Căng thẳng và khả năng phục hồi sau cơn đau tim ở phụ nữ
Nghiên cứu mới cho thấy trong số những người trẻ tuổi và trung niên từng có một cơn đau tim, phụ nữ trải qua mức độ cao hơn của căng thẳng về tinh thần so với nam giới, và những căng thẳng đó có thể tác động tiêu cực đến khả năng phục hồi.
Căng thẳng có thể làm bệnh tim thêm trầm trọng – Ảnh: Shutterstock
Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu là tiến sĩ, phó giáo sư về sản phụ khoa Xiao Xu tại Đại học Yale ở New Haven, tiểu bang Connecticut, Mỹ vừa công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ rằng, mỗi năm khoảng 720.000 người ở Mỹ trải qua một cơn đau tim, và trong số đó, khoảng 35.000 trường hợp xảy ra ở phụ nữ độ tuổi dưới 65.
Các nhà nghiên cứu giải thích rằng căng thẳng tinh thần có thể làm giảm lưu lượng máu trong cơ thể và khuyến khích sự hình thành mảng bám trong động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ đau tim. Ngoài ra, stress cũng có liên quan đến hành vi nên gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, bao gồm cả việc không tuân theo phác đồ điều trị.
Trong nghiên cứu của mình, tiến sĩ Xu cùng các đồng sự của cô phân tích dữ liệu của 2.397 phụ nữ và 1.175 nam giới trong độ tuổi 18-55 và tất cả người tham gia sống sót sau cơn đau tim. Nhóm nghiên cứu cuối cùng phát hiện khả năng phục hồi sau cơn đau tim ở phụ nữ thấp hơn nhiều so với nam giới. Ngoài ra, phụ nữ cũng được tìm thấy cao hơn đáng kể của căng thẳngvề tinh thần so với đàn ông, và đây là lý do các nhà nghiên cứu có thể phần nào giải thích sự phục hồi của họ kém hơn.
Các nhà nghiên cứu nói rằng phát hiện của họ có tác dụng nhấn mạnh sự cần thiết phải xem xét căng thẳng và các yếu tố tâm lý xã hội khác có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi của bệnh nhân sau cơn nhồi máu cơ tim, theo Medicalnewstoday.
Video đang HOT
Một trong những tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Harlan Krumholz, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đánh giá kết quả tại Bệnh viện Yale và một giáo sư tại Trường Y tế cộng đồng tại Đại học Yale cũng cho biết thêm, những phát hiện này giúp hỗ trợ cho một nghiên cứu của Medical News Today vào tháng 10.2014, trong đó các nhà nghiên cứu tìm thấy những tác động của căng thẳng tinh thần lên tim khác nhau giữa nam giới và phụ nữ.
Ngoài ra, trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí American College of Cardiology, nhóm nghiên cứu phát hiện phụ nữ tiếp xúc với căng thẳng tinh thần có nhiều khả năng dẫn đến nguy cơ thiếu máu cục bộ cơ tim, làm giảm lưu lượng máu đến tim và hình thành cục máu đông sớm hơn so với đàn ông bị căng thẳng.
Trúc Lam
Theo Thanhnien
Tại sao bị chóng mặt khi ăn mì chính?
Nhiều người sau khi ăn bún, phở có nêm mì chính hay bị cảm giác gai gai, tê người, chóng mặt, bủn rủn tay chân. Vậy tác động này do đâu?
Tình trạng này từng được gọi là "Hội chứng Nhà hàng Trung Quốc", xuất phát từ năm 1968 (60 năm sau khi mì chính ra đời). Khi đó, một nhà khoa học người Mỹ đã mô tả một vài triệu chứng xuất hiện sau khi ăn bị tê mỏi, khó thở, chóng mặt, hồi hộp,...
Nhà khoa học này giả định những triệu chứng trên có thể gây ra bởi một số thành phần gia vị được sử dụng rộng rãi trong chế biến món ăn ở nhà hàng Trung Quốc như rượu, nước tương, muối ăn hoặc mì chính.
Tuy nhiên, Uỷ ban Hỗn hợp các Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm (JECFA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) sau nhiều năm nghiên cứu đã kết luận: "Không chứng minh được mì chính là tác nhân gây ra các triệu chứng của Hội chứng Nhà hàng Trung Quốc". Từ đó đến nay, các nhà khoa học cũng không nhắc lại về hội chứng này.
