Căng thẳng Philippines-Trung Quốc leo thang
Căng thẳng Philippines-Trung Quốc tiếp tục gia tăng trong tuần này, khi Bắc Kinh đặt điều kiện cho việc Tổng thống Benigno Aquino đến thăm Triển lãmTrung Quốc-ASEAN ở Nam Ninh.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino.
Philippines là nước danh dự tại cuộc Triển lãm Trung Quốc-ASEAN ở Nam Ninh năm nay. Và theo các giới chức Philippines, có truyền thống là cử nguyên thủ quốc gia của nước danh dự đến tham dự triển lãm.
Theo VOA, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Fernandez cho biết Tổng thống Aquino đã được mời tham dự Triển lãm Trung Quốc-ASEAN ở Nam Ninh, nhưng với một số điều kiện do Trung Quốc đề ra. Ông Hernandez đã đọc một thông cáo trong một cuộc họp báo tại Manila ngày 2/9 và nói thêm: “Những điều kiện như thế dứt khoát đi ngược lại với quyền lợi quốc gia của chúng tôi. ể tránh lúng túng cho phía Trung Quốc, chúng tôi sẽ không nói rõ những điều kiện này”.
Ông Hernandez nói các giới chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với các giới chức Philippines chớ nên nói và không bàn luận về các điều kiện đó ở cấp bậc bộ trưởng.
Ông Aquino đã loan báo ông sẽ tham dự, nhưng chưa đầy 1 ngày sau khi loan báo, có tin Trung Quốc đã yêu cầu ông hủy bỏ chuyến đi. Các giới chức Philippines cho biết Trung Quốc đã nói rằng ông nên đến “vào một thời điểm thuận lợi hơn”. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay họ không hề mời tổng thống Philippines và không cho biết thêm chi tiết.
Hai nước đã sa vào một cuộc tranh chấp ngoại giao về lãnh hải ở Biển Đông giàu tài nguyên. Bang giao nguội lạnh hồi tháng 4 năm ngoái khi tàu thuyền của cả hai nước đối đầu nhau tại một bãi cạn Scarborough gần bờ biển Tây Bắc Philippines. Manila nói vùng bãi cạn này nằm sâu trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Philippines – theo qui định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.
Trung Quốc đã chặn một khu vực eo biển của bãi cạn Scarborough mà họ nhận là thuộc vùng đánh cá của họ. Philippines đã khiếu nại về những vụ tàu hải giám và tàu quân sự của Trung Quốc xâm nhập vào khu vực gần lãnh hải mà Philippines nhận là thuộc chủ quyền của nước này.
Manila đã đệ hàng chục kháng thư và đưa vụ việc ra trước một tòa án trọng tài Liên Hợp Quốc. Bắc Kinh bác bỏ vụ việc và đã không đáp lại bất kỳ yêu cầu về tố tụng nào. Một lần nữa Bắc Kinh nhắc lại rằng họ muốn có một cuộc đối thoại trực tiếp.
Video đang HOT
Trung Quốc khẳng định “chủ quyền không thể tranh cãi được” trong vùng Biển Đông. Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và ài Loan cũng đòi chủ quyền trong vùng biển này.
Ông Trương Hoa, một phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc ở Manila, không đưa ra lời bình luận về những cái gọi là điều kiện đề ra cho chuyến thăm Triển lãm Trung Quốc-ASEAN của Tổng thống Aquino. Nhưng trong một thông cáo, ông Trương Hoa nói Trung Quốc coi trọng “tình thân hữu lâu đời” giữa hai nước. Ông này nói: “Trong những tình hình hiện nay, Trung Quốc hy vọng rằng phía Philippines có thể hợp tác với phía Trung Quốc để khắc phục những khó khăn và rắc rối và thực hiện các nỗ lực thực sự nhằm đưa bang giao Trung Quốc và Philippines trở lại đúng hướng phát triển lành mạnh và ổn định”.
