Căng thẳng tại Trung Đông: Tỷ lệ trẻ thương tật ở Gaza cao nhất thế giới
Ngày 2/12, Liên hợp quốc (LHQ) cho biết sau hơn 1 năm bùng phát xung đột giữa Phong trào Hồi giáo Hamas và Israel, Dải Gaza hiện là nơi có số lượng trẻ thương tật trên đầu người cao nhất thế giới.
Trẻ em Palestine nhận thức ăn cứu trợ tại thành phố Khan Younis, Dải Gaza ngày 24/9/2024. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Trong bài phát biểu gửi tới một hội nghị ở Cairo nhằm tăng cường viện trợ nhân đạo, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nhấn mạnh tình hình “khủng khiếp và tận thế” ở Gaza, nhiều trẻ bị thương tật nặng phải phẫu thuật nhưng không được gây mê do hệ thống y tế đã sụp đổ. Tình trạng suy dinh dưỡng ngày càng lan rộng. Nạn đói đang cận kề do những hạn chế nghiêm ngặt đối với việc cung cấp viện trợ. Tổng thư ký cảnh báo rằng những điều kiện mà người Palestine phải đối mặt ở dải đất hẹp ven Địa Trung Hải này có thể trở thành “tội ác quốc tế nghiêm trọng nhất”. Chính vì vậy, ông kêu gọi cộng đồng quốc tế xây dựng nền tảng cho hòa bình bền vững ở Gaza và trên khắp Trung Đông.
Các tổ chức viện trợ quốc tế đã nhiều lần lên tiếng báo động về tình hình ngày càng xấu đi ở Gaza, cảnh báo rằng dân thường đang bên bờ vực của nạn đói.
Video đang HOT
Họ cho biết các chuyến hàng viện trợ đến vùng đất này hiện đang ở mức thấp nhất kể từ khi bùng phát xung đột. Cụ thể, theo số liệu mới nhất của Cơ quan LHQ về Cứu trợ và Việc làm cho người tị nạn Palestine (UNRWA), chỉ có 65 xe tải viện trợ có thể vào Gaza mỗi ngày trong tháng qua. Con số ghi nhận trước khi nổ ra xung đột hồi tháng 10/2023 là 500 xe.
Theo số liệu của cơ quan y tế Dải Gaza, trong hơn 1 năm xung đột giữa Hamas và Israel, đã có 44.429 người Palestine tại Gaza thiệt mạng, hàng chục nghìn người bị thương. Trong khi đó, phía Israel ghi nhận hơn 1.200 người thiệt mạng và 250 người bị Hamas bắt giữ.
Hamas nhấn mạnh yêu cầu tiên quyết về đề xuất ngừng bắn
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, thủ lĩnh chính trị của Phong trào Hồi giáo Hamas Ismail Haniyeh ngày 25/6 tuyên bố sẽ không chấp nhận bất cứ đề xuất ngừng bắn nào đối với Dải Gaza, nếu không đảm bảo việc Israel rút toàn bộ quân đội khỏi khu vực này.
Cảnh đổ nát do xung đột Hamas - Israel tại thị trấn Beit Lahia, phía bắc Dải Gaza, ngày 21/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Haniyeh cũng nhấn mạnh rằng Hamas đã thể hiện sự linh hoạt tối đa và chấp nhận tất cả các đề xuất được đưa ra về điều kiện ngừng bắn, chấm dứt thù địch và việc Israel rút quân hoàn toàn khỏi Dải Gaza. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ để đảm bảo lệnh ngừng bắn, cung cấp viện trợ và nhu yếu phẩm cho người dân tại đây.
Liên quan tới các thỏa thuận tương lai về Gaza, ông Haniyeh nêu rõ tất cả các ý tưởng về hậu xung đột và thỏa thuận nội bộ về Dải Gaza phải "hoàn toàn là của người Palestine" và "không bên nào có quyền can thiệp, kể cả lực lượng chiếm đóng hay bất kỳ thế lực nào khác".