Về hiện tượng bủn rủn tay chân, tê mỏi,... sau khi ăn mì chính, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, có thể là do cơ địa mẫn cảm của từng người. Việc quá mẫn cảm với mì chính cũng thông thường như khi chúng ta ăn các loại gia vị hoặc thực phẩm khác như sau khi ăn cá biển, tôm, cua hay ghẹ,... nhiều người cũng bị mẩn ngứa hoặc khó chịu. Muốn hết tình trạng này, chỉ cần giảm hoặc ngừng ăn các thực phẩm, gia vị bị dị ứng.
Còn theo bác sĩ Cao Hồng Phúc - Học viện Quân y, viện 103 cho hay việc xuất hiện các triệu chứng trên có 2 lý do.
Thứ nhất, người dùng đã ăn phải loại thực phẩm nào đó tác động lên hệ thần kinh đồng thời với việc ăn mì chính và chính những thực phẩm tác động lên hệ thần kinh gây ra các triệu chứng trên chứ không phải mì chính.
Thứ hai, có thể người dùng đã sử dụng một lượng quá nhiều mì chính, mà lượng này được tính từ vài trăm gam trở lên, tương đương với 1/5 túi mì chính thông thường. Lúc đó được gọi là ngộ độc mì chính, chứ đơn thuần, mì chính không gây hại. Giống như vitamin A, bình thường không gây hại, nhưng dùng một liều cao quá mức ngay tại một thời điểm thì bản thân vitamin A cũng gây hại chứ không chỉ mì chính. Như vậy, mì chính vô can với các triệu chứng trên nếu loại bỏ hai trường hợp đã nêu.
Theo bác sĩ Phúc, các thực phẩm tác động lên hệ thần kinh có thể lấy ví dụ như: nước chè đặc, nước cà phê đặc, ca cao... Khi đang rất đói và ăn một bát bún phở, lỡ tay cho một thìa mì chính, ngay sau đó uống nước chè đặc hoặc uống cốc cà phê. Khi đó, bún phở chưa kịp làm cơ thể tỉnh táo thì đã bị tác động bởi cà phê/chè đặc. Và các triệu chứng trên là của cà phê/nước chè gây ra, chứ không phải mì chính. Cũng cần lưu ý, đó không phải là triệu chứng của dị ứng thực phẩm hoặc ngộ độc thực phẩm.
Mì chính giả có phải là nguyên nhân?
GS.TS Nguyễn Văn Khôi - Viện Hóa học Việt Nam cũng cho rằng mì chính là một gia vị an toàn với con người và hiện nay cả thế giới đang dùng. Theo đó, mì chính được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên như mía, khoai mì... với phương pháp lên men tự nhiên và không phải có nguồn gốc từ hóa chất.
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại mì chính giả, mì chính nhái. Theo ông Khôi, mì chính không rõ nguồn gốc sẽ không được kiểm định về chất lượng hàng chính hãng. Không thể loại trừ những sản phẩm này có dùng hóa chất. Như vậy sức khỏe con người sẽ bị đe dọa, vì dùng nhiều dẫn đến ngộ độc, nhẹ thì cảm thấy đau đầu, chóng mặt, nặng thì mắc các bệnh do chất độc tích tụ lâu dần trong cơ thể.
Do đó, về nguyên tắc, tốt nhất nên dùng mì chính ở mức độ cần thiết, không nên lạm dụng. Đồng thời phải chọn mua mì chính hàng chính hãng, cẩn thận với hàng nhái hiện nay.
Bột ngọt hay mì chính là tên gọi thường dùng của natri glutamat (tên đầy đủ là mononatri glutamat). Mì chính ra đời từ năm 1908 tại Nhật Bản. Ở nước ta, mì chính được Bộ Y tế xếp vào "Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm" từ năm 2001 theo quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT.
Thông tư số 27 /2012/TT-BYT có hiệu lực từ tháng 2/2013, cũng liệt mononatri glutamat vào danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm với chức năng chính là điều vị.
Theo Zing
Làm cách nào để hồi phục sau đột quỵ? Di chứng của đột quỵ thường rất nghiêm trọng, từ viêm phổi đến liệt nửa người và rất khó để hồi phục. Mới đây, David Roland đã có một nỗ lực thần kì trong việc hồi phục chức năng hoạt động của não bộ sau cơn tai biến. Từ trước đên nay, đột quỵ luôn là một mối đe doạ ngầm trong cuộc...