Trung Quốc đang chủ trì một cuộc hội ý cấp thấp trong tháng này của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á gồm 10 thành viên. Hai bên sẽ thảo luận một bộ Qui tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có tính chất ràng buộc về pháp lý để xử lý các vụ tranh chấp. Philippines và Việt Nam đang vận động mở các cuộc thương nghị đầy đủ về COC đã được đề xuất, nhưng bị trì trệ từ hơn 10 năm.
Theo Kiến thức
Trung Quốc phũ phàng trả đũa Philippines, Nhật Bản
Trong những cuộc tranh chấp biển đảo ở Châu Á hiện nay, Trung Quốc vấp phải thách thức quyết liệt từ Philippines và Nhật Bản. Để trả đũa, Bắc Kinh mới đây đã phũ phàng từ chối chuyền thăm của Tổng thống Philippines và hai lần quyết không gặp các quan chức Nhật Bản.
Tổng thống Philippines đã hoãn chuyến thăm đến Trung Quốc theo đề nghị của Bắc Kinh
Trung Quốc phũ phàng từ chối Tổng thống Philippines
Trung Quốc hôm qua, (29/8) đã yêu cầu Tổng thống Philippines Benigno Aquino hoãn chuyến thăm đến nước này để tham dự lễ khai mạc một triển lãm thương mại diễn ra vào tuần tới. Đây rõ ràng là một hành động thể hiện sự tức giận của Bắc Kinh với Manila sau những cuộc đối đầu gay gắt giữa hai nước ở Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh nhấn mạnh, ngay từ đầu họ chưa bao giờ mời Tổng thống Aquino.
"Tổng thống Aquino đã quyết định không đến tham dự Triển lãm Trung Quốc-ASEAN sau khi xem xét đề nghị của phía Trung Quốc về việc hoãn chuyến thăm đến một thời điểm thích hợp hơn", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines - ông Raul Hernandez cho biết.
"Về phía Philippines, chúng tôi vẫn tiếp tục theo đuổi lập trường mang tính nguyên tắc, đó là mối quan hệ song phương có thể phát triển bất chấp những bất đồng".
Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, họ không mời Tổng thống Aquino đến tham dự triển lãm. "Trung Quốc chưa bao giờ gửi lời mời đến Tổng thống Philippines".
Triển lãm thương mại diễn ra ở Nam Ninh, Trung Quốc tuần tới là một triển lãm chung giữa Trung Quốc và Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mà Philippines là một thành viên.
Theo ông Hernandez, đề nghị của Trung Quốc về việc hoãn chuyến thăm của Tổng thống Aquino đã được trao cho chính phủ Philippines tối hôm thứ Tư (28/8), vài giờ sau khi ông này vừa thông báo kế hoạch thực hiện một chuyến thăm kéo dài 12 giờ tới Nam Ninh để tham dự lễ khai mạc triển lãm vào hôm 3/9 tới.
Bộ trưởng Thương mại Philippines Gregory Domingo sẽ đại diện Tổng thống đến tham dự triển lãm ở Trung Quốc từ ngày 3-6/9 tới bởi Philippines là "quốc gia danh dự" trong cuộc triển lãm năm nay.
Việc Trung Quốc phũ phàng từ chối chuyến thăm của Tổng thống Philippines đã phản ánh rõ nét mối quan hệ đang ngày một xấu đi giữa hai nước này vì tranh chấp ở Biển Đông.
Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với một loạt nước láng giềng Đông Nam Á. Trong số này, Philippines là nước cứng rắn nhất và thách thức nhất. Manila đã kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế bất chấp sự phản đối quyết liệt của Bắc Kinh. Đây có lẽ là lý do khiến Trung Quốc có hành động phản ứng mạnh mẽ với Tổng thống Philippines như vậy.
Trung Quốc từ chối gặp song phương với Nhật Bản
Không chỉ phũ phàng từ chối Tổng thống Philippines, Trung Quốc còn khước từ các cuộc gặp với giới chức Nhật Bản.
