Căng thẳng Trung Ấn: ‘Ngọa long’ đối đầu ‘tàng hổ’ ở Nam Á

Theo dõi VGT trên

Căng thẳng tại ngã ba biên giới giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Bhutan hé lộ một phần câu chuyện tranh giành ảnh hưởng của hai “ông lớn” châu Á, hai “gã hàng xóm” vốn luôn so kè nhau.

Căng thẳng Trung - Ấn: &'Ngọa long' đối đầu &'tàng hổ' ở Nam Á - Hình 1

Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại khu vực ngã ba biên giới với Bhutan đến nay đã kéo dài hơn một tháng. Câu hỏi đầu tiên mà có lẽ nhiều người đặt ra là tại sao Ấn Độ và Trung Quốc lại đối đầu nhau vì phần đất mà Bhutan và Trung Quốc đang tranh chấp. Và câu hỏi thứ hai: Liệu một cuộc chiến như hồi năm 1962 giữa 2 cường quốc châu Á sẽ xảy ra?

Tuyên bố của các bên cho tới lúc này đều đầy rẫy những lời cảnh báo và đ.e dọ.a. Các tờ báo của New Delhi loan tin rằng Trung Quốc cảnh báo cuộc đối đầu “có thể leo thang thành xung đột toàn diện”.

Tại Bắc Kinh, truyền thông nhà nước cũng đã kịp “nhắc nhở” Ấn Độ về “bài học” lịch sử năm 1962 khi Trung Quốc bất ngờ phát động hai cuộc tấ.n côn.g tại khu vực biên giới tranh chấp với Ấn Độ. Đến nay, người Ấn vẫn chưa thể nguôi ngoai ký ức về cuộc chiến chớp nhoáng mà nước này ở thế bị động và chịu tổn thất nặng nề.

Tất nhiên, đây mới chỉ là những câu chuyện bề mặt. Phần còn lại của tảng băng chìm là cuộc tranh giành ảnh hưởng lâu nay giữa “ngọa long” Trung Quốc và “tàng hổ” Ấn Độ. Đây là cách diễn đạt của nhà báo Ấn Độ Prem Shankar Jha, tác giả cuốn “Crouching Dragon, Hidden Tiger: Can China and India Dominate the West?”, tạm dịch: “Ngọa long, tàng hổ: Trung Quốc và Ấn Độ có thể thống trị phương Tây?”.

Hai nền văn minh huy hoàng, hai quốc gia đông dân nhất thế giới, hai nước sở hữu vũ khí hạt nhân… có nhiều điểm chung song cũng không ít mâu thuẫn.

Căng thẳng Trung - Ấn: &'Ngọa long' đối đầu &'tàng hổ' ở Nam Á - Hình 2

Đối đầu dưới chân Himalaya

Căng thẳng bùng nổ vào giữa tháng 6 khi Ấn Độ ngăn cản Trung Quốc xây dựng một con đường đi qua cao nguyên Doklam theo cách gọi của Ấn Độ hay Donglang theo cách gọi của Trung Quốc.

Đây không phải là lần đầu tiên hai người hàng xóm vốn có quan hệ không mấy êm ả đối đầu nhau tại khu vực biên giới. Sau cuộc chiến năm 1962 , khu vực đã chứng kiến các cuộc xung đột vũ trang nhỏ lẻ giữa Ấn Độ và Trung Quốc vào năm 1967 cũng như việc củng cố binh sĩ và đối đầu kéo dài của hai bên dọc đường kiểm soát thực tế.

Điểm nóng hiện tại nằm ở ngã ba biên giới Trung Quốc – Ấn Độ – Bhutan và là đối tượng tranh chấp giữa Bhutan và Trung Quốc, dù mỗi bên có cách định nghĩa khác nhau về phạm vi tranh chấp. Ấn Độ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Bhutan, nước không có quan hệ ngoại giao chính thức với Bắc Kinh nhưng lại rất thân thiết với New Delhi.

