Căng với phương Tây, Putin muốn ‘xoay trục’ châu Á?
Putin đã yêu cầu thành lập một đặc khu kinh tế ở vùng Viễn Đông trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ với châu Á.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu thành lập một đặc khu kinh tế ở vùng Viễn Đông, một phần trong nỗ lực to lớn nhằm tăng cường hội nhập kinh tế của Moscow trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo truyền thông Nga, điện Kremlin công bố sắc lệnh của Putin trên trang web của họ đợt giữa tháng 4 vừa qua. Văn bản này đề cập “Theo sự hướng dẫn trước đây của Tổng thống Liên bang Nga, một đặc khu kinh tế (SEZ) theo loại hình công nghiệp đã được tạo ra tại Vladivostok và cấp kinh phí cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp”. Trong sắc lệnh của mình, ông Putin nói rằng SEZ nên được xây dựng trong tháng Sáu năm nay.
Vladivostok là một thành phố lớn ở vùng Viễn Đông của Nga, gần biên giới của Moscow với Trung Quốc và Triều Tiên. Đây là cảng lớn nhất của Nga ở Thái Bình Dương, và cũng là nơi lưu trú của Hạm đội Hải quân Nga tại Thái Bình Dương. Thành phố này cũng là một trung tâm kinh tế lớn của Nga và tạo thuận lợi cho quan hệ kinh tế của Moscow với khu vực châu Á -Thái Bình Dương.
Tổng thống Putin muốn đẩy mạnh xoay trục châu Á? Ảnh: AP
Theo truyền thông Chính phủ Trung Quốc, Nga hiện có 28 đặc khu kinh tế trên cả nước. Sáu trong số các đặc khu kinh tế “là khu công nghiệp và sản xuất, năm trong số đó là khu công nghệ và sáng tạo, 14 là dành cho khách du lịch và các mục đích giải trí và ba khu cảng”.
Bài viết cũng phân tích: “Cư dân của đặc khu kinh tế được hưởng ưu đãi về thuế, giao thông hiện đại, xã hội, hải quan và cơ sở hạ tầng khác, một chế độ thương mại tự do, giảm các rào cản hành chính, chính sách ưu đãi với nhân viên có trình độ, chế độ nhập cư đơn giản và nhiều ưu đãi khác.”
Việc thành lập SEZ ở Vladivostok là một phần trong nỗ lực của Nga để thúc đẩy quan hệ kinh tế với khu vực châu Á Thái Bình Dương khi quan hệ của Nga với phương Tây đang gián đoạn vì cuộc khủng hoảng ở Ukraina. Đầu năm nay, Nga đã mở rộng Bộ phụ trách vùng Viễn Đông.
Video đang HOT
Sau nhiều năm đàm phán bị bế tắc vì Luật trách nhiệm dân sự của Ấn Độ, mới đây hai nước đã ký một thỏa thuận hạt nhân quan trọng. Tiếp đó, Ngoại trưởng Ấn Độ Sujatha Singh cũng đến Nga để củng cố mối quan hệ song phương mạnh mẽ. Ấn Độ phần lớn đã ủng hộ Nga trong cuộc khủng hoảng Crưm.
Mối quan hệ của Nga với Trung Quốc cũng đã tăng cường đáng kể trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng Ukraina. Theo báo cáo trước đó, ông Putin trên lý thuyết đã đồng ý bán hệ thống phòng không và tên lửa tiên tiến nhất cho Trung Quốc. Hệ thống sẽ nâng cao đáng kể vị thế của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ với các nước như Nhật Bản.
Một tin tức quan trọng không kém, sau khoảng một thập kỷ đàm phán, đã có những tín hiệu khả quan rằng Nga và Trung Quốc đang tiến gần đến việc đồng ý một thoả thuận khí đốt tự nhiên rất lớn. Hai bên đã mâu thuẫn trong giá cả của thỏa thuận, nhưng có vẻ như Nga có thể sẽ nhượng bộ Trung Quốc vấn đề này để có thể ký thỏa thuận khí đốt tự nhiên 30 năm khi Putin thăm Trung Quốc vào tháng tới. Thỏa thuận này sẽ yêu cầu Nga xây dựng một đường ống dẫn mới nhưng sẽ giúp giảm sự phụ thuộc của Moscow vào châu Âu về xuất khẩu năng lượng.
Tương tự, đầu tháng Tư, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera đã tổ chức một cuộc họp “2 2″ với các đối tác Nga, Bộ trưởng Ngoại giao Lavrov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu. Đây là cuộc họp đầu tiên giữa hai bên, về vấn đề tranh chấp trên ba hòn đảo Kunashiri, Shikotan và Habomai. Cuộc họp 2 2 này theo sát diễn đàn đầu tư song phương giữa Nga và Nhật Bản hồi tháng Ba.
