Căng thẳng tôn giáo tại Thái Lan chưa dịu
Nhà chức trách Thái Lan tỏ ra không nhượng bộ trong cuộc điều tra nhằm vào một nhà sư được nhiều người ủng hộ và là ứng viên sáng giá cho vị trí lãnh đạo giáo hội nước này.
Binh sĩ và người biểu tình đụng độ ngày 15.2 – Ảnh: Reuters
Ngày 17.2, Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan Paiboon Koomchaya thông báo Cục Điều tra đặc biệt (DSI) của nước này đã phát hiện nhà sư Somdej Chuang đang sở hữu bất hợp pháp một chiếc xe hiệu Mercedes Benz. Ông Paiboon không nói rõ chi tiết nhưng cho biết DSI sẽ công bố rõ ràng vào hôm nay 18.2.
Ngoài ra, sư Somdej Chuang còn bị cáo buộc đã lạm dụng quyền lực để bao che cho nhà sư Phra Dhammachayo, trụ trì chùa Phra Dhammakaya, người đã bị bắt trong một vụ tai tiếng biển thủ và rửa tiền gần đây. Theo kết quả điều tra, khoảng 2 tỉ baht (hơn 1.256 tỉ đồng) tiền cúng dường của chùa Phra Dhammakaya, đã bị chuyển bất hợp pháp vào tài khoản cá nhân của trụ trì Phra Dhammachayo và một số nhà sư khác trong chùa.
Nhà sư Somdej Chuang, 90 tuổi, trụ trì chùa Paknam Phasi Charoen, hiện là Chủ tịch Hội đồng tăng đoàn tối cao Thái Lan (SSC) và được SSC đề cử vào vị trí Đức Tăng Thống lãnh đạo giáo hội nước này. Tuy nhiên, việc đề cử vấp phải sự phản đối quyết liệt của một số cá nhân, tổ chức Phật giáo nổi tiếng khác trong nước. Cộng thêm việc sư Somdej Chuang đang bị điều tra về nhiều vụ việc nên chính phủ Thái Lan tạm thời chưa phúc trình đề cử ông lên nhà vua Bhumibol Adulyadej để được chính thức chuẩn y.
Video đang HOT
Đây là một trong những lý do chính dẫn tới cuộc biểu tình của hơn 1.000 người thuộc Liên minh tăng lữ và phật tử Thái Lan, gồm 950 nhà sư và 200 người ủng hộ, tại tỉnh Nakhon Pathom. Nhóm này đã nêu 5 yêu sách đối với chính phủ, trong đó có lập tức bổ nhiệm nhà sư Somdej Chuang.
Đoàn biểu tình đã ẩu đả lớn với khoảng 150 binh sĩ được huy động đến hiện trường nhưng không có ai bị thương. Biểu tình chỉ kết thúc sau khi Phó thủ tướng Prawit Wongsuwan thương thảo với những người dẫn đầu và cam kết sẽ báo cáo lại với Thủ tướng Prayuth Chan-ocha ngay khi ông trở về từ Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN – Mỹ tại California.
Tuy nhiên, đại diện người biểu tình cảnh báo nếu yêu cầu không được đáp ứng thì “chúng tôi sẽ trở lại”. Trong khi đó, Bộ trưởng Tư pháp Paiboon khẳng định cuộc điều tra nhằm vào sư Somdej Chuang vẫn sẽ tiếp tục. “Cuộc biểu tình của giới tăng lữ không gây được áp lực lên Bộ Tư pháp. Nhà sư hay cư sĩ đều bình đẳng trước pháp luật”, ông nói.
Lam Yên
(Văn phòng Bangkok)
Theo Thanhnien
Bạo loạn nghiêm trọng ở Hồng Kông ngày mùng 2 Tết
Cảnh sát Hồng Kông phải bắn 2 phát súng cảnh cáo trong cuộc bạo loạn nghiêm trọng giữa cảnh sát và người biểu tình tại quận Mongkok ngày mùng 2 tết
Cảnh sát Hồng Kông phải bắn 2 phát súng cảnh cáo trong cuộc bạo loạn nghiêm trọng giữa cảnh sát và người biểu tình tại quận Mongkok ngày mùng 2 tết.
Được biết, cuộc bạo loạn nghiêm trọng này liên quan đến chiến dịch loại bỏ các quầy hàng thực phẩm bất hợp pháp của thanh tra vệ sinh thực phẩm và y tế. Ngay sau đó, cuộc biểu tình đã bùng phát thành bạo loạn dữ dội giữa cảnh sát và đám đông chủ hàng rong. Đây cũng được xem là cuộc bạo lực đường phố tồi tệ nhất kể từ sau cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ vào năm 2014.
Những người bán hàng rong đã ném gạch đá vào cảnh sát, trong khi đó, lực lượng an ninh đã phải dùng dùi cui điện và hơi cay để trấn át đám đông. Một quan chức cảnh sát cho biết: có 44 người bị thương bao gồm cả cảnh sát.
Cuộc đụng độ xảy ra vào rạng sáng mùng 2 tết Bính Thân.
Quyền cảnh sát trưởng khu vực Mongkok, Yau Siu-kei tuyên bố trước báo giới: "Để đảm bảo an toàn và trật tự nơi công cộng, cảnh sát đã hành động kiên quyết, trong đó có sử dụng dùi cui và bình xịt hơi cay, để ngăn chặn các hành vi bạo lực trái pháp luật".
Hiện tại, khu mua bán sầm uất nhất Hồng Kông gần như đã bị phong tỏa, với những thùng rác và chậu hoa đang bốc cháy.
Lực lượng chức năng chi biết đã bắt giữ 3 người đàn ông, trong độ tuổi từ 27-35 vì tội danh hành hung và cản trở người thi hành công vụ.
Đây được xem là hồi chuông cảnh báo cho tình trạng bất ổn tại Hồng Kông kể từ sau khi cuộc biểu tình kéo dài hơn 2 tháng hồi năm 2014 đòi quyền bầu cử phổ thông đầu phiếu cho người dân.
Linh Chi (Theo Reuters)
Theo_Kiến Thức
Người biểu tình ném đồ chơi tình dục vào Bộ trưởng Kinh tế New Zealand Một phụ nữ biểu tình phản đối New Zealand tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã ném đồ chơi tình dục vào mặt Bộ trưởng Kinh tế nước này vào ngày 4.2. Người biểu tình ném đồ chơi tình dục vào mặt Bộ trưởng Kinh tế New Zealand trong buổi họp báo - Ảnh chụp màn...