Căng thẳng Trung - Ấn: &'Ngọa long' đối đầu &'tàng hổ' ở Nam Á - Hình 3

Bắc Kinh xác định vị trí ngã ba biên giới xa hơn về phía nam so với vị trí mà Thimbu và New Delhi xác định, nên cho rằng con đường được mở hoàn toàn nằm trong lãnh thổ của họ. Trong khi đó, Ấn Độ chỉ trích việc Trung Quốc vượt qua biên giới (với Bhutan) và làm thay đổi nguyên trạng.

Sở dĩ Ấn Độ góp mặt trong cuộc tranh chấp tưởng chừng như không liên quan đến họ này là vì Bhutan cho phép Ấn Độ can dự vào chính sách quốc phòng và đối ngoại của mình theo một hiệp ước ký kết vào năm 1949, sau đó được thay bằng hiệp ước hữu nghị năm 2007.

Tuy nhiên theo nhiều nhà bình luận Ấn Độ, mối bận tâm thực sự với New Delhi là vị trí địa chiến lược của tuyến đường mà Trung Quốc xây dựng. Con đường được cho là nối liền đường cao tốc S204 ở huyện Á Đông thuộc khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc với khu vực “ngã ba biên giới”.

Video đang HOT

New Delhi lo lắng rằng, một khi hoàn thành, tuyến đường sẽ cho phép Trung Quốc tiếp cận dễ dàng hơn với “ hành lang Siliguri” hay còn gọi là vùng “cổ gà”, khu vực rộng khoảng 20 km kết nối 8 bang đông bắc với phần lãnh thổ chính của Ấn Độ. Thậm chí, một số ý kiến nhận định rằng nếu Trung Quốc kiểm soát được cao nguyên Doklam nơi tuyến đường được xây dựng, họ sẽ có thể cô lập toàn bộ 8 bang này trong trường hợp Ấn – Trung xung đột.

Căng thẳng Trung - Ấn: &'Ngọa long' đối đầu &'tàng hổ' ở Nam Á - Hình 4

Sự va chạm giữa các nền văn minh

Dù vậy, theo một số chuyên gia, nguy cơ về vùng “cổ gà” đã “bị thổi phồng quá mức” trong cuộc đối đầu lần này. Họ lý giải nếu muốn điều quân đến hành lang Siliguri, Quân đội Trung Quốc (PLA) phải huy động một lượng lớn binh sĩ từ Lhasa, thủ phủ Tây Tạng, cũng như từ khu vực trung tâm.

Ông Dennis Blasko, một chuyên gia hàng đầu về quân sự Trung Quốc, cho biết PLA đang tiến hành cải cách để có thể điều quân đến bất cứ đâu, song lực lượng của họ tại Tây Tạng không đủ để phá hàng rào phòng thủ của Ấn Độ tại Sikkim. Trong khi đó, việc chuyển đủ quân đến khu vực núi cao và hiểm trở như Himalaya sẽ mất nhiều thời gian, không còn yếu tố bất ngờ chiến lược cũng như tạo điều kiện để Ấn Độ củng cố lực lượng.

Hơn nữa, các chuyên gia cho rằng việc phòng thủ trước pháo binh, lục quân và không quân Ấn Độ là tại khu vực Sikkim thậm chí càng khó hơn việc điều quân. “Sikkim là nơi Ấn Độ tấ.n côn.g Trung Quốc, chứ không phải ngược lại”, trung tướng về hưu SL Narasimhan, hiện là thành viên Hội đồng Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ, nhận định.

Căng thẳng Trung - Ấn: &'Ngọa long' đối đầu &'tàng hổ' ở Nam Á - Hình 5

Do đó, theo nhà phân tích Ajai Shukla, New Delhi tin rằng Bắc Kinh muốn thông qua cuộc đối đầu lần này để “thử thách cam kết của Ấn Độ với Bhutan”. “Trung Quốc đã luôn cảm thấy tự ái vì mối quan hệ thân thiết giữa hai nước đó, mối quan hệ vẫn đứng vững dù Trung Quốc có gây sức ép để chia rẽ như thế nào”, ông Shukla nói với BBC.

