Căng thẳng thương mại lẫn nhau giữa Mỹ – Trung lan sang quân sự?
Trung Quốc đã triệu tập đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh và hủy các cuộc thảo luận luận quân sự chung để phản đối quyết định của Washington về việc trừng phạt một cơ quan quân sự của Trung Quốc và giám đốc cơ quan này về việc mua các máy bay chiến đấu và hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến của Nga.
Ảnh minh họa.
Reuters dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, hôm 22/9, Thứ trưởng Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Zheng Zeguang đã triệu tập Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad để đưa ra “những phát biểu nghiêm khắc” về việc Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc trong khi đó cho biết sẽ hủy chuyến thăm Mỹ của Tư lệnh hải quân nước này Shen Jinlong đồng thời hủy các cuộc đàm phán giữa các quan chức quân sự Mỹ và Trung Quốc vốn đã lên kế hoạch diễn ra tại Bắc Kinh trong tuần tới.
Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng nói thêm rằng quân đội Trung Quốc bảo lưu quyền có các biện pháp trả đũa Mỹ nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Trước đó, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian nói rằng quyết định của Trung Quốc mua máy bay chiến đấu và hệ thống tên lửa từ Nga là một hành động hợp tác bình thường giữa các quốc gia có chủ quyền và Mỹ “không có quyền can thiệp”.
Video đang HOT
Các động thái của giới chức Trung Quốc diễn ra sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 20/9 đã áp đặt các chế tài đối với Cục Phát triển Trang bị Quân ủy Trung ương Trung Quốc – cơ quan chịu trách nhiệm mua vũ khí của quân đội Trung Quốc – và giám đốc của Cục này vì “các giao dịch quan trọng” với hãng xuất khẩu vũ khí chính của Nga Rosoboronexport.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, các biện pháp trừng phạt này liên quan đến việc Trung Quốc mua 10 máy bay chiến đấu SU-35 vào năm 2017 và các thiết bị liên quan đến hệ thống tên lửa đất đối không S-400 vào năm 2018.
Một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 22/9 nhấn mạnh rằng các biên pháp trừng phạt của Mỹ nhắm mục tiêu vào Nga chứ không phải Trung Quốc.
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ ngăn Cục Phát triển Trang bị của Trung Quốc và Giám đốc Cục này Li Shangfu nộp đơn xin giấy phép xuất khẩu và tham gia vào hệ thống tài chính của Mỹ.
Phát biểu trên mạng xã hội, ông Li cho rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ vi phạm các tiêu chuẩn cơ bản của luật pháp quốc tế, đi ngược lại quan hệ tốt đẹp giữa 2 nước và 2 quân đội. Ông này cũng cảnh báo Mỹ sẽ đối mặt “hậu quả” nếu không rút các biện pháp trừng phạt lại.
Hoàng Nam
Theo baophapluat
Trung Quốc hủy hàng loạt chương trình nghị sự với Mỹ giữa lúc căng thẳng
Trung Quốc đã hủy chuyến thăm của tư lệnh Hải quân tới Mỹ, đồng thời hủy chuyến đi của phái đoàn do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu đến Washington vào tuần tới để đàm phán thương mại. Quyết định được đưa ra giữa lúc căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang, Washington mới đây cũng áp lệnh trừng phạt nhằm vào đơn vị quân đội Trung Quốc vì mua vũ khí của Nga.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Ảnh: Reuters)
RT dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 22/9 cho biết: "Phía Trung Quốc quyết định ngay lập tức triệu hồi Tư lệnh Hải quân Shen Jinlong, người đang tham gia Hội thảo chuyên đề các cường quốc hải dương quốc tế lần thứ 23 tại Mỹ, và dự kiến có chuyến thăm Mỹ".
Quyết định đưa ra không lâu sau khi Mỹ công bố quyết định trừng phạt Cục Phát triển Thiết bị (EDD) thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc do các thương vụ mua máy bay chiến đấu Su-35 và hệ thống tên lửa S-400 của cơ quan này với Nga.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng triệu tập Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh để trao công hàm phản đối các lệnh trừng phạt của Washington.
Trong một diễn biến căng thẳng khác, báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) cho biết, phía Trung Quốc đã hủy chuyến đi của phái đoàn đàm phán do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu đến Washington vào tuần tới. Theo kế hoạch ban đầu, phái đoàn Trung Quốc sẽ đến Mỹ vào ngày 24-25/9 để đàm phán xoa dịu căng thẳng thương mại. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị hủy vào phút chót.
Shi Yinhong, một cố vấn của chính phủ và là giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho rằng không khí hiện tại quá "nóng" để hai bên có thể đàm phán hiệu quả. "Việc chính quyền Tổng thống Trump công bố thuế mới áp vào 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc cho thấy hai bên đều không đủ bình tĩnh để nối lại đàm phán. Cũng không có dấu hiệu nào cho thấy các cuộc đàm phán sẽ được nối lại khi cả hai bên đều không chịu xuống nước", chuyên gia này nhận định.
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung không ngừng leo thang sau khi hai bên gần đây tiếp tục đáp trả nhau bằng chính sách tăng thuế quan. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đầu tuần này quyết định áp thuế 10% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc bắt đầu từ ngày 24/9 và cảnh báo tiếp tục tăng thuế lên mức 25% từ đầu năm sau.
Ngay lập tức, Trung Quốc cũng đáp trả bằng việc áp thuế 5%-10% lên 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
Cho rằng Mỹ vẫn còn nhiều "đạn" hơn trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, Tổng thống Trump cảnh báo sẽ tăng thuế đánh vào hàng hóa Trung Quốc nếu Bắc Kinh tiếp tục đáp trả. "Chúng ta sẽ áp thuế 25% lên 200 tỷ USD hàng hóa do Trung Quốc sản xuất. Và chúng ta sẽ tiếp tục áp thuế nếu họ phản kháng. Chúng ta đang xóa bỏ cách làm ăn thương mại bất công của Trung Quốc. Chúng ta đã giúp tái xây dựng Trung Quốc. Chúng ta đã giúp họ trở nên giàu có. Và bây giờ chúng ta sẽ thay đổi điều đó", ông Trump nói.
Minh Phương
Theo Dantri/SCMP
TQ dọa đáp trả khi bị Mỹ giáng đòn trừng phạt lên đơn vị quân đội chủ chốt Trung Quốc mới đây đã lên tiếng đáp trả lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào quân đội nước này, trong thương vụ vũ khí hàng tỉ USD ký với Nga. Trung Quốc bị Mỹ "tuýt còi" khi tìm đến Nga mua chiến đấu cơ Su-35 và tên lửa S-400. Dương Vũ Quân, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói Washington...