Căng thẳng ở Biển Đông do Trung Quốc gây ra có thể vượt tầm kiểm soát
Cộng đồng quốc tế thật sự quan ngại về những hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo Thượng nghị sĩ Australia Scott Ryan, các bên ở Biển Đông phải tôn trọng luật pháp quốc tế và hành động phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
Thượng nghị sĩ Ryan nói rằng, Australia không đứng về bên nào trong các bên tranh chấp ở Biển Đông, nhưng có lợi ích hợp pháp trong việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, thương mại không bị cản trở và tự do hàng hải.
Cộng đồng quốc tế thật sự quan ngại về những hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Australia kêu gọi các bên kiềm chế, tránh các hành động khiêu khích có thể làm tình hình thêm căng thẳng và có các biện pháp để giảm căng thẳng. Các chính phủ cần làm rõ và thực hiện các tuyên bố về lãnh thổ cùng với các lợi ích về hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN cần sớm hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Trước đó, ngày 21/6 Tổng thống Mỹ Barack Obama hối thúc Trung Quốc và các quốc gia láng giềng giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông một cách hòa bình và tránh làm leo thang căng thẳng. Ông Obama kêu gọi giải quyết hòa bình tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
“Điều quan trọng với chúng ta là có thể giải quyết các tranh chấp trên biển theo luật pháp quốc tế. Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan duy trì khuôn khổ pháp lý để giải quyết các vấn đề. Chúng tôi phản đối hành động làm leo thang căng thẳng, có thể ảnh hưởng tới hoạt động hàng hải và thương mại”.
Tuyên bố của ông Obama được đưa ra sau cuộc gặp với Thủ tướng New Zealand John Key ở Nhà Trắng.
Chia sẻ quan điểm này, ông John Key nói rằng, quan điểm của Chính phủ New Zealand rất rõ ràng: Tất cả các bên cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Điều này rất quan trọng đối với hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như trên thế giới.
Các phương tiện truyền thông và báo chí quốc tế hôm qua tiếp tục đăng tải nhiều bài báo phê phán các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.
Trong số ra ngày 22/6, tờ Star của Malaysia đã đăng bài trả lời phỏng vấn của Giáo sư David Arase – chuyên gia ngành Chính trị quốc tế tại Trung tâm Đại học Nam Kinh, Trung Quốc, một cơ sở của Đại học Johns Hopkins của Mỹ về tình hình căng thẳng trên Biển Đông.
Video đang HOT
Liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 và việc tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu cá của Việt Nam trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, Giáo sư Arase cho rằng, đây là mối quan ngại lớn vì có nguy cơ đẩy mọi việc vượt tầm kiểm soát.
Giáo sư Arase nhấn mạnh, Trung Quốc coi Biển Đông là khu vực chiến lược nên rất muốn kiểm soát an ninh ở vùng biển này. Thời gian gần đây, Trung Quốc không ngừng đẩy mạnh các hành động hòng thúc đẩy các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, cho dù cả giới quan chức và học giả Trung Quốc đều không có đủ lý lẽ chứng minh vùng biển nào thuộc chủ quyền của mình. Vì vậy, các yêu sách của Trung Quốc có thể sẽ còn thay đổi và đây là cơ hội cho các nước ASEAN cùng hợp tác đối phó.
Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời chuyên gia quốc phòng Vassily Kashin thuộc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ ở Moscow cảnh báo Mỹ và các nước khu vực cần cảnh giác cao độ với việc Trung Quốc lập kế hoạch xây đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Tờ New York Times dẫn lời chuyên gia Holly Morrow thuộc Trung tâm Khoa học và quốc tế Belfer ở Harvard nhận định, Trung Quốc sẽ khoan dầu ở cả vùng biển thuộc nước này và vùng biển các nước láng giềng để đánh lừa dư luận rằng hoạt động thăm dò của họ là bình thường.
Báo Inquirer của Philippines dẫn lời Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho rằng: “Hành động khiêu khích và đơn phương của Trung Quốc cho thấy nước này đang theo đuổi một kế hoạch hung hăng nhằm áp đặt đường chín đoạn trên Biển Đông”.
Điểm chung của các bài viết là cộng đồng quốc tế thật sự quan ngại về những hành động nguy hiểm và làm leo thang căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông. Bằng những bài viết công tâm, phản ánh đúng bản chất sự việc của các hãng thông tấn có uy tín trên thế giới đã được phổ biến rộng rãi và làm lay động lương tri của cộng đồng quốc tế về tính chính nghĩa của Việt Nam./.