Ấn Độ hiện duy trì một lực lượng binh sĩ cố định tại Bhutan (số liệu chưa thống nhất, dao động từ 900 đến 5.000 binh sĩ). New Delhi hiểu rằng việc rút quân khỏi Bhutan cũng đồng nghĩa với việc đưa Thimbu vào vòng ảnh hưởng của Bắc Kinh, cho phép Trung Quốc giành lợi thế trong cuộc đàm phán biên giới với Bhutan.

Mặt khác, Bắc Kinh cũng hiểu rằng việc để Ấn Độ ra mặt thay cho Bhutan, nhất là khi liên quan đến quân sự, sẽ gửi đi một thông điệp không mong muốn đến các nước khác tại khu vực, những nước mà Trung Quốc muốn “nhắc nhở” về vị thế cường quốc của mình.

Bhutan là một vương quốc nhỏ bị kẹp giữa Ấn Độ và Trung Quốc, hai nền văn minh với lịch sử lâu đời với những bản sắc khó có thể nhầm lẫn. Do đó, cuộc đối đầu đang diễn ra trên Himalaya hé lộ một phần của bức tranh lớn hơn về sự tranh giành ảnh hưởng giữa “ngọa long” và “tàng hổ” tại khu vực Nam Á.

Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều từng có quá khứ huy hoàng và nay cùng muốn khôi phục lại hào quang đã có, dù âm thầm hay công khai. Việc sở hữu những nền văn minh lớn của nhân loại khiến lãnh đạo hai nước muốn giành lại lại quyền lực và vị thế sao cho phù hợp với diện tích, dân số, vị trí địa lý và di sản lịch sử của đất nước mình.

Miếng bánh khổng lồ Nam Á

Ngày 7/4 năm nay, khi Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina đặt chân đến New Dehli, người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi đã ra tận sân bay đón bà. Trong dịp này, hai nước đã ký 3 thỏa thuận hợp tác quốc phòng với lần đầu tiên Bangladesh đạt thỏa thuận mua thiết bị quân sự từ Ấn Độ.

Sự sốt sắng được cho là “trái với tiề.n lệ” của ông Modi diễn ra trong bối cảnh quan hệ Trung Quốc – Bangladesh đang phát triển nhanh và Dhaka vừa mua 2 tàu ngầm từ Bắc Kinh.

Trong nhiều năm dài, dựa vào quy mô kinh tế vượt trội và mối tương quan lịch sử – văn hóa lâu đời, Ấn Độ đã khuếch trương ảnh hưởng rộng khắp Nam Á. Trong khi đó, Trung Quốc không có nhiều quan hệ với khu vực này ngoại trừ Pakistan.

Tuy nhiên, khi thế giới bước sang thiên niên kỷ thứ ba, Trung Quốc đã vươn mình trở thành nền kinh tế dẫn đầu thế giới và bắt đầu vươn tầm ảnh hưởng ra khắp các lục địa xa xôi, bao gồm Nam Á, qua các hoạt động ngoại giao, thương mại, đầu tư và viện trợ.

Căng thẳng Trung - Ấn: &'Ngọa long' đối đầu &'tàng hổ' ở Nam Á - Hình 6

Từ năm 2015, Trung Quốc đã thay thế Ấn Độ để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Bangladesh và đang thu hẹp khoảng cách tại Nepal và Sri Lanka. Ngoại trừ Bhutan, nước thậm chí không thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc, sự hiện diện của Trung Quốc ở Nam Á đang rõ ràng hơn bao giờ hết, từ các chuyến thăm viếng cấp cao đến hàng hóa ở chợ và các công trình đầu tư hạ tầng.

