc tế đang đặt ra cho Trung Quốc một bài toán khó và cũng không dễ để có thể đoán được rằng Bắc Kinh sẽ làm gì trong thời gian tới.

Thành Đạt

Theo Dantri/SCMP

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nhật Bản cảnh báo về siêu động đất có thể khiến 300.000 người chếtNhật Bản cảnh báo về siêu động đất có thể khiến 300.000 người chết
18:48:58 31/03/2025
Bí ẩn về "tháp ma" bỏ hoang gần 30 năm ở Bangkok vẫn đứng vững sau động đấtBí ẩn về "tháp ma" bỏ hoang gần 30 năm ở Bangkok vẫn đứng vững sau động đất
07:16:40 01/04/2025
Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng ho ra máuNga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng ho ra máu
19:11:33 01/04/2025
Cách tâm chấn hơn 1.000km, tại sao tòa nhà 34 tầng vẫn bị đổ sập?Cách tâm chấn hơn 1.000km, tại sao tòa nhà 34 tầng vẫn bị đổ sập?
18:40:57 31/03/2025
Người dân đánh trống, livestream phản đối khai thác cát trên sông LamNgười dân đánh trống, livestream phản đối khai thác cát trên sông Lam
21:03:38 01/04/2025
Tỷ phú Bill Gates cảnh báo AI thay thế nhiều bác sĩ, giáo viênTỷ phú Bill Gates cảnh báo AI thay thế nhiều bác sĩ, giáo viên
21:42:59 31/03/2025
Sống sót sau 60 giờ mắc kẹt dưới đống đổ nát sau động đất ở MyanmarSống sót sau 60 giờ mắc kẹt dưới đống đổ nát sau động đất ở Myanmar
21:49:59 31/03/2025
Thảm kịch động đất tại Myanmar: Nghĩa trang đầy thi thể, mùi tử khí bao trùmThảm kịch động đất tại Myanmar: Nghĩa trang đầy thi thể, mùi tử khí bao trùm
19:16:22 01/04/2025

Tin đang nóng

Kim Soo Hyun - Kim Sae Ron "1 trời 1 vực" khi đối mặt dàn phóng viên: "Bản lĩnh đàn ông đâu cả rồi?"Kim Soo Hyun - Kim Sae Ron "1 trời 1 vực" khi đối mặt dàn phóng viên: "Bản lĩnh đàn ông đâu cả rồi?"
19:38:37 01/04/2025
Công an điều tra vụ hành hung bác sĩ sau câu nói "mày biết tao là ai không"Công an điều tra vụ hành hung bác sĩ sau câu nói "mày biết tao là ai không"
20:07:20 01/04/2025
NSND Thanh Tuấn đã tỉnh, NSND Lệ Thủy vui mừng xúc độngNSND Thanh Tuấn đã tỉnh, NSND Lệ Thủy vui mừng xúc động
19:46:12 01/04/2025
Phim Việt đỉnh nhất hiện tại gây bão MXH ngay khi vừa ra mắt bị so sánh, nam chính nói điều khiến ai cũng phụcPhim Việt đỉnh nhất hiện tại gây bão MXH ngay khi vừa ra mắt bị so sánh, nam chính nói điều khiến ai cũng phục
19:48:39 01/04/2025
Nóng nhất Weibo hôm nay: "Lưỡi của Kim Soo Hyun bị gì vậy?"Nóng nhất Weibo hôm nay: "Lưỡi của Kim Soo Hyun bị gì vậy?"
19:34:49 01/04/2025
Chồng cũ tới tham dự đám cưới, tôi bất ngờ khi thấy anh bật khóc lúc đôi bên trao nhẫn: Phản ứng của chú rể khiến tôi mãn nguyệnChồng cũ tới tham dự đám cưới, tôi bất ngờ khi thấy anh bật khóc lúc đôi bên trao nhẫn: Phản ứng của chú rể khiến tôi mãn nguyện
22:22:43 01/04/2025
Công ty của Kim Soo Hyun khánh kiệt tới mức ngưng cả dịch vụ vệ sinh?Công ty của Kim Soo Hyun khánh kiệt tới mức ngưng cả dịch vụ vệ sinh?
21:58:51 01/04/2025
Cặp đôi phim giả tình thật hot nhất mỗi mùa Cá tháng Tư: Nàng sexy hút hồn, chàng nổi danh cả châu ÁCặp đôi phim giả tình thật hot nhất mỗi mùa Cá tháng Tư: Nàng sexy hút hồn, chàng nổi danh cả châu Á
23:28:16 01/04/2025

