Căng thẳng tại Trung Đông: Hàng trăm người đã được sơ tán y tế khỏi Gaza
Ngày 6/11, Israel và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết trên 200 người dân Palestine tại Dải Gaza, bao gồm cả bệnh nhân và người chăm sóc, đã được sơ tán đến Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) hoặc Romania để điều trị.
Nạ.n nhâ.n bị thương trong cuộc không kích của Israel được điều trị tại bệnh viện Al-Shifa ở Gaza ngày 5/11/2023. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo WHO và COGAT, cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng Israel phụ trách các vấn đề dân sự tại các vùng lãnh thổ của Palestine, tổng cộng có khoảng 230 người đã được sơ tán. Trong một tuyên bố, COGAT nhấn mạnh đây là số lượng bệnh nhân và người chăm sóc lớn nhất đã rời qua cửa khẩu Kerem Shalom trong những tháng gần đây. Hoạt động này được thực hiện với sự hợp tác của UAE, Liên minh châu Âu (EU) và WHO.
Trong khi đó, WHO cho biết các bệnh nhân trên bao gồm những người mắc bệnh về má.u, ung thư, thận và chấn thương. Những bệnh nhân này được chuyển từ Gaza qua cửa khẩu Kerem Shalom vào Israel, sau đó đến sân bay Ramon gần Eilat ở miền Nam Israel.
Trước đó, ngày 5/11, đại diện của WHO tại các vùng lãnh thổ Palestine, ông Rik Peeperkorn cho biết các trường hợp trên nằm trong số 14.000 người đang chờ ở Gaza để được sơ tán vì lý do y tế. Tuy nhiên, chưa đến 5.000 người được cấp phép sơ tán y tế khỏi vùng lãnh thổ này kể từ khi bùng phát xung đột giữa Phong trào Hồi giáo Hamas và Israel vào tháng 10 năm ngoái.
Video đang HOT
Theo số liệu của Cơ quan y tế tại Gaza, gần 43.400 người Palestine đã thiệ.t mạn.g và hàng chục nghìn người bị thương trong hơn 1 năm xung đột nói trên. Bên phía Isarel ghi nhận 1.206 người thiệ.t mạn.g và hơn 200 người bị Hamas bắt giữ.
Người dân nhận thức ăn cứu trợ tại thành phố Gaza ngày 4/11/2024. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
* Cùng ngày, người đứng đầu Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên hợp quốc dành cho Người tị nạn Palestine ( UNRWA), ông Philippe Lazzarini cho biết cơ quan này đang đối mặt với “tình cảnh bi đát nhất” và cần sự hỗ trợ từ các thành viên Liên hợp quốc (LHQ) sau khi Israel quyết định cắt đứt quan hệ với tổ chức này.
Phát biểu trước Đại hội đồng LHQ, ông Lazzarini nhấn mạnh nếu không có sự can thiệp của các quốc gia thành viên, UNRWA sẽ phải giải thể, từ đó làm sụp đổ hoạt động ứng phó nhân đạo của LHQ, vốn phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở hạ tầng của cơ quan này, đồng thời đẩy hàng triệu người Palestine vào cảnh hỗn loạn.
Ông cho rằng việc thực thi lệnh cấm đối với tổ chức này tại Israel và Đông Jerusalem bị chiếm đóng – sắc lệnh vốn đã được Quốc hội Israel thông qua vào tháng trước – sẽ gây ra hậu quả thảm khốc. Trong trường hợp không có một chính quyền hoặc nhà nước có năng lực, chỉ có UNRWA mới có thể cung cấp giáo dục cho hơn 650.000 tr.ẻ e.m gái và tr.ẻ e.m trai ở Gaza. Nếu UNRWA giải thể, cả một thế hệ sẽ bị từ chối quyền được giáo dục.
Liên quan vấn đề này, trong phản hồi chính thức, LHQ cho biết tổ chức đa phương này không thể và không có đủ nguồn lực để đảm nhận trách nhiệm thay thế UNRWA.
Trước đó, bất chấp sự lên án của cộng đồng quốc tế, trong đó có đồng minh Mỹ cũng như Anh và Đức, Quốc hội Israel vẫn thông qua quyết định đóng cửa hoạt động của UNRWA. Theo đó, nước này sẽ chấm dứt thỏa thuận hợp tác năm 1967 với UNRWA bao gồm bảo vệ, di chuyển và quyền miễn trừ ngoại giao của tổ chức này. Các hoạt động của UNRWA tại Israel cũng sẽ chấm dứt kể từ cuối tháng 1/2025.