Nam Á là khu vực có mức độ hội nhập kinh tế thấp bậc nhất thế giới với nguyên nhân là các cuộc xung đột lãnh thổ triền miên, chính sách bảo hộ và cơ sở hạ tầng giao thương kém phát triển. Trung Quốc, với sáng kiến Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) và “Vành đai, Con đường”, nắm trong tay tiềm lực tài chính khổng lồ và là thứ các nước Nam Á đang cần để thay đổi bộ mặt hạ tầng của họ.

Bangladesh, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka đều là thành viên AIIB. Nepal, nước vốn kết nối với thế giới thông qua cửa ngõ phía nam và Ấn Độ, đang đàm phán để xây dựng một tuyến đường băng qua Trung Á để đến Trung Quốc và là một phần trong sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Bắc Kinh.

Căng thẳng Trung - Ấn: &'Ngọa long' đối đầu &'tàng hổ' ở Nam Á - Hình 7

Trong khi đó, Pakistan được hứa hẹn sẽ có 60 tỷ USD trong tổng trị giá 900 tỷ USD mà các định chế Trung Quốc dự kiến dành cho sáng kiến trên. Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan sẽ là một phần quan trọng của kế hoạch xây dựng hạ tầng xuyên suốt châu Á và nối Trung Quốc với các khu vực xa xôi. Một nửa trong khoản tiề.n 60 tỷ USD sẽ dành cho các công trình sân bay, cảng biển, đường xá của Pakistan.

Sri Lanka cũng gia nhập sáng kiến Vành đai, Con đường. Các quan chức nước này không che giấu hy vọng Trung Quốc sẽ giúp hồi sinh giao thương có lịch sử hàng nghìn năm trước. Khoản đầu tư Trung Quốc dự kiến đổ vào Sri Lanka khi tham gia Vành đai, Con đường là khoảng 24 tỷ USD.

Tất nhiên, lợi thế lâu năm của New Delhi tại Trung Á vẫn còn đó. Kể từ khi lên nhậm chức hồi năm 2014, Thủ tướng Modi đã đẩy mạnh hợp tác với các láng giềng ở quy mô chưa từng có trước đó thông qua hoạt động thương mại, giao lưu nhân dân… Ấn Độ chia sẻ với Nepal đường biên giới mở, ký thỏa thuận thương mại tự do với Sri Lanka và có “mắc xích kinh tế đôi bên cùng có lợi” với Bhutan.

Tại Diễn đàn Vành đai và Con đường vì Hợp tác Quốc tế tổ chức ở Bắc Kinh hồi tháng 5 vừa qua, trong lúc Chủ tịch Tập Cận Bình vẽ lên một bức tranh màu hồng về hợp tác khu vực, New Delhi chỉ cử một phái đoàn cấp thấp đến tham dự, một động thái tỏ rõ sự không hài lòng.

Chỉ có khói khó thành lửa

Trở lại với cuộc đối đầu tại Doklam, binh sĩ Trung – Ấn vẫn gầm ghè nhau mỗi ngày. Ấn Độ không chịu xuống giọng trong khi Trung Quốc vừa tổ chức tập trận ở Tây Tạng, động thái được cho là nhằm chuyển quân lính và vũ khí đến gần biên giới với Bhutan. Dù vậy, các chuyên gia nhận định hai nước có mọi lý do để không làm bùng phát một cuộc xung đột và cuộc chiến năm 1962 sẽ không lặp lại.

Về phía Ấn Độ, dù Bộ trưởng Quốc phòng Arun Jaitley mạnh miệng rằng “Ấn Độ năm 2017 khác Ấn Độ năm 1962, thời điểm nước này mất mặt trước Trung Quốc sau cuộc chiến chớp nhoáng chỉ kéo dài một tháng, Ấn Độ vẫn thua hẳn Trung Quốc về sức mạnh quân sự .

Trong bài phân tích đăng trên The Diplomat, ông Rajeesh Kumar, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng ở New Delhi, cho rằng trong một thế chế dân chủ như Ấn Độ, chiến tranh, và một cuộc chiến bại, ngay lập tức sẽ được phản chiếu trong kỳ bầu cử tiếp theo.

