Căng thẳng tại Campuchia: Nhượng bộ hay đối đầu?
Tối qua, phóng viên Tuổi Trẻ đã có mặt tại trụ sở Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP), đảng đối lập lớn nhất nước này, ở Phnom Penh vào trước ngày có thông tin lan truyền đảng này sẽ tổ chức “tổng biểu tình” trên toàn quốc.
Những người ủng hộ CNRP dàn hàng “bảo vệ” trụ sở đảng này tại Phnom Penh ngày 9-9 – Ảnh: Reuters
Một lần nữa, mâu thuẫn giữa các đảng phái lại đe dọa đẩy đất nước láng giềng 15 triệu dân vào tình trạng bất ổn. Khi lời đe dọa phát động tổng biểu tình, bãi công trên toàn quốc của đảng đối lập ở Campuchia đang gây hoang mang dư luận nước này.
Lo ngại những diễn biến xấu xảy ra, người đứng đầu Chính phủ Campuchia đã lên tiếng sẽ hành động cứng rắn với những biện pháp mạnh. Người đứng đầu quân đội Campuchia cũng đã tuyên bố sẽ thẳng tay với những người gây rối đất nước.
Nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ cho biết hiện các lực lượng vũ trang của Campuchia đã được lệnh duy trì quân số túc trực, sẵn sàng ứng phó nếu có những diễn biến xấu xảy ra.
Nguồn cơn bắt đầu từ ngày 9-9, sau khi ông Kem Sokha, phó chủ tịch Đảng CNRP, bị tòa sơ thẩm Tòa án Phnom Penh kết án 5 tháng tù giam về tội “chống lệnh triệu tập của tòa”.
Trước đó, ông Kem Sokha được tòa án mời đến để giải quyết từ đơn kiện của cô Khom Chandaraty, một thợ uốn tóc ở Phnom Penh, đồng thời cũng bị đồn là “bồ nhí” của ông này.
Cô này xuất hiện trong một đoạn ghi âm điện thoại được lan truyền trên mạng, với giọng nói của một người đàn ông được cho là giọng của ông Kem Sokha, hứa sẽ tặng cho cô những món quà có giá trị.
Bị triệu tập nhiều lần nhưng ông Kem Sokha vin vào quyền miễn trừ của đại biểu quốc hội nên không có mặt tại tòa.
Video đang HOT
Trong một diễn biến gây tranh cãi, Quốc hội Campuchia (Đảng Nhân dân của Thủ tướng Hun Sen chiếm 55% ghế) đã thông qua nghị quyết cho phép tòa án được tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để xét xử ông Kem Sokha.
Những người ủng hộ Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia nghe phát biểu của lãnh tụ đối lập Kem Sokha – Ảnh: AP
Sau khi ông Kem Sokha bị kết án, ông Sam Rainsy, chủ tịch CNRP (trước đó cũng bị tòa án Campuchia kết án tù và hiện sống lưu vong ở nước ngoài), đã tuyên bố: nếu Kem Sokha bị bỏ tù thì CNRP sẽ tổ chức biểu tình với quy mô toàn quốc.
Mặc dù sau đó ông Sun Chhay, người phát ngôn của CNRP, đã phát biểu đính chính thông tin trên, nhưng với những tiền lệ hay tổ chức những cuộc biểu tình rầm rộ để thu hút cử tri của CNRP thì người dân và chính quyền Campuchia có cơ sở để lo ngại những diễn biến phức tạp có thể xảy ra.
Tình hình càng nóng lên khi lại có thông tin Đảng CNRP sẽ tổ chức biểu tình vào ngày 16-9. Trên một số trang truyền thông tại Campuchia phát ra hình ảnh cảnh sát phía trước trụ sở Đảng CNRP và cho rằng đảng này “đang bị bao vây”.
Tối 15-9, phóng viên Tuổi Trẻ có mặt tại trụ sở Đảng CNRP, nằm trên quốc lộ 2 hướng từ tỉnh Kan Dal về thủ đô Phnom Penh.
Bên trong tòa nhà vẫn có hàng chục người ủng hộ Đảng CNRP tụ tập để nghe ngóng thông tin và “bảo vệ” ông Kem Sokha, được cho là vẫn đang trú ngụ tại địa chỉ này. Không có bóng dáng của cảnh sát tại đây tối qua.
Diễn biến mới nhất, chiều tối 15-9, ông Eng Chhay Eng, quan chức cấp cao của CNRP, cho biết sẽ thông báo lịch biểu tình vào sáng nay 16-9.
Sẵn sàng đối đầu
Ngày 14-9, tại Geneva (Thụy Sĩ), đại sứ Mỹ tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Keith Harper đã thay mặt 38 quốc gia lên tiếng bày tỏ “quan ngại sâu sắc” trước những leo thang căng thẳng chính trị ở Campuchia hiện nay và thúc giục cộng đồng quốc tế phải có các hành động cụ thể trước tình hình trên.
Bản thông cáo chung do Mỹ đề xuất, nhận được sự ủng hộ từ 28 nước Liên minh châu Âu (EU), Úc, Nhật Bản… đã kêu gọi Phnom Penh phải giảm căng thẳng ngay lập tức.
Đến nay, Phnom Penh vẫn bác bỏ các cáo buộc việc xét xử các quan chức đối lập là mang động cơ chính trị và tiếp tục tỏ ra cứng rắn, không nhượng bộ.