LHQ coi Gaza và Bờ Tây là vùng lãnh thổ mà Israel chiếm đóng. Luật nhân đạo quốc tế yêu cầu bên chiếm đóng phải đồng ý với các chương trình cứu trợ cho những người đang gặp khó khăn và tạo điều kiện cho họ “bằng mọi phương tiện có thể”, đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn về thực phẩm, chăm sóc y tế, vệ sinh và sức khỏe cộng đồng.
*Trong diễn biến cùng ngày, quân đội Israel cho biết các tổ chức cứu trợ đã hoàn thành đợt tiêm phòng bại liệt thứ hai cho tr.ẻ e.m ở Gaza, với hơn 1,1 triệu mũi tiêm được thực hiện tại các khu vực khác nhau của Dải đất ven Địa Trung Hải này, đạt tỷ lệ bao phủ 90%. Trong tổng số 1.107.541 mũi tiêm cho trẻ trên khắp Gaza, có 211.170 mũi tiêm được ghi nhận ở phía Bắc Gaza, 379.361 mũi tiêm chủng ở trung tâm Gaza và 517.070 mũi tiêm ở phía Nam Gaza.
Chiến dịch phòng chống bại liệt bắt đầu vào ngày 1/9 năm nay sau khi WHO xác nhận 1 trẻ nhỏ bị liệt một phần do virus bại liệt tuýp 2, đán.h dấu trường hợp đầu tiên như vậy ở vùng lãnh thổ này trong 25 năm qua.
WHO tiến hành đợt sơ tán quy mô lớn các bệnh nhân ở Gaza
Ngày 12/9, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo đã sơ tán khoảng 100 người, trong đó có hàng chục tr.ẻ e.m, từ Gaza đến Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), đồng thời kêu gọi các bên liên quan tạo điều kiện nối lại hoạt động vận chuyển y tế định kỳ từ Gaza ra bên ngoài.
Các bệnh nhân được sơ tán từ bệnh viện ở phía bắc Dải Gaza tới điều trị tại trường học ở Khan Yunis thuộc miền nam, ngày 22/11/2023. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu với các phóng viên, ông Richard Peeperkorn, đại diện của WHO tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, cho biết đây là cuộc sơ tán nhiều bệnh nhân nhất khỏi Gaza kể từ tháng 10/2023. Hoạt động diễn ra vào ngày 11/9. Quan chức này nhấn mạnh Gaza cần hành lang y tế, cần có một hệ thống được tổ chức và duy trì tốt hơn. WHO ước tính trên 10.000 người bệnh ở Gaza đang chờ được chuyển đi.
Cũng theo WHO, ít nhất 1/4 số người bị thương trong cuộc chiến tranh ở Gaza phải chịu những vết thương thành tật cả đời, nhiều người phải cắt cụt chi. WHO cho biết ít nhất 22.500 người bị thương ở Gaza trong 11 tháng kể từ khi chiến tranh nổ ra sẽ cần các dịch vụ phục hồi chức năng ngay bây giờ và trong nhiều năm tới. Ông Rik Peeperkorn cho biết nhu cầu phục hồi chức năng tăng vọt trong khi hệ thống y tế ngày càng yếu kém.
Dẫn kết quả một phân tích mới về các loại thương tích do xung đột, cơ quan y tế Liên hợp quốc cho biết trong số những người bị thương nặng có hàng nghìn phụ nữ và tr.ẻ e.m, nhiều người đã bị nhiều hơn một vết thương. Ước tính có tổng cộng từ 13.455 đến 17.550 trường hợp chấn thương chân tay nghiêm trọng, cần phục hồi chức năng. Các thương tích khác làm thay đổi cuộc sống bao gồm chấn thương cột sống, chấn thương sọ não và bỏng nặng. Đồng thời, WHO cho biết có 17 trong số 36 bệnh viện ở Gaza hiện còn hoạt động nhưng cũng không đầy đủ các dịch vụ trong khi các dịch vụ sơ cứu thường xuyên bị gián đoạn hoặc không thể tiến hành do tình trạng mất an ninh, các cuộc tấ.n côn.g và sơ tán.
Theo Cơ quan Y tế ở Gaza do lực lượng Hamas điều hành, ít nhất 41.118 người tại Gaza đã thiệ.t mạn.g kể từ khi chiến tranh bùng phát ngày 7/10/2023, trong khi số người bị thương lên tới hơn 95.000.
WHO tiến hành đợt sơ tán y tế lớn nhất tại Gaza Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/7 cho biết 85 bệnh nhân đã được sơ tán khỏi Dải Gaza đến Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) để tiếp tục có cơ hội được điều trị khẩn cấp. Em nhỏ bị thương sau cuộc không kích của Israel nhằm vào bệnh viện dã chiến trong trường học ở Deir al-Balah,...