Tin mới nhất

Mỹ đảo ngược chính sách về châu Âu

Mỹ đảo ngược chính sách về châu Âu

05:29:53 02/04/2025
Từ những lời chỉ trích gay gắt về gánh nặng chi phí quốc phòng cho đến sự xích lại gần hơn với đối thủ Nga, Mỹ dường như đang đánh giá lại các cam kết an ninh truyền thống của mình đối với châu Âu.
Chủ tịch EC ra cảnh báo cứng rắn đáp trả thuế quan với Mỹ

Chủ tịch EC ra cảnh báo cứng rắn đáp trả thuế quan với Mỹ

05:28:13 02/04/2025
Phát biểu tại Nghị viện châu Âu ở thành phố Strasbourg của Pháp, bà Von der Leyen nhấn mạnh EU không nhất thiết muốn trả đũa nhưng sẵn sàng bảo vệ người dân và sự thịnh vượng của khối.
Nổ tại xưởng sản xuất pháo ở Ấn Độ làm 18 người tử vong

Nổ tại xưởng sản xuất pháo ở Ấn Độ làm 18 người tử vong

05:25:21 02/04/2025
Các báo cáo cho biết ngoài lính cứu hỏa còn khoảng 200 nhân viên cứu hộ, gồm nhân viên của thành phố, cảnh sát và chính quyền địa phương, đang có mặt tại hiện trường.
Triển vọng Nga và Phần Lan bình thường hóa quan hệ

Triển vọng Nga và Phần Lan bình thường hóa quan hệ

05:23:20 02/04/2025
Phần Lan có chung đường biên giới dài 1.300 km với Nga. Phần Lan đã gia nhập NATO năm 2023, sự kiện mà vào thời điểm đó Moskva coi là "sai lầm lịch sử và nguy hiểm".
Động đất tại Myanmar: Vai trò đặc biệt của đội chó cứu hộ

Động đất tại Myanmar: Vai trò đặc biệt của đội chó cứu hộ

05:21:06 02/04/2025
Ông Chukaew chia sẻ: "Những đứa trẻ bị thất lạc gia đình đã đến bên hai chú chó của chúng tôi trong giờ nghỉ. Bọn trẻ đến chơi với những chú chó của chúng tôi, ngay cả khi vết thương ở đầu của chúng vẫn còn nhìn thấy rõ .
Nga tăng cường phục kích vào hậu cần Ukraine

Nga tăng cường phục kích vào hậu cần Ukraine

22:00:09 01/04/2025
Máy bay không người lái (UAV) có kết nối cáp quang đang trở thành một công cụ hiệu quả để quân đội Nga tổ chức phục kích trên các tuyến đường tiếp tế của lực lượng Ukraine.
Mỹ có động thái mới ngay trước thềm ông Trump áp đợt thuế lớn nhất

Mỹ có động thái mới ngay trước thềm ông Trump áp đợt thuế lớn nhất

21:42:32 01/04/2025
Mỹ vừa công bố báo cáo về rào cản thương mại của các nước, chỉ 2 ngày trước khi Tổng thống Trump công bố về các chính sách thuế nhập khẩu đối ứng.
"Lá bài" trừng phạt của ông Trump có đủ gây sức ép với Nga?

"Lá bài" trừng phạt của ông Trump có đủ gây sức ép với Nga?

21:40:23 01/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ áp thuế lên dầu khí Nga nếu Moscow không hướng tới lệnh ngừng bắn với Ukraine nhưng các chuyên gia hoài nghi về mức độ hiệu quả của lá bài này.
Số người chết do động đất ở Myanmar vượt 2.700

Số người chết do động đất ở Myanmar vượt 2.700

21:30:40 01/04/2025
Số người thiệt mạng do động đất ở Myanmar tiếp tục tăng nhanh, trong khi người sống sót đối mặt với điều kiện sống thiếu thốn, khắc nghiệt.
Thăm dò: Nhiều người Mỹ không ủng hộ chính sách thuế quan của ông Trump

Thăm dò: Nhiều người Mỹ không ủng hộ chính sách thuế quan của ông Trump

21:20:04 01/04/2025
Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy phần lớn người Mỹ được hỏi trả lời rằng họ không đồng tình với các chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump, theo The Hill.
ISW: Khó nhất trí về lệnh ngừng bắn hoàn toàn ở Ukraine trong 3 tuần tới

ISW: Khó nhất trí về lệnh ngừng bắn hoàn toàn ở Ukraine trong 3 tuần tới

21:06:52 01/04/2025
Các nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) cho rằng Mỹ, Ukraine và Nga khó có thể nhất trí về lệnh ngừng bắn hoàn toàn trong 3 tuần tới.
Phát hiện bất thường tại tòa nhà 30 tầng ở Bangkok trước khi sập

Phát hiện bất thường tại tòa nhà 30 tầng ở Bangkok trước khi sập

20:58:45 01/04/2025
Giới chức trách Thái Lan đã phát hiện ra những bất thường trong quá trình xây dựng tòa nhà 30 tầng ở Bangkok trước khi công trình này bị sập do động đất hôm 28/3.

