Căng thẳng ở Biển Đông sẽ giảm?
Tình hình ở Biển Đông được dự báo sẽ bớt căng thẳng trong bối cảnh nước Mỹ có tổng thống mới và Trung Quốc thực hiện chính sách cải thiện quan hệ với các nước trong khu vực.
Tình hình Biển Đông được dự báo sẽ bớt căng thẳng trong bối cảnh nước Mỹ có tổng thống mới và Trung Quốc cải thiện quan hệ với các nước trong khu vựcReuters
Sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 8.11, nước Mỹ sẽ tập trung nhiều hơn vào vấn đề nội bộ, ít quan tâm đến Biển Đông, South China Morning Post ngày 14.11 dẫn nhận định của các nhà phân tích.
Theo tờ báo Hồng Kông, đánh giá này được các nhà quan sát đưa ra dựa trên tình hình hiện tại cũng như tương lai gần.
Ông Wu Shicun, Viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông (thuộc chính phủ Trung Quốc) cho biết quá trình chuyển giao quyền lực ở Mỹ sẽ là khoảng thời gian bình lặng đối với vấn đề Biển Đông. “Từ nay cho đến khi tổng thống đắc cử nhậm chức, Biển Đông ít nhất sẽ tạm thời bình yên”, ông Wu nhận định.
Ông James Woolsey, cựu giám đốc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA), hiện là cố vấn cao cấp của ông Trump, từng phát biểu rằng: “Mỹ xem mình là người nắm cán cân quyền lực ở châu Á và sẽ tiếp tục bảo vệ các đồng minh để đối phó Trung Quốc”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tình hình bên trong nước Mỹ hiện nay khiến nhiều người không tin rằng ông Trump sẽ tiếp tục quan tâm và sẽ can thiệp quân sự khi xảy ra xung đột ở những nơi xa nước Mỹ như Biển Đông hay biển Hoa Đông, theo Bloomberg.
Căng thẳng ở Biển Đông kéo dài nhiều năm qua. Philippines đã khởi kiện Trung Quốc ra tòa Trọng tài ở The Hague (Hà Lan) liên quan đến vấn đề Biển Đông. Hồi tháng 7.2016, Tòa trọng tài đã ra phán quyết bác bỏ quyền lịch sử cũng như yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong khi đó, Bắc Kinh tuyên bố không công nhận phán quyết của toà.
Tuy vậy, tình hình ở Biển Đông đang thay đổi khi Trung Quốc cố gắng làm ấm lại mối quan hệ với một số quốc gia láng giềng cũng có tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này.
Sau chuyến công du đầu tiên của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tới Trung Quốc hồi hạ tuần tháng 10.2016, mối quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh cải thiện thấy rõ. Căng thẳng giữa hai bên giảm, Trung Quốc không còn gây khó khăn, ít nhất là cho đến hiện nay, và đã để cho ngư dân Philippines đánh bắt cá ở bãi cạn Scarborough.
Nội các mới của ông Trump sẽ quan tâm nhiều đến vấn đề đối nội thay vì Biển Đông? Reuters
Tiếp bước Philippines, Malaysia cũng tăng cường quan hệ với Trung Quốc sau chuyến công du của Thủ tướng Najib Razak đến Bắc Kinh. Hai bên cùng cam kết tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng cũng như về vấn đề Biển Đông.
Victor Cha, cựu giám đốc phụ trách các vấn đề châu Á thuộc Hội đồng an ninh quốc gia của Nhà Trắng, cho biết Trung Quốc đang thực hiện chiến thuật mới với các nước trong khu vực.
“Không rõ sẽ kéo dài trong bao lâu, nhưng có một sự thay đổi trong thái độ ứng xử (của Trung Quốc). Thay đổi của Bắc Kinh phản ánh đúng với nỗi lo ngại của các nước trước cuộc bầu cử ở Mỹ. Bất cứ khi nào Mỹ đi vào chu kỳ bầu cử bất ổn, ví dụ như lần này, thì có một xu hướng tự nhiên khiến các nước trong khu vực phải tìm kiếm nơi an toàn”, ông Cha phân tích.
Nhưng đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ ở Biển Đông vẫn có thể xảy ra sau khi Tổng thống tân cử Trump nhậm chức vào tháng 1.2017, South China Morning Post nhận định. Nhiều cố vấn của ông Trump nói rằng Mỹ vẫn sẽ duy trì chiến lược xoay trục về khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhưng chính phủ mới của ông Trump có mối quan tâm khác người tiền nhiệm.
Cựu đô đốc Anh, ông Anthony Rix cho rằng Mỹ sẽ tiếp tục theo dõi tình hình ở Biển Đông, trong khi vẫn thực thi quyền tự do hàng hải. “Tôi sẽ không ngạc nhiên khi thấy Mỹ thúc đẩy sự hiện diện ở Biển Đông với các cuộc tuần tra thường xuyên hơn”, ông Rix phát biểu.
(Theo Thanh Niên)
Australia, Indonesia định tuần tra chung ở Biển Đông
Australia đang xem xét tuần tra hải quân chung với Indonesia tại khu vực Biển Đông.
Australia và Indonesia đang xem xét tuần tra chung ở Biển Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Australia, bà Julie Bishop ngày 1.11 cho biết nước này đang xem xét tuần tra chung với Indonesia tại khu vực Biển Đông. Đề nghị tuần tra chung được phía Jakarta đưa ra trong một cuộc họp song phương tại Bali vào tuần trước.
"Đề nghị tuần tra chung của Indonesia phù hợp với chính sách của chúng tôi về thực thi quyền tự do hàng hải", bà Bishop nói. "Hoạt động này cũng phù hợp với luật pháp quốc tế và sự ủng hộ của chúng tôi đối với hòa bình và ổn định trong khu vực.
Australia trước đó đã thực hiện một số chuyến bay do thám trên các hòn đảo tranh chấp tại Biển Đông và ủng hộ việc Mỹ thực thi tự do hàng hải tại đó. Trung Quốc sau đó đã cảnh báo Australia "phát ngôn và hành động cẩn thận" về vấn đề Biển Đông.
Indonesia và Australia đã tham gia tuần tra chung tại khu vực biển Timor trong chương trình hợp tác giữa hai nước, nhằm chống buôn lậu người và đánh bắt cá trái phép.
Bà Bishop cho biết Australia và Indonesia sẽ thông báo cho các quốc gia khác trong khu vực về bất cứ cuộc tập trận nào của họ.
"Đây là một phần cam kết của chúng tôi tại khu vực và điều này phù hợp với quyền tự do hàng hải của Australia, trong đó có khu vực Biển Đông", bà Bishop nói.
Ước tính có khoảng 5 nghìn tỷ USD giá trị của hàng hóa được vận chuyển qua lại Biển Đông hằng năm. Đây cũng được cho là khu vực có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên rất lớn.
Theo Huy Phong (Theo Reuters) (Dân Việt)
Ông Duterte đổi ý về cách giải quyết mâu thuẫn Biển Đông Người đứng đầu chính quyền Manila đồng tình với Nhật Bản trong giải quyết mâu thuẫn ở Biển Đông bằng việc tuân thủ chặt chẽ luật quốc tế, khác với phát ngôn muốn "đối thoại song phương" với Trung Quốc vào tuần trước. Nhật đồng ý cấp 2 tàu tuần tra cỡ lớn cho Philippines. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người...