Căng thẳng Trung - Ấn: &'Ngọa long' đối đầu &'tàng hổ' ở Nam Á - Hình 8

Ngoài ra, người dân Ấn Độ, vốn luôn “ấm ức” vì chiến bại năm 1962, không thể chịu đựng thêm một lần thua cuộc trước Trung Quốc.

Về phía Trung Quốc, việc khiêu chiến trước sẽ phá vỡ hoàn toàn hình ảnh mà Bắc Kinh dày công tạo dựng trong những năm gần đây: một cường quốc với sức mạnh kinh tế và sự trỗi dậy trong hòa bình. Trong bối cảnh thế giới vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận Trung Quốc như một nhà lãnh đạo tương lai, một cuộc chiến tranh sẽ khiến những ấn tượng về tham vọng bành trướng của Bắc Kinh càng sâu đậm trong mắt dư luận.

Vì tất cả những lý do trên, căng thẳng biên giới của Trung Quốc và Ấn Độ nhiều khả năng sẽ dừng lại ở những cú huých vai qua lại của binh sĩ hai bên hơn là xung đột bùng nổ.

Căng thẳng Trung - Ấn: &'Ngọa long' đối đầu &'tàng hổ' ở Nam Á - Hình 9

Theo Zing News

Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ chớ nuôi ảo tưởng về căng thẳng biên giới

Trung Quốc nói Ấn Độ không nên nuôi ảo tưởng về căng thẳng ở biên giới, nói năng lực phòng vệ của Bắc Kinh đã "liên tục tăng cường".

Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ chớ nuôi ảo tưởng về căng thẳng biên giới - Hình 1

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm. Ảnh: SCMP.

"Làm rung chuyển một ngọn núi là điều đơn giản nhưng khiến quân Giải phóng Nhân dân (PLA) run sợ là rất khó", Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm hôm nay nói. Ông cảnh báo năng lực bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền Trung Quốc của PLA "liên tục tăng cường".

"Quyết tâm và sự sẵn sàng của Trung Quốc trong bảo vệ chủ quyền là không thể bị khuất phục. Trung Quốc sẽ bảo vệ chủ quyền và các lợi ích an ninh bằng mọi giá", ông Ngô cho biết thêm.

Căng thẳng Trung - Ấn bắt đầu khi một trung đội PLA hôm 8/6 lợi dụng đêm tối lặng lẽ tiến vào cao nguyên Doklam nằm giữa biên giới Trung Quốc và Bhutan, phá bỏ những lô cốt mà quân đội hoàng gia Bhutan đã xây dựng cách đây nhiều năm để phục vụ tuần tra biên giới.

Ngày 16/6, một đơn vị công binh Trung Quốc tiến vào Doklam nhằm xây dựng một con đường chạy xuyên qua cao nguyên, nhưng vấp phải sự phản đối của quân đội Bhutan. Lính Trung Quốc không chịu rút đi, buộc Bhutan phải nhờ Ấn Độ giúp đỡ. Hai ngày sau, khoảng 300 - 400 lính Ấn Độ tiến vào Doklam, ngăn chặn đơn vị công binh Trung Quốc.

Binh sĩ hai nước sau đó đối đầu nhau gần một thung lũng, chia tách Ấn Độ và Bhutan, mà Trung Quốc đang kiểm soát. Thung lũng này cho phép Trung Quốc tiếp cận khu vực gọi là Cổ Gà, một dải đất hẹp kết nối Ấn Độ và những khu vực hẻo lánh phía đông bắc nước này.

Ấn Độ rút lính biên phòng là điều kiện tiên quyết để giải quyết tình hình, ông Ngô nói. "Ấn Độ không nên phó mặc cho vận may và nuôi dưỡng những ảo tưởng phi thực tế". PLA đã thực hiện các biện pháp khẩn cấp ở khu vực và tiếp tục tập trung điều động, diễn tập.

Ông Ngô kêu gọi Ấn Độ có "những bước đi thực tiễn để sửa sai, dừng khiêu khích và cùng Trung Quốc bảo vệ hòa bình tại khu vực biên giới".