Tháng Ba, Bộ trưởng Bộ Phát triển Viễn Đông của Nga Alexander Galushka cũng đã đến thăm Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng và Moscow được báo cáo là đã thảo luận về khả năng của các doanh nghiệp Nga mở cửa nhà máy ở Khu tổ hợp công nghiệp Kaesong.
Nga cũng đã tìm cách xây dựng quan hệ kinh tế với Malaysia. Bộ Quốc phòng Malaysia dự kiến sẽ công bố sớm việc Nga sẽ đấu thầu cung cấp các máy bay chiến đấu Su-30MKM đã nâng cấp. Malaysia cũng đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua hệ thống phòng không từ Moscow.
Hôm 16/4, ngoại trưởng Nga Lavrov cũng đến thăm Việt Nam trong tuần này, gặp gỡ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Hai bên tái khẳng định quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, và đồng ý tập trung sự chú ý đặc biệt về thương mại năng lượng. Moscow cũng khẳng định họ hy vọng Việt Nam sẽ sớm tham gia Liên minh Hải quan Belarus, Kazakhstan và Nga.
Mặc dù trục Thái Bình Dương của Nga đang được đẩy mạnh để giảm thiểu rủi ro của Nga khi bị phương Tây ép buộc, động thái này cũng có khả năng cải thiện quan hệ Mỹ – Nga về lâu dài. Trái ngược với châu Âu, Washington và Moscow tuy thường mâu thuẫn nhưng lợi ích của họ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương gần như cân bằng hoàn hảo. Ví dụ, hai nước đều lo lắng nhiều về sự trỗi dậy của Trung Quốc và đang cố gắng đẩy mạnh quan hệ với các nước như Ấn Độ để tái tạo lại sự cân bằng chống lại Trung Quốc.
Như Nguyệt (theo The Diplomat)
Theo_VietNamNet
Mỹ cung cấp cho Pháp bom nguyên tử trong trận Điện Biên Phủ?
60 năm về trước, quân đội Pháp bị Việt Nam đánh bại tại chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhà sử học Julian Jackson cho rằng, đó là một bước ngoặt không chỉ trong lịch sử của cả hai quốc gia mà còn trong cả Chiến tranh Lạnh - trận chiến mà Mỹ dường như dự tính tới việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
"Ngài có muốn 2 quả bom nguyên tử?"- đây là câu hỏi mà Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles nói với Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Georges Bidault vào tháng 4-1954. Lúc này, quân đội Pháp đang chiến đấu trong hoàn cảnh hết sức khó khăn với lực lượng quân đội của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại chiến trường vùng cao phía Tây Bắc Việt Nam.
Ngày nay, trận Điện Biên Phủ bị lu mờ bởi sự tham gia sau này của Mỹ tại Việt Nam vào những năm 1960. Trong tám năm từ năm 1946 đến 1954, người Pháp đã tham gia cuộc chiến đẫm máu để giữ vững đế chế của mình ở vùng Viễn Đông. Sau khi thâu tóm chính quyền của những người Cộng sản ở Trung Quốc vào năm 1949, xung đột thuộc địa này đã trở thành chiến trường quan trọng của Chiến tranh Lạnh. Trong khi Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam vũ khí thì hầu hết các chi phí hỗ trợ chiến tranh của Pháp đều do Mỹ đảm nhận. Nhưng lực lượng tham gia và thiệt mạng trong chiến tranh đa phần là binh lính Pháp. Đến năm 1954, lực lượng Pháp ở Đông Dương chỉ đạt hơn 55.000 người.
Trận chiến Điện Biên Phủ hào hùng của Việt Nam
Vào cuối năm 1953, chỉ huy trưởng người Pháp Gen Navarre đã quyết định thành lập một đơn vị đồn trú kiên cố trong thung lũng Điện Biên Phủ. Thung lũng được bao quanh bởi đồi và rừng núi . Vị trí phòng thủ giúp người Pháp có thể giữ vững những ngọn đồi bên trong và vị trí của họ giữa các đường bao quanh bên ngoài.
Họ đánh giá thấp năng lực của người Việt Nam khi tích lũy pháo đằng sau những ngọn đồi. Những cỗ pháo này đươc chục ngàn người lao động, nhiều người trong số họ là phụ nữ và trẻ em vận chuyển qua hàng trăm dặm rừng trong nhiều ngày đêm. Ngày 13/3, quân đội Việt Nam tung ra một trận pháo binh, trong vòng hai ngày hai trong số những ngọn đồi xung quanh đã bị phá vỡ và các đường băng không còn sử dụng được. Quân đội Pháp rơi vào tình trạng thòng lòng thắt chặt xung quanh khi phòng tuyến vững chắc đã bị phá bỏ.
