Căng thẳng tại Trung Đông: Chính quyền mới tại Syria lần đầu đề cập tiến trình bầu cử
Việc tổ chức các cuộc bầu cử ở Syria có thể mất tới 4 năm. Đây là nhận định của nhà lãnh đạo chính quyền lâm thời tại Syria, ông Ahmed al-Sharaa, đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Al Arabiya của Saudi Arabia (Ảrập Xêút) ngày 29/12.
Cử tri Syria bỏ phiếu bầu Quốc hội tại điểm bầu cử ở thủ đô Damascus. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Trong bình luận đầu tiên về thời gian biểu có thể có cho các cuộc bầu cử trong tương lai, người đứng đầu nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) lãnh đạo lực lượng đối lập cầm quyền trên thực tế tại Syria, nhận định người dân nước này sẽ cần khoảng một năm để chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Trong khi đó, việc soạn thảo hiến pháp mới có thể mất tới 3 năm. Ông cũng cho biết HTS sẽ bị giải thể trong một hội nghị đối thoại dân tộc.
Về quan hệ đối ngoại, ông al-Sharaa nhận định Syria có lợi ích chiến lược với Nga, nước hiện đang có các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Syria. Ông cũng cho rằng mối quan hệ song phương này nên phục vụ cho lợi ích chung. Ngoài ra, ông cũng bày tỏ hy vọng chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đang áp đặt đối với Syria.
Video đang HOT
Trong quan hệ với Iran, theo hãng tin TASS, thủ lĩnh của các nhóm đối lập nắm quyền ở Syria, Ahmed al-Sharaa nêu rõ chính quyền mới của Syria mong đợi nhiều “tuyên bố tích cực” hơn từ Iran và hy vọng Tehran thay đổi lập trường. Theo ông, một bộ phận rộng rãi trong xã hội Syria hy vọng vào một vai trò tích cực của Iran trong khu vực.
Lực lượng đối lập ở Syria do HTS dẫn đầu đã lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad ngày 8/12 vừa qua, chấm dứt 13 năm nội chiến đẫm má.u.
Cộng đồng quốc tế nỗ lực nhằm đảm bảo sự chuyển tiếp chính quyền và sớm ổn định tình hình tại quốc gia này do lo ngại những diễn biến ở Syria có khả năng tác động sâu rộng tới “bàn cờ” Trung Đông, đồng thời là nguy cơ đẩy khu vực này vào tình trạng hỗn loạn và chia cắt hơn.
Thủ tướng Netanyahu tuyên bố Israel đang 'thay đổi bộ mặt Trung Đông'
Trong buổi họp báo ngày 9/12, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố một chương mới đã mở ra tại Trung Đông sau khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ tại Syria.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: IRNA/TTXVN
Tờ Times of Israel đưa tin, phát biểu trước các phóng viên tại Jerusalem ngày 9/12, Thủ tướng Netanyahu tự nhận rằng Israel đã từng bước đán.h bại các kẻ thù trong cuộc chiến sinh tồn.
Ông Netanyahu đồng thời khẳng định rằng ngày nay, mọi người đều hiểu về "tầm quan trọng của Israel hiện diện tại Cao nguyên Golan". Ông đồng thời cảm ơn Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vì đã "công nhận chủ quyền" của Israel tại Cao nguyên Golan năm 2019.
Thủ tướng Netanyahu nhấn mạnh: "Cao nguyên Golan sẽ mãi là một phần không thể tách rời của nhà nước Israel".
Ông Netanyahu nói: "Chúng tôi đang thay đổi bộ mặt của Trung Đông. Nhà nước Israel đang khẳng định vị thế là một trung tâm quyền lực trong khu vực, điều chưa từng có trong nhiều thập niên qua. Bất cứ ai hợp tác với chúng tôi sẽ được lợi lớn. Nhưng phía tấ.n côn.g chúng tôi sẽ tổn thất nặng nề". Nhà lãnh đạo Israel đồng thời bày tỏ mong muốn thấy một Syria khác, vì lợi ích của cả Israel lẫn người dân Syria.
Ngày 8/12, lực lượng đối lập Syria giành quyền kiểm soát thủ đô Damascus và tuyên bố chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ. Đến ngày 9/12, phe đối lập Syria xác nhận người đứng đầu lực lượng này Abu Mohammed al-Jolani đã gặp Thủ tướng sắp mãn nhiệm Mohammed al-Jalali để thảo luận về việc "chuyển giao quyền lực".
Đề cập đến các vị trí mới của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) trong vùng đệm giữa Israel và Syria ở Cao nguyên Golan, ông Netanyahu cho biết đã chỉ đạo quân đội kiểm soát vùng đệm và các điểm tiếp cận.
Trong khi đó, IDF nhấn mạnh, đây chỉ là động thái tạm thời. Tuy nhiên, họ cũng thừa nhận binh sĩ Israel có thể sẽ tiếp tục hiện diện trên lãnh thổ Syria trong tương lai gần.
Đáng chú ý, ông Netanyahu nhận định cuộc chiến đa mặt trận của Israel thành công nhờ ba yếu tố, sự dũng cảm của các binh sĩ, tính kiên cường của người dân Israel, và quyết tâm của cá nhân ông cùng chính phủ trong đứng vững trước áp lực mạnh mẽ từ cả trong và ngoài nước.
Cao nguyên Golan từng là một phần lãnh thổ của Syria. Năm 1967, Israel chiếm phần lớn diện tích khu vực này trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày. Đến năm 1981, Israel sáp nhập Cao nguyên Golan. Cộng đồng quốc kế và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không ghi nhận động thái sáp nhập đơn phương này. Trong khi đó, Syria yêu cầu Israel trả lại lãnh thổ. Syria cố gắng giành lại Cao nguyên Golan trong cuộc chiến Trung Đông năm 1973 nhưng không đạt được mục tiêu. Israel và Syria đã ký hiệp định đình chiến vào năm 1974.
Phe đối lập chỉ định nhân sự thành lập chính phủ mới ở Syria Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông và Bắc Phi, truyền thông Syria ngày 9/12 đưa tin các nhóm vũ trang lật đổ Tổng thống Bashar Al-Assad đã chỉ định ông Mohammed Al-Bashir - người đứng đầu "Chính phủ cứu nguy" ở tỉnh Idlib - thành lập chính phủ mới của Syria để quản lý giai đoạn chuyển tiếp tại quốc gia Trung...