Tuyên bố trên của ông Haniyeh được đưa ra sau khi máy bay Israel tấn công tên lửa vào ngôi nhà của gia đình ông trong trại tị nạn Al-Shati (phía Bắc Dải Gaza), phá hủy hoàn toàn căn nhà này.
Theo các nguồn tin y tế, vụ không kích đã khiến 10 người thiệt mạng, trong đó có em gái của ông Haniyeh. Hiện một số thành viên trong gia đình vẫn đang bị vùi lấp dưới đống đổ nát.
Trong khi đó, Cơ quan y tế ở Dải Gaza cho biết ít nhất 37.658 người ở vùng lãnh thổ này đã thiệt mạng, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, trong khi hàng chục nghìn người khác bị thương trong cuộc xung đột kéo dài nhiều tháng giữa Hamas và Israel. Thống kê bên phía Israel cho thấy đã có 1.200 người thiệt mạng tại nước này và hơn 200 người bị bắt làm con tin kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 10/2023.
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, cùng ngày, Giám đốc Cơ quan Liên hợp quốc về cứu trợ người tị nạn Palestine (UNRWA) Philippe Lazzarini nhận định tình trạng hỗn loạn tại Dải Gaza đang diễn biến nghiêm trọng hơn khi các băng nhóm buôn lậu hình thành và gây thêm khó khăn trong hoạt động cung cấp viện trợ.
Phát biểu với báo giới, ông Lazzarini nhấn mạnh: "Về cơ bản, chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng đổ vỡ gần hoàn toàn về luật pháp và trật tự". Theo ông, một phần của tình cảnh trên là do sự gia tăng các băng nhóm liên quan đến buôn lậu thuốc lá. Bên cạnh đó, Giám đốc UNRWA cũng cho biết cơ quan này chỉ có thể đảm bảo nguồn kinh phí cho các hoạt động đến cuối tháng 8 tới.
UNRWA chịu trách nhiệm điều phối gần như mọi hoạt động nhân đạo tại Gaza. Cơ quan này từng phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng ngân sách từ tháng 1 vừa qua do nhiều quốc gia tạm ngừng tài trợ, xuất phát từ cáo buộc của Israel cho rằng một số nhân viên UNRWA hoạt động tại Gaza dính líu đến cuộc tấn công ngày 7/10/2023 của Hamas. Theo ông Lazzarini, khoảng 190 địa điểm (50% cơ sở hạ tầng) của UNRWA đã bị tấn công, hư hại kể khi xảy ra xung đột tại Dải Gaza.
Cuộc xung đột ở Gaza cũng đang gây ra những thiệt hại khủng khiếp về người, khi mỗi ngày lại có thêm khoảng 10 trẻ em bị mất một hoặc cả hai chân. Các số liệu báo cáo cho thấy giao tranh căng thẳng kéo dài gần 9 tháng qua tại Dải Gaza đã cướp đi sinh mạng của 14.000 trẻ em. Danh sách những người mất tích do xung đột tại Gaza có khoảng 4.000 em nhỏ, trong khi khoảng 17.000 trẻ mất người thân trong gia đình. Tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính đang ảnh hưởng đến hơn 90% dân số ở Gaza.
Ông Lazzarini nhấn mạnh tầm quan trọng của trách nhiệm giải trình đối với các cuộc tấn công vào các cơ sở của Liên hợp quốc và nhân viên nhân đạo, đồng thời cáo buộc rằng những hành động này vi phạm luật nhân đạo quốc tế.
Tàu chở hàng viện trợ cho Gaza bắt đầu khởi hành từ Cyprus Theo các trang web theo dõi hàng hải, một chuyến tàu chở hàng viện trợ cho Dải Gaza đã khởi hành từ đảo Cyprus ngày 9/5. Người tị nạn Palestine ở Rafah, Dải Gaza nhận hàng viện trợ của tổ chức UNRWA ngày 3/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Theo giới chức Mỹ, tàu Sagamore mang cờ Mỹ đã rời cảng Larnaca thuộc đảo Cyprus vào...