Giới chức Ấn Độ cho biết có khoảng 300 binh sĩ đang đối mặt nhau trong khu vực dài 150 m. Các nhà ngoại giao hai nước đã đối thoại trong thầm lặng để đảm bảo căng thẳng không leo thang. Đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc đang dẫn đầu nỗ lực tìm cách để hai bên cùng xuống thang mà không mất hình ảnh.

Truyền thông Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ sẽ đối mặt với số phận tồi tệ hơn thất bại nước này hứng chịu trong chiến tranh biên giới năm 1962. Truyền thông Trung Quốc còn đưa tin PLA đã diễn tập bắ.n đạn thật gần khu vực có tranh chấp trong tháng 7 nhưng không nêu rõ thời gian hay địa điểm.

Như Tâm

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bất ngờ với quốc gia Phật giáo nhỏ bé trở thành cường quốc tiề.n điện tử
18:35:47 01/10/2024
Nga ngỏ ý có thể đàm phán phương án rút quân khỏi 2 vùng ly khai Georgia
08:26:57 02/10/2024
Phát hiện mới về vai trò của nữ giới trong nền văn hóa Moche cổ đại
16:44:08 01/10/2024
Chuyên gia: Trung Quốc đối mặt thách thức chưa từng có từ tình trạng già hoá dân số
19:40:07 30/09/2024
Hình ảnh tiểu bang North Carolina của Mỹ 'xơ xác' sau bão Helene
20:07:33 30/09/2024
Bão Helene tàn phá Đông Nam nước Mỹ, số nạ.n nhâ.n thiệt mạng tăng lên 118 người
16:31:41 01/10/2024
Phó Tổng thống K.Harris huy động 55 triệu USD trong hai sự kiện gây quỹ cuối tuần
21:09:33 30/09/2024
Đấu giá vòng cổ kim cương 300 carat với giá trị ước tính 2,8 triệu USD
05:43:30 01/10/2024

Tin đang nóng

Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
17:15:34 02/10/2024
Phan Đạt rút khỏi showbiz hậu "bó.c phố.t" chấn động, một nam diễn viên lập tức khóa trang cá nhân
15:09:26 02/10/2024
Xác minh clip nữ "giáo viên" có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT
16:00:10 02/10/2024
Ngày ăn hỏi, mẹ chồng tái mặt khi thấy vết bớt trên cánh tay con dâu: Kết quả ADN khiến 2 nhà điếng người
12:40:41 02/10/2024
Vụ phụ huynh xông vào lớp đán.h học sinh: Kỷ luật 3 học sinh, phụ huynh nhận lỗi
12:43:28 02/10/2024
NSƯT Hữu Châu bị réo chèn ép diễn viên trẻ, Phan Đạt công khai tin nhắn riêng tư
16:19:43 02/10/2024
Miss Grand 2024: Quế Anh bị phẫn nộ khủng khiếp, chưa từng có lịch sử nhan sắc
15:15:24 02/10/2024
Nữ giáo viên trẻ có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT tường trình gì?
17:23:55 02/10/2024

Tin mới nhất

Nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mexico tuyên thệ nhậm chức

18:21:25 02/10/2024
Ngoài ra, cũng theo INE, với cách biệt tới 32,3 điểm phần trăm so với đối thủ liền kề là ứng cử viên Xóchitl Gálvez, bà Claudia Sheinbaum cũng trở thành Tổng thống đắc cử nhận được nhiều phiếu ủng hộ nhất trong lịch sử Mexico.

Chuyên cơ chở Tổng thống Brazil gặp sự cố kỹ thuật

18:15:02 02/10/2024
Tổng thống Lula da Silva đã tiến hành chuyến thăm chính thức Mexico để tham dự lễ nhậm chức của tân Tổng thống Claudia Sheinbaum vào ngày 1/10. Hãng tin Metropoles của Brazil cho biết chuyên cơ chở ông Lula vẫn đang ở trong không phận M...