Một nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc hồi đầu tuần đã ám chỉ, sẽ khó có cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc và Nhật Bản bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Nga vào tuần tới.
Thứ trưởng Ngoại giao Li Baodong cho rằng, một cuộc gặp như vậy sẽ rất khó để tổ chức trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước Trung, Nhật đang căng thẳng như hiện nay.
Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từng kêu gọi tiến hành một cuộc họp thượng đỉnh với Trung Quốc. Nhiều nguồn tin cũng cho rằng, ông Abe hy vọng sẽ có một cuộc gặp không chính thức với Chủ tịch Trung Quốc Hồi Cẩm Đào bên lề hội nghị G20 sắp tới
Thứ trưởng Li hôm thứ Ba (27/8) đã thẳng thừng bác bỏ đề nghị của phía Nhật Bản, miêu tả đó là hành động "không thành thật". Theo vị quan chức ngoại giao này, các cuộc họp hay gặp mặt không nên được tổ chức ra chỉ để "đơn giản bắt tay nhau hay chụp ảnh, mà là để giải quyết các vấn đề".
Ngoài từ chối cuộc gặp giữa Thủ tướng Abe và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua cũng vừa xác nhận, họ đã không gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản trong Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM ).
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây sau khi chính phủ ở Tokyo hồi tháng 9 năm ngoái quyết định mua lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang nằm trong tranh chấp với Bắc Kinh.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang nằm trong sự quản lý của Tokyo nhưng Bắc Kinh đang tìm cách phá vỡ thế nguyên trạng ở đây. Trong suốt nhiều tháng qua, Trung Quốc thường xuyên đưa tàu thuyền và sau này là cả máy bay chiến đấu đến tiếp cận quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư nhằm thách thức quyền quản lý của Nhật Bản ở đây. Hành động này của Trung Quốc nhiều lần đẩy hai nước Trung-Nhật đến sát bờ vực của một cuộc xung đột.
Bắc Kinh đặc biệt không hài lòng trước việc kể từ khi ông Abe lên cầm quyền, chính quyền của ông này đã duy trì một lập trường cứng rắn và kiên quyết không lùi bước trong cuộc tranh chấp với nước láng giềng Trung Quốc. Nhật Bản quyết liệt đối đầu với Trung Quốc. Thủ tướng Abe đã ra sức củng cố sức mạnh quân sự của Nhật Bản đồng thời tăng cường tìm kiếm liên minh để sẵn sàng đối phó với Trung Quốc.
Ông Abe đang tìm cách sửa đổi hiến pháp hòa bình để mở đường cho Nhật Bản xây dựng một lực lượng quân đội hùng mạnh và có thể sẵn sàng tham gia vào bất kỳ cuộc xung đột nào. Bên cạnh việc tập trung củng cố sức mạnh nội tại, chính quyền của ông Abe trong thời gian vừa qua cũng liên tiếp thực hiện hàng loạt chuyến thăm đến các nước láng giềng xung quanh để tăng cường mối quan hệ hợp tác, tìm kiếm liên minh. Nhật Bản và Philippines là một minh chứng rõ ràng cho điều này. Hai nước cùng có tranh chấp với Trung Quốc và đang tìm đến với nhau để có thể đối chọi với một Trung Quốc ngày càng mạnh cũng như ngày càng hung hăng.
Theo_VnMedia
Tổng thống Philippines hủy chuyến đi Nam Ninh vì Trung Quốc "không mời" Tổng thống Philippines Benigno Aquino ngày 29/8 đã quyết định hủy một chuyến thăm được lên kế hoạch tới Trung Quốc vào đầu tháng 9 theo yêu cầu của Bắc Kinh, giới chức Philippines cho hay. Tổng thống Philippines Benigno Aquino. Quyết định trên diễn ra sau khi Trung Quốc nói rằng ông Aquino nến đến thăm "vào một thời điểm thích hợp...