Cảng xuất khẩu ô tô lớn nhất châu Âu thiếu lái xe trung chuyển
Sự chậm trễ trong khâu trung chuyển ô tô lên tàu tại một trong những cảng lớn nhất châu Âu ảnh hưởng đến giao hàng của BMW, Stellantis, Tesla.
Theo CNBC ngày 9/11/2022, việc thiếu tài xế để di chuyển ô tô lên tàu, đã dẫn đến tình trạng bế tắc tại cảng Bremerhaven của Đức, một trong những cửa ngõ xuất nhập khẩu ô tô lớn nhất thế giới.
Điều đó đang gây ra sự ách tắc lưu thông cho các nhà sản xuất ô tô như BMW, Stellantis, Renault, Tesla và Volvo.
Xe Mazda xuống từ tàu Ro-Ro NOCC Atlantic ở cảng Bremerhaven (Đức)
Andreas Braun, một chuyên gia logistics nói với CNBC: “Những sự ách tắc này gây thiệt hại rất lớn, BMW đã bị chậm giao hàng ba tháng, những chiếc xe nằm phơi trong bãi chờ lên tàu”.
Video đang HOT
Cảng Bremerhaven của Đức là cảng lớn thứ tư tại Châu Âu về container nhưng là cảng đứng đầu về vận chuyển ô tô.
Trung bình mỗi năm, cảng Bremerhaven luân chuyển 1,7 triệu ô tô đến và rời khỏi Châu Âu, nhưng vài tháng nay bị thiếu các tài xế lái xe đầu kéo, cũng như thiếu trầm trọng các tài xế trung chuyển, dẫn đến tình trạng ách tắc nghiêm trọng.
Hiện nay, việc đưa xe hơi lên/xuống các tàu chuyên dùng tại cảng vẫn cần hàng trăm tài xế làm việc gần như 24/7 để đảm bảo những chiếc xe được xếp đúng quy tắc, cả trên tàu lẫn trên mặt đất.
Ngoài ra, một lý do nữa là không có đủ đội tàu Ro-Ro vượt đại dương có thể đáp ứng nhu cầu giao hàng cho các hãng xe, khiến các hãng tàu đã phải đưa ra những quyết định khó khăn.
Ví dụ, hãng tàu Wallenius Wilhelmsen đã từ chối các vận đơn giao hàng ô tô xuất khẩu sang Mỹ từ cảng Bremerhaven (Đức) trong tháng 10 và tháng 11 này.
Điều đó có thể tiếp tục đến tháng 12, nếu tình hình tại cảng Bremerhaven không được cải thiện.
Theo chuyên gia Andreas Braun: “Thật không may cho người tiêu dùng, sự thiếu hụt tài xế ở cảng có thể ảnh hưởng đến giá xe ở đại lý, theo đúng quy luật cung cầu”.
Indonesia tiếp tục là thị trường xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào Việt Nam
Trong tháng 9/2022, Việt Nam tiếp tục nhập khẩu nhiều ô tô từ Indonesia hơn Thái Lan, nâng tổng số xe từ đầu năm lên 47.783 chiếc.
Theo báo cáo sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 9/2022, cả nước nhập khẩu khoảng 18.300 ô tô các loại. Trong đó, Indonesia dẫn đầu với 9.314 xe, nâng tổng số xe nhập khẩu từ nước này vào Việt Nam từ đầu năm lên 47.783 chiếc.
Ô tô nhập khẩu Indonesia duy trì số lượng cao hơn Thái Lan
Với số lượng ô tô nhập khẩu kể trên, Indonesia gia tăng khoảng cách với Thái Lan, để tiếp tục nắm giữ vị trí quốc gia xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào Việt Nam từ đầu năm 2022. Vị trí này Indonesia mới chỉ dành được từ tháng 8/2022. Từ tháng 7 trở về trước, Thái Lan vẫn là quốc gia xuất khẩu ô tô vào Việt Nam nhiều nhất.
Trong tháng 9/2022, Thái Lan xếp sau Indonesia, xuất khẩu 7.102 ô tô vào Việt Nam. Cộng dồn từ đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu 44.850 ô tô nguyên chiếc từ Thái Lan. Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 3 với 1.347 xe, cộng dồn từ đầu năm đạt 14.515 chiếc.
Đáng chú ý, số lượng xe từ Indonesia, Thái Lan và Trung Quốc chiếm tới 97% tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 9/2022. Các quốc gia được thống kê còn lại như Nga, Ấn Độ, Đức, Hàn Quốc... chỉ chiếm gần 3%.
Mitsubishi Xpander và Toyota Veloz Cross là bộ đôi ô tô nhập khẩu Indonesia bán chạy nhất hiện nay
Hiện 10 mẫu xe bán tốt nhất thị trường ngoài 7 chiếc sản xuất lắp ráp trong nước thì phần lớn được nhập khẩu từ Indonesia như Mitsubishi Xpander hay Toyota Veloz Cross. Chỉ có Toyota Corolla Cross nhập khẩu từ Thái Lan.
Bước sang tháng 10, tuy chưa có số lượng thống kê song theo báo cáo mới nhất, cả nước đã nhập khẩu 6.768 xe, giảm khoảng 15% so với cùng kỳ tháng 9.
Luật giảm lạm phát cản bước các hãng muốn bán xe điện vào Mỹ Dự luật Giảm lạm phát (IRA) của Mỹ cho phép Chính phủ nước này tài trợ đến 7.500 USD cho mỗi xe điện được sản xuất lắp ráp tại Mỹ. Chính phủ nhiều nước xuất khẩu ô tô vào Mỹ đang than phiền về chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại nếu dự luật Giảm lạm phát (IRA) của Mỹ được thông qua,...