Căng thẳng tiếp tục sau khi Quốc hội Crimea bỏ phiếu sáp nhập vào Nga
Trước quyết định của Quốc hội Crimea, Thủ tướng tạm quyền của Ukraine Arseny Yatseniuk tuyên bố việc bỏ phiếu đưa Crimea sáp nhập vào Nga là một động thái bất hợp pháp.
Crimea đã và vẫn đang là một phần không thể thiếu của Ukraine: “Đây là một quyết định bất hợp pháp và cuộc trưng cầu dân ý không hề có cơ sở pháp lý”. Tuyên bố nhấn mạnh Ukraine sẽ không phụ thuộc vào quốc gia láng giềng. “Trong trường hợp căng thẳng leo thang và hành động can thiệp quân sự vào lãnh thổ Ukraine tiếp tục được các lực lượng bên ngoài tiến hành, Chính phủ Ukraine và quân đội sẽ hành động theo luật pháp. Chúng tôi đã sẵn sàng bảo vệ đất nước”. Tổng thống tạm quyền Ukraine cũng cho biết Quốc hội nước này bắt đầu thủ tục giải tán nghị viện nước Cộng hòa tự trị Crimea.
Phía Mỹ cho biết bất kỳ cuộc trưng cầu dân ý nào tại Crimea mà không có sự tham gia của Chính phủ Ukraine tại Kiev đều vi phạm luật quốc tế. “Về buổi trưng cầu dân ý được Nghị viện Crimea thông báo, Mỹ cho rằng các quyết định về vùng tự trị này hay bất kỳ khu vực nào của Ukraine phải do Chính phủ tại Kiev đưa ra”, một quan chức cao cấp của Mỹ nói.
Phản ứng với hành động này, bắt đầu từ 7-3, Mỹ cũng áp đặt các quy định hạn chế visa đối với quan chức của Nga, khu tự trị Crimea và những công dân mà họ cáo buộc “đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina”. “Tổng thống Mỹ Obama ra lệnh hạn chế nhằm phản ứng với việc Nga tiếp tục vi phạm chủ quyền của Ukraina”, Nhà Trắng tuyên bố.
Video đang HOT
Về phía phương Tây tiếp tục có những động thái nhằm gia tăng sức ép lên Nga, đêm 6-3, tại Brussels (Bỉ), Liên minh châu Âu (EU) đã kết thúc cuộc họp thượng đỉnh bất thường về Ukraine. Sau hội nghị, giới chức EU thông báo liên minh này đã vạch ra một kế hoạch gồm 3 bước nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine hiện nay: Thứ nhất, EU dừng ngay lập tức các cuộc đàm phán thị thực với Nga, dừng công tác chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G8 sẽ diễn ra tại thành phố Sochi của Nga; thứ hai, giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine thông qua đàm phán giữa Ukraine với Nga và bằng cách thiết lập cơ chế đối thoại quốc tế, ví dụ theo hình thức nhóm công tác. Các cuộc đàm phán cần được khởi động ngay lập tức và có kết quả trong một thời hạn nhất định. Bằng không, EU sẽ áp đặt các biện pháp bổ sung, bao gồm cấm nhập cảnh và phong tỏa tài khoản của các quan chức Nga và hủy Hội nghị Thượng đỉnh Nga – EU sắp tới; và thứ ba, bất cứ hành động tiếp theo nào của Nga “gây bất ổn tình hình” ở Ukraine sẽ dẫn tới hậu quả lâu dài giữa Nga và EU, bao gồm các biện pháp trừng phạt về kinh tế. Đối với Ukraine, EU tuyên bố sẽ ký thỏa thuận liên kết với Kiev trước khi quốc gia Đông Âu này tiến hành bầu cử Tổng thống vào ngày 25-5 tới. Các nhà lãnh đạo EU cũng nhất trí với đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) về việc cung cấp gói viện trợ trị giá 11 tỷ Euro (khoảng 15 tỷ USD) cho Ukraine có thời hạn đến năm 2020, song với điều kiện Kiev phải thực thi toàn bộ yêu cầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF).