Tình huống quan trọng này dẫn tới việc quân đội Pháp phản ứng trong tuyệt vọng để được sự giúp đỡ của Mỹ. Các chiến binh hiếu chiến nhất của các phụ tá Mỹ là Phó Tổng thống Richard Nixon, người không có quyền lực chính trị và Đô đốc Radford - Chủ tịch tham mưu liên trưởng. Bên cạnh đó là Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles, người đã bị ám ảnh bởi cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cộng sản và Tổng thống Eisenhower - người chủ trì cuộc họp báo đầu tháng tư, ông tuyên bố "lý thuyết domino" về sự lây lan của chủ nghĩa cộng sản từ nước này sang nước khác. "Chúng ta thiết lập một hàng domino, đánh đổ quân đầu tiên chắc chắn những gì xảy ra với quân cuối cùng là vô cùng nhanh chóng. Vì vậy, chúng ta có thể có một khởi đầu của một sự tan rã mà nó có những ảnh hưởng sâu sắc nhất định."
Thứ bảy ngày 3 Tháng Tư năm 1954 đánh dấu mốc quan trọng vào lịch sử nước Mỹ. Dulles gặp các nhà lãnh đạo Quốc hội, họ kiên quyết sẽ không hỗ trợ bất kỳ sự can thiệp quân sự nào trừ khi Anh cũng tham gia. Eisenhower đã gửi một bức thư cho Thủ tướng Winston Churchill cảnh báo Anh về những hậu quả mà phương Tây phải chịu nếu trận Điện Biên Phủ thất bại. Một cuộc họp ở Paris đã được tổ chức ngay lúc đó, Dulles đã đưa ra một đề nghị đáng kinh ngạc: Quân đội Pháp sử dụng chiến thuật vũ khí hạt nhân cho cuộc chiến Điện Biên Phủ.
Một đài tưởng niệm những người lính Pháp thiệt mạng ở Điện Biên Phủ
Trong thực tế, Dulles không bao giờ được phép đề nghị như vậy và không có bằng chứng chứng minh ông đã làm điều đó. Có vẻ như trong lúc hoang mang về tình hình ở Việt Nam đã gây ra hiểu lầm cho ông. Maurice Schumann, một cựu ngoại trưởng, cho biết trước khi qua đời vào năm 1998: "Ông ta thực sự không nói như vậy. Ông chỉ nói một đề nghị và hỏi một câu hỏi, Bidault đã phản ứng ngay lập tức như thể ông đã không làm điều nghiêm trọng này".
Cuối cùng, không có sự can thiệp hạt nhân nào của Mỹ cũng như người Anh đã từ chối tham gia vào trận chiến này.
Những tuần cuối cùng của trận Điện Biên Phủ là thời gian tàn khốc nhất. Mặt đất rung chuyển trong khói bụi và bom đạn. Sau một cuộc bao vây 56 ngày đêm, ngày 7/5/1954, quân đội Pháp đầu hàng. Trận chiến đẫm máu đó khiến quân Pháp có 1.142 người chết, 1.606 người mất tích và hơn 4.500 người bị thương nặng. Trong khi đó con số thương vong của Việt Nam lên đến 22.000 người.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một đội quân chuyên nghiệp châu Âu đã bị thật bại dưới tay của một nước nhỏ như Việt Nam. Nó đánh dấu sự kết thúc của thực dân Pháp ở Viễn Đông và tạo nguồn cổ vũ cho các dân tộc khác chống thực dân. Không phải ngẫu nhiên mà một vài tuần sau xuất hiện một cuộc bạo lực nổ ra giữa Pháp và Algeria. Quân đội Pháp tổ chức một trận đánh ác liệt vào Algeria để tìm lại một phần danh dự bị mất tại Điện Biên Phủ. Cuộc nổi dậy này đã mang lại quyền lực Gen de Gaulle để thành lập chế độ tổng thống mới tồn tại ở Pháp đến ngày hôm nay. Vì vậy, các gợn sóng hào hùng của Điện Biên Phủ vẫn còn đến tận bây giờ.
Năm 1954 cũng là năm mà Pháp bắt đầu làm việc trên cơ sở răn đe hạt nhân của riêng mình. Tuy nhiên, đối với người Việt Nam Điện Biên Phủ chỉ là vòng đầu tiên. Người Mỹ đã từ chối tham gia trực tiếp vào năm 1954 và dần dần bị hút vào cuộc chiến tranh Việt Nam thứ hai vào những năm 1960.
Theo ANTD
Nếu gấu Nga và rồng Trung Quốc liên thủ Sự hợp tác giữa Nga và Trung Quốc đang có bước tiến mới trong bối cảnh phương Tây tăng cường cấm vận Nga. Hiện tại, Mỹ có thể phải vượt qua một cuộc cạnh tranh rất lớn khi đối mặt với liên minh Trung - Nga. Ít ngày trước đây, dẫn nguồn tin ngoại giao, truyền thông Nga đưa tin, giới chức Mỹ...