Căng với Iran, Mỹ gặp tổn thất không ngờ
Giới chức Ấn Độ tiết lộ, nước này đang cân nhắc hủy một hợp đồng mua máy bay không người lái (UAV) vũ trang của Mỹ, sau khi Iran dễ dàng bắn hạ một chiếc máy bay loại này hồi tháng trước.
Đây được coi là tổn thất không ngờ của Washington sau khi lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran bắn hạ một chiếc UAV do thám MQ-4C Triton thuộc Hải quân Mỹ tại eo biển Hormuz hôm 20/6.
Máy bay UAV vũ trang của Mỹ đang được chào bán với giá khá đắt đỏ. Ảnh: PressTV
Tờ Hindustan Times trích dẫn một số nguồn tin giấu tên thuộc quân đội Ấn Độ cho hay, New Delhi từng lên kế hoạch mua 30 chiếc UAV vũ trang của Mỹ, trị giá tới 6 tỷ USD. Tuy nhiên, sau sự cố ngày 20/6, các lực lượng vũ trang Ấn Độ hiện hết sức quan ngại về hiệu năng cũng như khả năng chống chịu của máy bay không người lái Mỹ ở không phận của các “điểm nóng”.
Video đang HOT
Các lãnh đạo ở New Delhi đặc biệt tỏ ra hoài nghi về khả năng hoạt động của UAV Mỹ dọc những khu vực biên giới giữa Ấn Độ với Pakistan và Trung Quốc. Cả Pakistan và Trung Quốc đều có tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ và đang sở hữu trong tay các hệ thống tên lửa phòng không tân tiến.
Giới chức Ấn Độ lưu ý, trong vài năm trở lại đây, quân đội Mỹ chỉ xúc tiến các sứ mệnh UAV vũ trang tại những nước họ không đối mặt với đe dọa hoặc kẻ thù thực sự.
Một lí do quan trọng khác dẫn đến quyết định của New Delhi là giá của những chiếc UAV vũ trang do Mỹ chế tạo quá đắt đỏ. Các nguồn tin quân sự nói, giá của một chiếc UAV đơn thuần như thế này đã lên tới 100 triệu USD/chiếc và nếu được trang bị đầy đủ vũ khí như tên lửa và bom laser đẫn đường sẽ tiêu tốn thêm 100 triệu USD/chiếc. Mức giá này còn đắt đỏ hơn một chiến đấu cơ đa năng Rafael do Pháp sản xuất.
Dù nhà chức trách Ấn Độ chưa có quyết định cuối cùng nhưng tờ Hindustan Times nhận định, kế hoạch mua UAV Mỹ nhiều khả năng bị hủy và thay thế bằng việc thâu tóm các khí tài khác an toàn và hiệu quả hơn.
Tuấn Anh
Theo vietnamnet
Quân đội Ấn Độ nâng cao khả năng tác chiến bằng pháo tầm xa nội địa
Pháo Dhanush được trang bị hệ thống ngắm theo tiêu chuẩn hàng hải, nạp đạn tự động, hệ thống tính toán đường đạn, cũng như hệ thống bắn hoạt động được vào ban đêm. Quân đội Ấn Độ đã biên chế các loại vũ khí tự sản xuất như loại pháo này tại một số đơn vị.
Pháo Dhanush tham gia tác chiến ngoài thực địa
Quân đội Ấn Độ đã tiếp nhận 6 khẩu pháo tầm xa Dhanush vào hôm nay, trong thời điểm Ấn Độ và Pakistan vẫn còn đang căng thẳng tai ranh giới giữa hai bên kể từ tháng 2 vừa qua. Pháo Dhanush được sản xuất tại nhà máy quốc phòng ở Jabalpur, ở bang miền trung Ấn Độ Madhya Pradesh.
Được biết, Quân đội Ấn Độ và Ban Giám đốc Nhà máy đã cùng cộng tác để nâng cấp khẩu pháo lên thành 13 tấn, cỡ nòng 155 mm, bắn đạn cỡ 45. Pháo được cải tiến dựa trên dòng FH-77B bắn đạn 155mm hoặc 39-cal, do nhà cung cấp Thụy Điển Bofors (nay là BAE Systems) sản xuất. Ấn Độ đã sở hữu 414 khẩu pháo dòng này từ năm 1987 đến năm 1991.
Những cuộc đấu pháo xuyên biên giới Ấn Độ - Pakistan đã bắt đầu kể từ sau vụ tấn công tự sát ngày 14/2 khiến hơn 40 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng tại Pulwama. Nhóm khủng bố Jaish-e-Mohammed đã nhận trách nhiệm gây ra vụ việc, trong khi Không quân Ấn Độ đã trả đũa bằng cách tấn công trụ sở của nhóm này tại Balakot, Pakistan.
"Các khẩu pháo Bofors đã giữ vai trò quyết định trong cuộc chiến Kargil với Pakistan vào năm 1999. Quân đội Ấn Độ đã triển khai 22 khẩu pháo Bofors trong trận chiến này. Giờ đây, thử tưởng tượng loạt hỏa lực mạnh hơn nhiều đến từ pháo Dhanush, chính là pháo Bofors được nâng cấp, sẽ tiến hành pháo kích sang Pakistan", một quan chức Ấn Độ cho biết.
Năm ngoái, Quân đội Ấn Độ đã tiếp nhận nhiều khẩu pháo theo hợp đồng, biên chế tại biên giới phía tây tiếp giáp với Trung Quốc. Pháo K9 Vajra và pháo M777, cả hai đều dùng đạn cỡ 155mm, vừa được Quân đội Ấn Độ tiếp nhận vào năm ngoái.
Pháo Vajra là pháo có bánh xích, tự động tác chiến. Còn pháo M777 là pháo hạng nhẹ, có thể vận chuyển bằng trực thăng để tác chiến tại địa hình hiểm trở trên dãy Himalaya. Cả hai loại pháo này đều có tầm bắn khoảng 30 km.
Quân đội Ấn Độ cũng đang hiện đại hóa dòng pháo bắn đạn 130 mm lên thành dòng pháo bắn đạn 155mm hoặc 45 cal, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2022. Những thay đổi chính là cải tiến khoang chứa đạn, bổ sung kính ngắm và hệ thống nạp đạn, hiệu chỉnh độ chính xác và mật độ hỏa lực.
Theo TPO
Quân đội Ấn Độ tiếp tục bắn hạ một UAV của Pakistan Quân đội Ấn Độ vừa bắn hạ được một máy bay không người lái (UAV) của Pakistan ở gần biên giới. Đây đã là chiếc UAV thứ 3 bị Ấn Độ bắn hạ kể từ 26-2 đến nay. "Quân đội Ấn Độ đã bắn hạ một UAV đang cố gắng xâm phạm không phận ở vùng Sri Ganganagar, bang Rajasthan", hãng tin Asian...