Có thể bạn quan tâm

Bố chồng gia trưởng, soi mói tôi từng tý còn em dâu lại được cưng như trứng mỏng, biết lý do tôi rớt nước mắt

Bố chồng gia trưởng, soi mói tôi từng tý còn em dâu lại được cưng như trứng mỏng, biết lý do tôi rớt nước mắt

Góc tâm tình

05:18:49 02/04/2025
Tôi đã từng nghĩ, chỉ cần sống tốt, cư xử chân thành, cố gắng làm tròn bổn phận làm dâu, làm con...thì sớm muộn gì cũng sẽ được ghi nhận. Nhưng có lẽ... tôi đã nhầm.
Lukaku chinh phục Napoli

Lukaku chinh phục Napoli

Sao thể thao

23:45:10 01/04/2025
Sau thời gian dài vật lộn với những vấn đề thể lực, Lukaku vượt qua những thử thách khắc nghiệt, vươn tới cột mốc 400 bàn thắng trong sự nghiệp, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hành trình chinh phục bóng đá của mình.
Mỹ nam là món quà cuối cùng mà ông trời dành cho nhân gian

Mỹ nam là món quà cuối cùng mà ông trời dành cho nhân gian

Hậu trường phim

23:34:49 01/04/2025
Nam diễn viên chinh phục khán giả không chỉ bởi ngoại hình hào hoa. Nhân cách, tài năng của anh cũng khiến công chúng ngưỡng mộ.
Cận cảnh nhan sắc hiện tại của mỹ nhân từng đánh bại Song Hye Kyo, Jisoo để trở thành "nữ diễn viên đẹp nhất Hàn Quốc"

Cận cảnh nhan sắc hiện tại của mỹ nhân từng đánh bại Song Hye Kyo, Jisoo để trở thành "nữ diễn viên đẹp nhất Hàn Quốc"

Phong cách sao

23:32:17 01/04/2025
Ở tuổi 30, Chae Soo Bin sở hữu nhan sắc nổi bật với làn da trắng mịn không tì vết, đôi mắt to tròn long lanh và nụ cười ngọt ngào làm tan chảy trái tim người đối diện.
Sao Việt nổ toàn tin sốc trong hôm nay: Đoàn Thiên Ân và dàn hậu phát tin vui mệt nghỉ, 1 diễn viên thông báo mang thai với chồng ngoại quốc

Sao Việt nổ toàn tin sốc trong hôm nay: Đoàn Thiên Ân và dàn hậu phát tin vui mệt nghỉ, 1 diễn viên thông báo mang thai với chồng ngoại quốc

Sao việt

23:22:16 01/04/2025
Các sao Việt như Hoa hậu Đoàn Thiên Ân, Bùi Quỳnh Hoa, Ngọc Châu, Á hậu Quỳnh Anh... liên tục tung tin chấn động về bản thân, tạo ra những chiêu trò hài hước khiến cư dân mạng đứng ngồi không yên.
Trịnh Công Sơn và người định mệnh một đĩa cơm chia hai, cùng ngủ trên tờ báo cũ nhàu nát

Trịnh Công Sơn và người định mệnh một đĩa cơm chia hai, cùng ngủ trên tờ báo cũ nhàu nát

Nhạc việt

22:59:02 01/04/2025
Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.
'Mật vụ phụ hồ' cấm khán giả dưới 18 tuổi, đối đầu trực tiếp bom tấn 'Địa đạo'

'Mật vụ phụ hồ' cấm khán giả dưới 18 tuổi, đối đầu trực tiếp bom tấn 'Địa đạo'

Phim âu mỹ

22:27:09 01/04/2025
Phim hành động Mật vụ phụ hồ có sự tham gia của Jason Statham sẽ ra rạp cùng ngày với bom tấn lịch sử Địa đạo của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên.
Hai thanh niên chủ mưu gây ra 9 vụ cướp ở Bình Dương

Hai thanh niên chủ mưu gây ra 9 vụ cướp ở Bình Dương

Pháp luật

22:01:54 01/04/2025
Chưa đầy nửa tháng, Bảo và Đan cùng những người khác gây ra 9 vụ cướp tại khu vực TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) để lấy tiền tiêu xài.