Liên minh kinh tế Á - Âu hướng tới tăng cường chủ quyền số

17:57:16 02/10/2024
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết, Yerevan đang xây dựng một kiến trúc kỹ thuật số dựa trên các nguyên tắc tin cậy và bảo mật nhằm hoàn toàn thay đổi các dịch vụ dân sự.

Thủ tướng Pháp phác thảo chính sách ưu tiên quốc gia

17:50:11 02/10/2024
Ngoài ra, Thủ tướng Pháp cũng thông báo các chính sách về năng lượng, nhà ở, và khả năng cải cách hơn nữa chính sách hưu trí. Ông cam kết sẽ quản trị nước Pháp bằng một phương thức mới gồm lắng nghe, tôn trọng và đối thoại .

Ít nhất 45 người di cư bị t.ử von.g ở ngoài khơi Djibouti

17:45:43 02/10/2024
Nhiều người đang cố gắng đến Saudi Arabia và các nước Arab vùng Vịnh khác, nơi họ có thể tìm được việc làm lao động chân tay hoặc giúp việc gia đình.

Bầu cử Mỹ 2024: Khác biệt lịch sử trong cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên phó tổng thống

17:43:34 02/10/2024
Các kết quả thăm dò dư luận của AP/NORC, New York Times/Đại học Sienna được tiến hành ngay trước tranh luận cho thấy Thống đốc Walz được lòng cử tri hơn so với Thượng nghị sĩ Vance, với tỷ lệ tín nhiệm lần lượt là 40% và 25%.

Cảnh báo thảm họa cho các sông băng ở Thụy Sĩ

17:38:09 02/10/2024
Tuy nhiên, với nhiệt độ trung bình tháng 8 cao hơn điểm đóng băng vài độ ngay cả ở trạm Jungfraujoch cao 3.571 m nằm trên sông băng Aletsch, các nhà khoa học đo được lượng băng mất cao kỷ lục trên cả nước trong tháng này.

Israel huy động thêm 4 lữ đoàn dự bị cho chiến trường phía Bắc

17:31:23 02/10/2024
Theo người phát ngôn quân đội Israel, chi tiết về những cuộc đột kích sẽ được giải mật. Động thái này diễn ra chỉ vài giờ sau khi Israel chính thức tuyên bố phát động chiến dịch trên bộ chống Hezbollah ở miền Nam Liban.

Tân Thủ tướng Nhật Bản cam kết thúc đẩy cải cách chính trị và hỗ trợ sinh kế của người dân

17:28:12 02/10/2024
Tân Thủ tướng Nhật Bản nhấn mạnh điều quan trọng đối với Nhật Bản là thúc đẩy tăng trưởng tiề.n lương mạnh mẽ, vì tiêu dùng tư nhân thiếu sức sống. Theo ông Ngân hàng trung ương Nhật Bản nên duy trì các điều kiện tiề.n tệ thích ứng.

Lý do Ukraine không ủng hộ sáng kiến hòa bình của Trung Quốc và Brazil

16:47:06 02/10/2024
Tuy nhiên, phía Ukraine đã bày tỏ sự không hài lòng khi Thụy Sĩ tham gia vào kế hoạch này, đồng thời Kiev tỏ ra khá cứng rắn với sáng kiến hòa bình trên.

Tổng thống Mỹ hối thúc chấm dứt đình công tại các cảng biển

16:45:06 02/10/2024
Giới phân tích nhận định cuộc đình công này làm gián đoạn hoạt động vận tải, logistics, nguy cơ gây thiệt hại 5 tỷ USD mỗi ngày, đồng thời tác động tới nhiều người lao động trong chuỗi cung ứng và xa hơn nữa sẽ kéo theo lạm phát.