Theo VOV
"Công hàm 1958 qua đánh giá của các học giả quốc tế
Nhiều học giả, nhà nghiên cứu có tên tuổi trên thế giới dự hội thảo quốc tế "Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử" tại Đà Nẵng đã phản bác luận điệu của Trung Quốc liên quan đến "Công thư Phạm Văn Đồng 1958"
Biển Đông chưa bao giờ là lãnh thổ Trung Quốc
Theo GS Carl Thayer (nguyên GS Học viện Quốc phòng Úc, chuyên gia về Việt Nam và Đông Nam Á), Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) không chấp nhận yêu sách lịch sử hay sự biện minh lịch sử như là yếu tố quyết định trong việc xác định chủ quyền đối với các cấu trúc biển và các vùng biển.
GS Carl Thayer phát biểu tại cuộc hội thảo (Ảnh: HC)
Luật pháp quốc tế hiện đại cũng không chấp nhận sự phát hiện mang tính lịch sử đối với các đảo, tính gần gũi của các cấu trúc biển với đất liền, hay việc bao gồm các cấu trúc biển đó trong những tấm bản đồ do quốc gia phát hành, coi đó là bằng chứng đầy đủ để hỗ trợ cho một yêu sách chủ quyền.
"Luật pháp quốc tế đòi hỏi một quốc gia yêu sách chủ quyền phải chứng minh việc chiếm hữu và quản lý liên tục" - GS Carl Thayer nhấn mạnh. Từ đó, ông cùng nhiều học giả dự hội thảo đã khẳng định, nhà nước phong kiến Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền hoà bình, liên tục đối với Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ 17 - 18. Dưới thời thực dân, Pháp đã nhân danh Việt Nam thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này và khi rút khỏi Việt Nam thì Pháp đã bàn giao lại quyền quản lý cho Việt Nam
Trong khi đó, diễn giả Leszek Buszynski đến từ Trường An ninh quốc gia, Đại học Quốc gia Úc nêu rõ: "Theo các quan điểm hiện đại trên thế giới, Biển Đông chưa bao giờ là lãnh thổ của Trung Quốc. Đó là một khu vực ở rất xa lục địa và thực sự không phải là một phần của đế chế Trung Quốc".
"Việt Nam đã chiếm hữu hiệu quả, lâu dài và thực thi chủ quyền hoà bình, liên tục đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Trung Quốc không có bất cứ bằng chứng thuyết phục nào chứng minh họ chiếm hữu hai quần đảo này trước khi dùng vũ lực đánh chiếm phi pháp Hoàng Sa năm 1974 và một số bãi ngầm thuộc Trường Sa năm 1988" - GS Carl Thayer nhấn mạnh.
Nhà nghiên cứu Jean-Pierre Ferrier (Đại học Paris 2, Pháp) cũng khẳng định: "Nghiên cứu về lịch sử chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa cho thấy dưới góc nhìn của luật pháp quốc tế, Trung Quốc chưa hề thực hiện "chiếm đóng hiệu quả, liên tục và bình thường" cho tới sau cuộc tấn công và chiếm đóng trái phép năm 1974. Việc chiếm đóng và triển khai quân sự của Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế (sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp), không thể hợp lý hóa việc Trung Quốc thay thế quyền chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này".
"Nghị định thư cấp Tỉnh" năm 1921 hoàn toàn vô giá trị!
Jean-Pierre Ferrier chỉ rõ: "Mặc dù chiếm đóng kéo dài đã 40 năm nhưng cơ sở của việc chiếm đóng vẫn không có gì thay đổi và không có gì khác để hỗ trợ, tăng cường hoặc thiết lập bất kỳ giả định nào về chủ quyền của Trung Quốc!". Bên cạnh đó, ông cũng nêu rõ: "Chiếm đóng quân sự là chưa đủ để hợp thức hóa chủ quyền. Vẫn còn thiếu ít nhất một yếu tố thứ hai trong việc xác minh chủ quyền bằng lịch sử và đó là sự nhận thức của công chúng".
Từ góc nhìn này, Jean-Pierre Ferrier xác quyết: "Trung Quốc chưa bao giờ thực hiện bất kỳ hành động chính thức nào đáp ứng theo quan điểm của luật pháp quốc tế. "Nghị định thư cấp Tỉnh" năm 1921 là không đủ, bởi tác giả không phải là chủ thể luật quốc tế; và nghị định này hoàn toàn mang mục tiêu kinh tế (cấp phép khai thác phế thải chim biển, nguồn phốt pho trên quần đảo - PV)!".
Nhà nghiên cứu Jean-Pierre Ferrier (trái) trả lời báo chí trong khuôn khổ cuộc hội thảo
Theo ông Jean-Pierre Ferrier, ngày 2/4/1921, Thống đốc Quân sự Quảng Đông ra tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa khi ban hành nghị định về vấn đề này trong Tạp chí chính thức của tỉnh. Ông cho rằng: "Nhà cầm quyền chỉ định việc thiết lập chủ quyền của một hòn đảo cần có đủ thẩm quyền để làm việc đó, và sau đó thì chủ quyền mới được thực thi".
