Cảng vụ Hàng hải Thanh Hoá: Bổ nhiệm lãnh đạo bằng… công văn hỏa tốc
11 doanh nghiệp (DN) vận tải biển (VTB) thuộc Hiệp hội VTB Thanh Hoá và Hiệp hội Vận tải biển Diêm Điền (Thái Bình) đã đồng loạt làm đơn gửi Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, tố cáo hành vi nhũng nhiễu, “ăn tiền” trắng trợn của một số lãnh đạo Cảng vụ Hàng hải Thanh Hoá.
Tức nước vỡ bờ
Đơn kiến nghị của 11 DN VTB tố ông Nguyễn Duy Dũng – trong thời gian làm Giám đốc (GĐ) Cảng vụ Hàng hải Thanh Hoá – đã nhiều lần có hành vi gây trở ngại cho các DN VTB, để trục lợi. Cụ thể, ông Dũng đã chỉ đạo ông Lê Quang Trung – nguyên Trưởng đại diện Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa tại Nghi Sơn (hiện ông Trung làm Phó GĐ Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa) – thu trái quy định đối với tàu vận tải Thành Hưng 45 (thuộc Cty TNHH VTB Thành Hưng) 20 triệu đồng, tàu Đại Lộc 27 (thuộc Cty TNHH VTB Sơn Hải) số tiền 10 triệu đồng, tàu Ánh Khắc 36 (thuộc Cty THHH dịch vụ thương mại Khắc Ánh) 30 triệu đồng… Tương tự, Hiệp hội VTB Diêm Điền (Thái Bình) cũng có đơn tố những sai phạm của cảng vụ này. Theo đó, 2 năm gần đây, Cảng vụ Nghi Sơn (thuộc Cảng vụ Hàng hải Thanh Hoá) “gây rất nhiều phiền phức, nhũng nhiễu đòi tiền mãi lộ tàu 2.000 tấn: 6 triệu đồng, 3.000 tấn: 7-8 triệu đồng, không có biên lai. Nếu không đưa tiền, cán bộ cảng vụ xếp giấy tờ để bàn bỏ đi ra ngoài không có ý kiến gì… mặc dù hàng hoá đã xong, thời tiết tốt cần phải chạy ngay nhưng cán bộ thì không quan tâm, không biết”…
Chủ tịch Hiệp hội VTB Thanh Hoá – ông Phạm Duy Mạnh – khẳng định, sẵn sàng đối chất và có người làm chứng việc nhận tiền của cán bộ Cảng vụ Hàng hải Thanh Hoá.
Video đang HOT
Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Duy Dũng – nguyên GĐ Cảng vụ Hàng hải Thanh Hoá – cho rằng, cần phải có sự xác minh của cơ quan thanh tra. Khi ông đương nhiệm, chưa bao giờ nhận được những phản ánh bằng văn bản cụ thể từ DN như thế này. PV cũng đã liên hệ với ông Lê Quang Trung – Phó GĐ Cảng vụ Hàng hải Thanh Hoá – để thông tin hai chiều, nhưng ông Trung lấy lý do đang bị bệnh, từ chối làm việc. Hiện thanh tra Cục Hàng hải VN đang tiến hành thanh tra theo đơn kiến nghị trên. Trả lời PV Báo Lao Động, ông Phạm Văn Hà – trưởng đoàn thanh tra – cho hay, ông đã gặp gỡ, trao đổi với những người liên quan. Nếu xác định đúng như đơn kiến nghị, sẽ xử lý nghiêm theo chỉ đạo của cục trưởng.
“Cuộc chiến” bổ nhiệm
Ngày 20.10, khi có đơn kiến nghị trên gửi Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng và Cục trưởng Cục Hàng hải VN Nguyễn Nhật, ngày 21.10, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Cục Hàng hải Việt Nam – ông Nguyễn Hữu Lộc – đã ký Công văn hoả tốc số 4401/CHHVN-TCCB gửi Cảng vụ Hàng hải Thanh Hoá. Công văn này thông báo cho lãnh đạo và cấp uỷ Đảng Cảng vụ Hàng hải Thanh Hoá biết chủ trương của lãnh đạo Cục Hàng hải VN đã thống nhất bổ nhiệm ông Nguyễn Duy Dũng giữ chức Phó Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Thanh Hoá. Công văn hoả tốc đồng thời đề nghị Cảng vụ Hàng hải Thanh Hoá có ý kiến bằng văn bản gửi về Cục Hàng hải Việt Nam.
Cùng ngày, tập thể lãnh đạo Cảng vụ Hàng hải Thanh Hoá đã họp thực hiện công văn hoả tốc. Kết quả, có 6/7 (85%) thành viên bỏ phiếu đồng ý thống nhất với chủ trương của lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam. Tuy nhiên, ngay sau đó, ông Dũng lại được điều về Văn phòng cục do nội bộ Cảng vụ Thanh Hoá hiện đang có nhiều vấn đề liên quan đến ông Dũng.Nhưng, hiện ông Dũng đang xin nghỉ phép 1 tháng.
Theo LDO
Chủ tịch Quốc hội: "Phải tỉnh táo, rất nóng mà rất lạnh trong tình hình này"
Trong kỳ họp Quốc hội thứ 7 bắt đầu vào tuần tới, Quốc hội sẽ nghe báo cáo về tình hình Biển Đông, trong đó có việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 tại trên vùng biển của Việt Nam.
Thảo luận về nội dung chuẩn bị cho kỳ họp tại UB Thường vụ Quốc hội chiều 16/5, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, báo cáo về tình hình biển Đông của Chính phủ được bố trí trình bày ngay trong buổi chiều ngày khai mạc kỳ họp (thứ 3, ngày 20/5). Sau khi nghe báo cáo tại hội trường, các đại biểu sẽ có thời gian thảo luận về nội dung này tại phiên họp tại đoàn đại biểu Quốc hội.
Tán thành với nội dung đề xuất, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, sau khi nghe báo cáo và thảo luận thì ý kiến của Quốc hội như thế nào sẽ được tiếp tục bàn tiếp.
"Tình hình này đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo, rất nóng nhưng cũng phải rất lạnh. Làm sao vừa đấu tranh kiên quyết để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng, vừa kiên quyết đấu tranh để giữ gìn được hòa bình" - ông Hùng nói.
Kỳ họp thứ 7 dự kiến kéo dài hơn 1 tháng với 28 ngày làm việc chính thức. Kỳ họp được đánh giá có rất nhiều nội dung với 10 dự án luật dự kiến được thông qua, 17 dự án luật khác cần cho ý kiến lần đầu, trong đó có nhiều luật về tổ chức các cơ quan nhà nước để phù hợp với Hiến pháp mới.
Nội dung xem xét, thông qua Nghị quyết về việc xây dựng, triển khai chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 sẽ được rút khỏi kỳ họp thứ 7 để các cơ quan soạn thảo và thẩm tra có thêm thời gian tiếp tục chuẩn bị, hoàn thiện đề án trình Quốc hội tại một kỳ họp sau.
P.Thảo
Theo Dantri
Chế độ tập sự cán bộ lãnh đạo, quản lý phải gắn với quy hoạch Chiều 24-3, tại Trụ sở Chính phủ, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng đã chủ trì cuộc họp về Đề án thí điểm chế độ tập sự cán bộ lãnh đạo, quản lý. Dự thảo Đề án của Bộ Nội vụ đưa ra thời gian tập sự là 12-24 tháng từ cấp Thứ trưởng đến cấp...