Căng thẳng với Nga ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ?
Nền kinh tế đã trong đà suy yếu Thô Nhĩ Kỳ nhiều khả năng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do Nga có những động thái trả đũa về kinh tế sau vụ chiến đấu cơ Nga bị quân đội Thô Nhĩ Kỳ bắn rơi.
Tông thông Nga Vladimir Putin phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Ankara (Thô Nhi Ky) hồi năm 2014 – Anh: Reuters
Trong bài viết đăng tải hồi đầu tuần, tờ The New York Times cho biết kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã bị tổn thất khi lượng hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và Trung Đông giảm mạnh. Nay với việc Nga ngừng đưa du khách sang, đồng thời đe dọa ngưng mua thực phẩm từ Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ Ankara bắn hạ một chiến đấu cơ của Moscow dọc biên giới Syria hồi tuần rồi, khả năng kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tụt dốc càng trở nên rõ ràng hơn.
Nga là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ xếp sau Đức. Lượng thực phẩm xuất sang Nga của Thổ Nhĩ Kỳ vài tháng gần đây đã gia tăng trong bối cảnh mâu thuẫn chính trị giữa Moscow và phương Tây đã khiến sức tiêu thụ thực phẩm từ Liên minh châu Âu (EU) của Nga giảm mạnh, theo The New York Times.
Ngoài ra, Nga cũng từng là một trong những nguồn cung du khách hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ cho đến năm 2014, khi sự sụp đổ của đồng rúp cùng lệnh cấm vận của phương Tây đã làm tụt giảm mạnh số lượng người Nga đủ khả năng tài chính cho các chuyến du lịch nước ngoài.
“Thâm hụt thương mại hiện đã ngoài tầm kiểm soát, nhập siêu tăng cao; do đó, doanh thu của ngành du lịch hiện đang là nguồn thu chủ chốt của chúng tôi”, Erinc Yeldan, trưởng khoa kinh tế tại trường Đại học Bilkent (Thổ Nhĩ Kỳ), cho biết.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Cengiz Kamil Firat, một quan chức phụ trách các vấn đề kinh tế thuộc Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, lại cho rằng kinh tế nước này vẫn tăng trưởng ổn hơn vẻ bề ngoài.
Quyết định ngưng kết nối du lịch với Thổ Nhĩ Kỳ của Nga được đưa ra ngay tại thời điểm vào mùa ế khách tại Thổ Nhĩ Kỳ. Do nước này là điểm hút khách du lịch vào mùa hè, nên nhiều khả năng sẽ chẳng có đông du khách đến đây cho đến tận tháng 6 năm sau. “Mọi việc có lẽ sẽ lắng dịu trước thời điểm đó thôi”, ông Firat dự đoán.
The New York Times cho biết mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ là khí đốt, chiếm đến 60% nhu cầu tiêu thụ của toàn Thổ Nhĩ Kỳ. Trong bối cảnh đang bị phương Tây cấm vận, Moscow hiện chưa cắt thỏa thuận xuất bán khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như chưa “đả động” gì đến mặt hàng xuất khẩu chính của Ankara sang Nga là hàng hóa sản xuất.
Hồi năm 2014, kim ngạch xuất khẩu sang Nga của Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 0,8% GDP nước này. Ông Yeldan thuộc trường Đại học Bilkent cho rằng lệnh cấm vận thương mại của Nga không quan trọng bằng việc liệu căng thẳng với Moscow có ảnh hưởng đến lòng tin quốc tế mà Thổ Nhĩ Kỳ đang cần để tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài nhằm giải quyết tình trạng thâm hụt thương mại “kinh niên” của nước này hay không.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Thổ Nhĩ Kỳ nói sẽ 'kiên nhẫn' trước lệnh trừng phạt của Nga
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hôm qua cho biết chính phủ của ông sẽ hành động "một cách kiên nhẫn và không nóng vội" trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp nào nhằm đáp trả những lệnh trừng phạt của Nga.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: Reuters
Trước đó trong ngày, Nga cho hay sẽ cấm hầu hết các nông sản nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ankara bắn chiến đấu cơ của Moscow hôm 24/11 với cáo buộc xâm phạm không phận.
"Hãy hành động một cách kiên nhẫn và không nóng vội", Reuters dẫn lời ông Erdogan nói với các phóng viên khi được hỏi liệu Thổ Nhĩ Kỳ có đáp trả lại lệnh trừng phạt trên hay không. "Hãy cứ để họ làm những gì họ muốn, sau đó chúng tôi sẽ có cách của riêng mình, chúng tôi sẽ để mọi chuyện diễn ra".
Ông Erdogan đang phát biểu trong một chương trình trực tiếp trên kênh truyền hình tiếng Thổ Nhĩ Kỳ của CNN bên lề hội nghị chống biến đổi khí hậu toàn cầu ở Paris.
Ông cho hay Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng để đảm bảo mối quan hệ với Nga, nhà cung cấp năng lượng chính, không bị phá vỡ hoàn toàn, và mô tả Moscow là "đối tác chiến lược".
Khi được hỏi liệu có tiếp tục thúc đẩy một cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi bị khước từ hay không, ông nói: "Dù chỉ còn lại một chút, chúng tôi cũng không muốn mối quan hệ này bị cắt đứt. Nga sẽ hành động thế nào, chúng tôi không biết được".
Trước đó, sau khi kiên quyết không xin lỗi Moscow và bị Nga áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt về kinh tế, ông Erdogan đã dịu giọng bày tỏ rằng rất "đau buồn" trước việc bắn chiến đấu cơ Su-24 và ước gì điều này đã không xảy ra.
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn hôm qua, ông tiếp tục bác bỏ cáo buộc "không thể chấp nhận được" của ông Putin rằng Thổ Nhĩ Kỳ mua dầu từ phiến quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo và yêu cầu phía Nga đưa ra tài liệu chứng minh cáo buộc này.
"Nếu chứng minh được điều đó, tôi sẽ từ chức. Nếu có bất kỳ bằng chứng gì, hãy đưa nó ra, chúng tôi sẽ xem xét", ông nói, thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ mua dầu từ những nước nào "đều rõ".
"Chúng tôi mua dầu từ Nga, Iran, Azerbaijan, Qatar, và Nigeria. Chúng tôi sẽ không chấp nhận những lời vu khống như vậy", ông nói.
Anh Ngọc
Theo VNE
4 lý do khiến Nga, Thổ khó kham một cuộc chiến tranh thương mại Giới chức Nga đang chuẩn bị những biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến vụ Ankara bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24 của Moscow gần biên giới Syria đầu tuần này. Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đang trong cơn giận nhau - Ảnh chụp từ Daily Sabah Tuy nhiên, theo đài CNN, một cuộc chiến...