Từ đó Jean-Pierre Ferrier đặt vấn đề: "Vì sao chúng ta không loại bỏ hoàn toàn tuyên bố chủ quyền của Thống đốc Quân sự Quảng Đông khi ông ta ban hành nghị định về vấn đề này trong Tạp chí chính thức của Tỉnh ngày 2/4/1921?".
Nhà nghiên cứu đến từ Đại học Paris 2 giải thích: "Ông ta tuyên bố việc sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào đảo Hải Nam mà không có một cơ sở mang tính hiệu lực nào (không có sự chiếm hữu của một "nhà đương cục" Tỉnh, mặc dù có thể những ngư dân đảo Hải Nam, như ngư dân từ các nơi khác, đã đôi lúc tạt vào vài giờ đồng hồ); hay cơ sở quốc tế nào (thể hiện qua việc Quảng Đông không tồn tại trên bình diện quốc tế)!".
Về "Công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958"
Theo ông Jean-Pierre Ferrier, "đã không có một lời phản đối hay ủng hộ nào từ cộng đồng quốc tế đối với Nghị định thư cấp Tỉnh 1921 của Thống đốc Quân sự Quảng Đông, mà cho dù có thật sự diễn ra thì hành động đó có lẽ cũng không tồn tại mục tiêu nhất định hay thu hút sự quan tâm rộng rãi!".
Từ sự phân tích đó, trước những luận điệu bám vào "Công thư Phạm Văn Đồng 1958" để bịa ra việc Việt Nam bỏ Hoàng Sa và thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này, Jean-Pierre Ferrier nói: "Vào thời điểm đó và cho tới thời điểm thống nhất Việt Nam năm 1975, ông Phạm Văn Đồng không có quyền tài phán nào đối với quần đảo Hoàng Sa, mà lúc đó trực thuộc Đà Nẵng của Việt Nam Cộng hòa (VHCH).
GS Erik Franckx trả lời phỏng vấn Infonet khi xem triển lãm "Hoàng Sa - Trường Sa: Phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam"
GS Erik Franckx (Đại học Tự do Brussel - Bỉ; thành viên Tòa trọng tài thường trực) tiếp tục nêu quan điểm về các "bằng chứng lịch sử": "Bản đồ rất quan trọng nhưng không có giá trị pháp lý cuối cùng và duy nhất nếu nó không được đính kèm với những tài liệu ký kết giữa hai nước, các quốc gia và các tổ chức quốc tế có liên quan. Nghĩa là một văn bản luật. Còn nếu bản đồ chỉ đứng một mình, ví dụ như bản đồ do NXB này xuất bản năm đó, năm kia cũng là những tư liệu, chứng cứ quan trọng nhưng không phải có giá trị pháp lý cuối cùng".
Tuy nhiên khi PV Infonet đặt tiếp câu hỏi: "Vậy ông nhận định thế nào về "Công thư Phạm Văn Đồng 1958"? thì GS Erik Franckx trả lời: " Cần tìm hiểu và đọc công thư này một cách hết sức cẩn thận. Vì nội dung chính của nó thực ra là nói về lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố chứ không phải là nói về vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Do đó chúng ta nên diễn giải vấn đề theo tinh thần đó".
Vai trò của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Trong khi đó, GS Carl Thayer khẳng định "Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc không đề cập tới Hoàng Sa hay Trường Sa, cũng như không hề thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Năm 1958, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) vẫn hy vọng thống nhất Việt Nam theo các điều khoản chính trị của Hiệp định Geneva 1954, còn VNCH duy trì sự hiện diện liên tục ở nhóm Nguyệt Thiềm (thuộc quần đảo Hoàng Sa) từ năm 1956 tới tháng 1/1974".
Ông nhắc lại "sự phản đối của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (PRG) ngay sau khi Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa và sau đó (ngày 26/1 và 14/2/1974), PRG không những là một bên ký Hiệp định hòa bình Paris mà trước khi Việt Nam chính thức thống nhất năm 1975 thì PRG là người đứng đơn cùng với VNDCCH tham gia và trở thành thành viên của Liên hợp quốc. Sau khi thống nhất, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trở thành quốc gia kế thừa và tiếp tục chính sách của PRG liên quan đến biển Đông".
HẢI CHÂU (Theo Infonet)
Cộng đồng người Việt nhuộm đỏ Frankfurt Ngày 22/6, cộng đồng người Việt Nam tại Frankfurt/Main (Đức) và các vùng lân cận đã tổ chức biểu tình tuần hành rầm rộ phản đối hành vi khiêu khích, vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam của Trung Quốc. Tham gia cuộc biểu tình lần này có khoảng 1.000 người, gồm đại diện nhiều hội,...