Trong khi đó, Tân Hoa xã đưa tin, ngày 6-3, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Vasily Nebenzya cho biết Moskva thẳng thừng loại trừ khả năng Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Trả lời báo giới, ông Nebenzya nhấn mạnh: “Điều đó không xảy ra trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Điều đó là không thể được”. Ông khẳng định cả Nga và NATO đều nhận thức rõ hậu quả của việc Ukraine trở thành thành viên của liên minh quân sự này.
Cựu điệp viên CIA: Mỹ chi 5 tỷ USD dàn dựng biểu tình ở Ukraine
Mới đây, PressTV đã đưa một thông tin gây chấn động rằng cựu điệp viên của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ CIA Scott Rickard đã tiết lộ về kịch bản Mỹ và EU đã chuẩn bị cho cuộc biểu tình tại Kiev từ mấy năm trước. Ông Scott Rickard khẳng định chính quyền Mỹ đã chi trực tiếp từ ngân sách Nhà nước hơn 5 tỷ USD cho chiến dịch mà họ gọi là “Dự án cam”. “Không ai khác chính phương Tây đã đạo diễn “cuộc khởi nghĩa” ở Kiev. Nguyên nhân của những sự kiện này không nằm ngoài yếu tố kinh tế và địa chính trị. Phương Tây nỗ lực kéo Ukraine cũng như một số quốc gia cựu Xô-viết khác về phía NATO. Đồng thời đưa các quốc gia này gia nhập vào Liên minh châu Âu, tình hình tại Ukraine đang phát triển theo dự định và làm hài lòng chính quyền Mỹ”, cựu điệp viên Scott Rickard nói.
Theo ANTD
Thủ tướng lâm thời Ukraine tới thăm nhà Trắng ?
Thủ tướng mới của Ukraine sẽ họp bàn trực tiếp với Tổng thống Obama vào tuần này, nhằm tìm ra một giải pháp hoà bình cho vấn đề khủng hoảng ở Ukraine và tình hình quân sự đang nóng dần lên ở Crimea.
Thủ tướng lâm thời, Arseniy Yatsenyuk được cho là sẽ đến nhà Trắng vào thứ 4 (12/3) để nói chuyện về việc Nga đưa quân đến Crimea và việc hỗ trợ về kinh tế đối với Ukraine, giới chức Mỹ cho hay.
Trong khi đó, có tin nói quân đội Nga đã bao vây đồn canh biên giới với Ukraine ở miền tây Crimea, bắt giữ 30 người bên trong và 11 người có ý định vượt biên.
Tổng thống lâm thời Ukraine, Arseniy Yatsenyuk
Cuộc gặp tại nhà Trắng này là hành động mới nhất trong những phản ứng về ngoại giao của Tổng thống Obama, bao gồm làm việc với những nước đồng minh, sử dụng những biện pháp trừng phạt về kinh tế và cô lập Nga.
Moscow cũng liên tiếp có những hành động đáp trả khi chỉ trích sự xuất hiện của giới chức ngoại giao cấp cao của EU và Mỹ trong các cuộc biểu tình tại Kiev hồi tháng 2/2014.
Một số khu vực ở Ukraine, cũng như Crimea hiện không công nhận tính hợp pháp của chính quyền tạm quyền Ukraine và yêu cầu tổ chức một cuộc trưng cầu về tương lai của đất nước. Cuộc trưng cầu dân ý đầu tiên sẽ diễn ra tại vùng tự trị Crimea vào cuối tuần này, ngày 16/3.
Theo ANTD
Súng lại nổ ở Bangkok, 2 người... không biểu tình bị thương Sang (7-3), hai ngươi Thai Lan đa bi thương bơi nhưng viên đan đươc băn ra tư môt công viên ơ trung tâm thu đô Bangkok, do lưc lương biêu tinh chông chinh phu chiêm giư. Theo đai ta canh sat Chaiya Kongsub, môt ngươi phu nư 31 tuôi đa bi băn khi đang đi bô trên đương phô va môt tai xê...