Công nghệ đột phá giúp tên lửa sử dụng bất kỳ kim loại nào làm nhiên liệu

14:35:41 02/10/2024
Công nghệ mới mở ra bước ngoặt cho lĩnh vực khám phá không gian, khi tên lửa không cần quay trở lại Trái Đất để tiếp nhiên liệu.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Quế Anh đăng tâm thư trước thềm dự thi Miss Grand International 2024

Sao việt

17:45:47 02/10/2024
Trên trang cá nhân mới đây, Hoa hậu Quế Anh đã đăng tải bức tâm thư ngay trước thêm tham dự đấu trường nhan sắc Miss Grand International 2024.

Bà Phương Hằng "quay xe", huỷ kèo quyên góp bão lũ, bị 1 sao nam réo thẳng tên

Netizen

17:44:50 02/10/2024
Sau khi được trả tự do, bà Phương Hằng liên tục có nhiều động thái thu hút sự chú ý. Trong đó có việc ủng hộ tiề.n tỷ cho vùng bão lũ và tuyên bố từ nay về sau sẽ không livestream.

Nhận miễn phí tựa game có giá gần 300.000 VND trên Steam, thời gian chỉ kéo dài 24 tiếng

Mọt game

17:38:27 02/10/2024
Không giống như Epic Games Store với những ưu đãi miễn phí định kỳ mỗi tuần, Steam thường xuyên mang tới những bất ngờ thú vị tới với người chơi.

Bạc Liêu: Phát hiện nhiều sai phạm tại một Trung tâm Y tế huyện

Pháp luật

17:21:19 02/10/2024
Ngày 2/10, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa ban hành Kết luận thanh tra về công tác quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Lợi (2021 2022), qua đó phát hiện nhiều hạn chế, sai phạm với số tiề.n hơn 2,...

Beyoncé nhận kết cục đắng vì dính líu tội ác của Diddy, thao túng Justin Bieber?

Sao âu mỹ

17:19:26 02/10/2024
Những ngày này, vụ việc của Diddy đang là tâm điểm của mọi sự chú ý, cũng là sự kiện gây chấn động nhất trong năm 2024. Nhiều người bàng hoàng tự hỏi tại sao những vụ việc kinh hoàng này đến bây giờ mới bị đưa ra ánh sáng.

Xếp hạng may mắn của 12 con giáp ngày 3/10/2024: Tuổ.i Sửu và Tỵ có vận may cực tốt

Trắc nghiệm

16:49:30 02/10/2024
Xếp hạng may mắn 12 con giáp hôm nay 3/10. Đâu là con giáp may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.Xếp hạng may mắn nhất: Tuổ.i Sửu và Tỵ

Hôm nay nấu gì: Bữa tối ngon miệng, đủ chất với 3 món thú vị

Ẩm thực

16:43:42 02/10/2024
Bữa tối ngon miệng, đủ chất với 3 món thú vị. Đảm bảo bữa ăn hợp mùa thu này ai cũng sẽ thích thú khi thưởng thức.

Trang phục linen là điểm nhấn riêng cho phong cách mùa thu

Thời trang

16:35:49 02/10/2024
Hướng đến những ngày làm việc kéo dài trong môi trường công sở, những bộ trang phục linen thông dụng như sơ mi linen, váy linen dáng suông thoải mái và thanh lịch trở thành ưu tiên hàng đầu của quý cô.

Nữ tân binh tung album đầu tay, tài năng thế nào mà khiến Trang Pháp "cảm thấy may mắn"?

Nhạc việt

16:29:45 02/10/2024
Ngày 1/10, nữ tân binh Vpop Vy Vy tổ chức họp báo giới thiệu album đầu tay mang tên Buộc Vào Cơn Gió. Vy Vy tên thật là Đỗ Phương Vy, từng gây ấn tượng qua chương trình Big Song Big Deal năm 2022.

Diễn viên Hàn Quốc mất việc vì Netflix, sự thật là gì?

Hậu trường phim

16:25:09 02/10/2024
Những ngày gần đây, nhận định Netflix là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng diễn viên Hàn Quốc thất nghiệp hàng loạt đang trở thành chủ đề nóng trên các nền tảng mạng xã hội xứ Kim Chi.