Căng thẳng Ukraine: Chuyên gia Mỹ cảnh báo chiến tranh thế giới III
Một nhà phân tích chính trị cảnh báo các chính sách “không biết trước biết sau” của phương Tây có thể sẽ đẩy thế giới tới nguy cơ chiến tranh thế giới III.
Các binh sĩ Ukraine ở thành phố miền đông Slaviansk hôm 2/5.
Hôm qua (2/5), trong cuộc phỏng vấn với kênh PressTV (Iran), nhà phân tích chính trị Tim King chỉ trích mạnh mẽ NATO vì hành xử như “tay chân” của Mỹ ở khắp nơi trên thế giới.
“Các quốc gia phương Tây này không biết cách suy xét khôn ngoan và điều đó rất tai hại. Có vẻ như chúng ta đang tiến tới một cuộc chiến tranh thế giới lần III trong khi có thể tránh được điều đó dễ dàng bằng cách để các quốc gia tự giải quyết những vấn đề nội bộ của họ”, ông King phân tích.
Video đang HOT
Ông King cho rằng sẽ không bên nào trở thành người thắng cuộc nếu xảy ra đối đầu quân sự ở Ukraine.
Hôm 1/5, Phó Tổng thư ký NATO Alexander Vershbow tuyên bố các hành động của Nga ở Ukraine đã buộc khối này coi Nga như một kẻ thù hơn là một đối tác.
Ông này cũng khẳng định Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương đang cân nhắc thực thi các biện pháp mới để ngăn chặn bất kỳ hành động hung hăng nào của Nga chống lại các quốc gia láng giềng là thành viên NATO.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây leo thang sau khi Mátxcơva sát nhập với bán đảo Crimea sau khi bán đảonày tiến hành trưng cầu dân ý ngày 16/3.
Mỹ và các đồng minh châu Âu cáo buộc Nga vi phạm chủ quyền của Ukraine bằng cách khuấy động các cuộc biểu tình ở miền đông Ukraine.
Nga phủ nhận cáo buộc trên, cho rằng các cuộc biểu tình nổ ra tự phát để phản đối chính quyền lâm thời ở Kiev.
Hôm 29/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng cuộc khủng hoảng ở Ukraine là kết quả của các chính sách yếu ớt của phương Tây.
Theo Xahoi
Giao tranh dữ dội tại Slavyansk
Quân đội Ukraine đã tiến hành tấn công tổng lực nhằm giành lại quyền kiểm soát thành phố Slavyansk vào ngày 2.5.
Lính Ukraine chiếm một chốt kiểm soát ở cửa ngõ vào Slavyansk hôm 2.5 - Ảnh: AFP
Hàng loạt tiếng nổ lớn cùng tiếng súng đã vang lên ở ngoài rìa thành phố Slavyansk, miền đông Ukraine, trong khi trực thăng quân sự quần đảo trên không. Theo AFP, chiến dịch quy mô lớn của quân đội Ukraine bắt đầu từ rạng sáng 2.5 nhằm tái chiếm Slavyansk, vốn cùng với Donetsk được xem là đã hoàn toàn nằm trong tay phe chống đối. Từ sáng sớm, các cửa ngõ vào thành phố đã bị quân của chính phủ lâm thời vây chặt với sự hỗ trợ của khoảng 20 trực thăng quân sự. Tuy nhiên, các tay súng ly khai cũng bắn rơi 2 trực thăng Mi-24 bằng tên lửa vác vai, khiến 2 phi công thiệt mạng, theo AFP; còn truyền thông Nga thì nói có tới 4 máy bay trực thăng bị hạ.
Một phóng viên của Reuters tại Slavyansk cho biết đã thấy trực thăng quân đội nã súng xuống mặt đất và nhiều cột khói bốc cao. "Gia đình tôi đang ngủ thì giật nảy người bởi tiếng súng và tiếng pháo. Nhiều vỏ đạn đã rơi xuống vườn nhà tôi", một người dân địa phương kể lại với Reuters. Bên cạnh đó, lính Ukraine cùng nhiều xe thiết giáp đã xuất hiện ở ngoại ô phía nam của Slavyansk và ít nhất 8 xe thiết giáp cùng các binh sĩ đã chiếm một chốt kiểm soát tại đây. Bộ Nội vụ Ukraine thì tuyên bố quân đội đã chiếm 10 chốt kiểm soát ở Slavyansk. Tuy nhiên đến tối qua, lực lượng chính phủ lâm thời vẫn chưa thể tiến vào sâu bên trong Slavyansk và các tay súng ly khai vẫn đang kiểm soát nội ô thành phố này. Cũng trong ngày 2.5, Reuters đưa tin ít nhất 1 người bị bắn chết trong vụ đụng độ lớn giữa phe ủng hộ và chống chính quyền Kiev tại thành phố cảng Odessa, tây nam Ukraine.
Trước những diễn biến phức tạp nói trên, Nga tuyên bố hành động của chính quyền Kiev là "hành động tội phạm và là đòn đánh cuối cùng vào thỏa thuận hòa bình". Bộ Ngoại giao Nga cũng cảnh báo mọi nỗ lực mở chiến dịch tấn công lớn nhằm vào miền đông của chính phủ Ukraine đều có thể dẫn đến những hậu quả thảm khốc, theo AFP. Cảnh báo này gây lo ngại Nga có thể đưa quân vào nước láng giềng khi nước này từng tuyên bố có quyền sử dụng "mọi phương tiện" để bảo vệ công dân của mình tại miền đông Ukraine. Đến tối qua, Nga thúc giục HĐBA LHQ họp khẩn về tình hình Ukraine. Việc quân đội Ukraine tiến sâu vào Slavyansk cũng có thể gây tổn hại các nỗ lực giải cứu các quan sát viên, phần lớn là người Đức, thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu đang bị phe chống đối cầm giữ. Nga và Đức cho hay đang phối hợp chặt chẽ để giúp đàm phán trả tự do cho nhóm người trên, còn chính quyền lâm thời Ukraine cáo buộc lực lượng ly khai muốn sử dụng con tin làm lá chắn sống.
NATO xem Nga là đối thủ NATO tuyên bố "các hành động của Nga" tại Ukraine đã buộc khối này xem Moscow là đối thủ hơn là đối tác. Đài RT dẫn lời Phó tổng thư ký NATO Alexander Vershbow tuyên bố: "Rõ ràng, người Nga đã xem NATO là đối thủ, vì vậy chúng tôi phải bắt đầu coi Nga là địch thủ hơn là đối tác". Ông này cho biết thêm, NATO đang cân nhắc các biện pháp mới nhằm ngăn Nga có bất cứ "hành vi gây hấn" nào đối với các thành viên trong khối nằm dọc biên giới với nước này, cụ thể là NATO có thể triển khai thêm quân đến Đông Âu.
Theo TNO
Phó tướng NATO hung hăng gọi Nga là kẻ thù Phó Tổng thư ký NATO - ông Alexander Vershbow mới đây đã nói rằng liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương giờ đây buộc phải đối xử với Nga "như một kẻ thù hơn là một đối tác", hãng tin AP hôm qua (1/5) đưa tin. Phó Tổng thư ký NATO - ông Alexander Vershbow Cựu Đại sứ Mỹ tại Nga, 61...