Phát biểu tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cùng ngày, đại sứ Campuchia Ney Samol nhấn mạnh Phnom Penh không hoan nghênh sự can thiệp vào các công việc nội bộ của nước này.
Trong khi đó tại Campuchia, các chỉ huy lực lượng vũ trang Campuchia tiếp tục thể hiện sự trung thành với Thủ tướng Hun Sen. Tư lệnh biệt khu thủ đô Phnom Penh – trung tướng Prum Din tuyên bố các binh sĩ dưới quyền của ông sẽ “loại bỏ tất cả nhóm hoạt động đe dọa phá hoại sự ổn định” và sẽ “đối đầu” với Đảng CNRP.
Các chỉ huy của các đơn vị quân đội Campuchia như Lữ đoàn 70, Lực lượng pháo binh, Sư đoàn 3 và Vùng 5 Lực lượng vũ trang hoàng gia Campuchia cũng lần lượt ra tuyên bố, cương quyết ngăn chặn các cuộc biểu tình “bất hợp pháp bằng bất cứ giá nào”.
* Được thành lập năm 2012 trên cơ sở sáp nhập Đảng Sam Rainsy và Đảng Nhân quyền, CNRP nhanh chóng trở thành đảng đối lập lớn nhất ở Campuchia, trực tiếp đối chọi với Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) của Thủ tướng Hun Sen.
Với chiêu trò bài xích, kích động thù hằn dân tộc, một loạt cuộc biểu tình do lãnh đạo CNRP Sam Rainsy phát động nhằm chống lại người Việt Nam và Đảng CPP đã nổ ra trong năm 2013 nhằm kiếm phiếu trong cuộc bầu cử. Không thể phủ nhận trò này đã giúp CNRP có được vài ghế trong Quốc hội Campuchia.
Những căng thẳng gần đây cho thấy Đảng CNRP đang tính xài lại chiêu bài cũ là kêu gọi biểu tình, song đã bị Thủ tướng Hun Sen ngăn chặn quyết liệt ngay từ đầu với những biện pháp mạnh.
Theo Tuổi Trẻ
Đảng đối lập Campuchia kêu gọi quốc tế giám sát ông Hun Sen
Lãnh đạo đảng đối lập ở Campuchia kêu gọi quốc tế giám sát Thủ tướng của nước này và cả cuộc bầu cử sắp tới trước mối lo ngại sự an toàn đối với đảng mình.
Thủ lĩnh đảng đối lập Campuchia (trái) kêu gọi quốc tế giám sát ông Hun Sen (phải) - Ảnh: AFP
Lãnh đạo đảng Cứu nguy Dân tộc (CNRP) hôm nay 10.11 cho hay nhiều nghị sĩ của đảng này đang bị đe dọa nên lên tiếng kêu gọi sự giúp đỡ của quốc tế, giám sát hành động của Thủ tướng Hun Sen và cuộc bầu cử ở nước này, theo Reuters.
Hai nghị sĩ của CNRP bị hành hung trước tòa nhà quốc hội và Phó chủ tịch của đảng là ông Kem Sokha bị các nghị sĩ quốc hội chủ yếu của đảng cầm quyền bỏ phiếu truất quyền. CNRP cho rằng đang có sự trấn áp từ chính phủ của ông Hun Sen đối với các thành viên của đảng.
"Cần khẳng đình rằng bầu cử dân chủ cần phải được tổ chức theo đúng kế hoạch với sự giám sát của cộng đồng quốc tế", ông Sam Rainsy, Chủ tịch CNRP nói với báo chí khi thăm Tokyo, Nhật cùng với ông Kem Sokha.
Tiếp lời ông Rainsy, Phó chủ tịch CNRP Kem Sokha nhấn mạnh rằng đang có cuộc đối đấu giữa 2 đảng và ông kêu gọi sự giám sát, theo dõi của quốc tế trước khi bầu cử diễn ra. Campuchia sẽ tổ chức bầu cử vào năm 2018.
Chưa có phản ứng nào từ CPP cũng như Thủ tướng Hun Sen trước những cáo buộc của đảng đối lập.
Cuộc bầu cử hồi năm 2013 với chiến thắng của đảng Nhân dân Campuchia (CPP) làm đảng đối lập thất vọng, cho rằng có gian lận trong bầu cử nên đã tẩy chay quốc hội. Hồi năm 2014, 2 đảng này đạt được thỏa thuận gọi là "trao đổi", CPP đồng ý nhường cho người của CNRP làm phó chủ tịch quốc hội, đổi lại đảng đối lập phải chấm dứt tẩy chay kéo dài gần một năm.
Tháng 10.2015, CPP đã rút lại thỏa thuận đổi chác, phế truất chức phó chủ tịch của CNRP vì đảng này liên tục miệt thị chính phủ cầm quyền. Vụ truất quyền gây ra rạn nứt mới trong quan hệ giữa 2 đảng lớn và thường xuyên xung đột ở Campuchia này.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Đội cảnh vệ trang bị xe tăng, trực thăng của Thủ tướng Hun Sen Đơn vị 3.350 quân tinh nhuệ bảo vệ Thủ tướng Campuchia được quyền sử dụng các vũ khí, khí tài hạng nặng do Trung Quốc sản xuất để đảm bảo an ninh. Các binh sĩ thuộc Bộ tư lệnh Cảnh vệ bảo vệ Thủ tướng Campuchia. Ảnh:PhnomPenh Post Căng thẳng chính trị đang gia tăng ở Campuchia, sau khi Thủ tướng Hun Sen...