Căng thẳng Nhật – Trung leo thang
Nhật Bản bác bỏ cáo buộc lực lượng nước này can thiệp vào cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.
Đội tàu chiến Trung Quốc kết thúc tập trận ngày 1.11 – Ảnh: Nhân Dân nhật báo
Ngày 1.11, chính phủ Nhật phủ nhận Lực lượng Phòng vệ biển (MSDF) “có hành động can thiệp” vào cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc vừa diễn ra. “Tôi thấy không có bất kỳ vấn đề nào miễn là chúng tôi tiến hành hoạt động giám sát thường kỳ theo luật pháp quốc tế”, Kyodo News dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera khẳng định. Còn Phó chánh văn phòng Nội các Katsunobu Kato tuyên bố Nhật sẽ tiếp tục giám sát các hoạt động quân sự của nước ngoài trong khu vực.
Trước đó, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân chỉ trích tàu chiến và máy bay quân sự của Nhật có mặt trong khu vực tập trận của nước này ở Tây Thái Bình Dương là “hành động khiêu khích nguy hiểm”. Tân Hoa xã dẫn lời ông Dương nói Trung Quốc đã thông báo trước về cuộc tập trận từ 24.10 – 1.11 trên vùng biển quốc tế. Tuy nhiên, theo ông, tàu số 107 của MSDF đã tiến vào phạm vi diễn tập vào ngày 25.10 rồi ở đó đến 3 ngày còn máy bay giám sát của Nhật cũng nhiều lần có mặt.
Căng thẳng Nhật – Trung dâng cao từ tuần qua khi hai bên có nhiều tuyên bố cứng rắn nhằm vào nhau xung quanh vụ tranh chấp nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ngay sau khi Trung Quốc kết thúc tập trận, đến lượt Nhật tiến hành diễn tập quy mô lớn từ ngày 1 – 18.11 nhằm tăng cường khả năng bảo vệ các đảo xa với sự tham gia của 34.000 binh sĩ cùng nhiều tàu khu trục và chiến đấu cơ.
Trong một diễn biến khác, tại phiên điều trần ngày 30.10 (giờ địa phương), Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Dana Rohrabacher cho rằng các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông và Hoa Đông còn mơ hồ, gây ra nhiều lo ngại.
Video đang HOT
Ông Rohrabacher còn nói thế giới cần có phản ứng các “ý đồ” của Trung Quốc để bảo đảm hòa bình trong khu vực, theo website Foreignaffairs.house.gov của hạ viện Mỹ. Trung Quốc chưa có phản ứng về các tuyên bố trên.
Đồ gia dụng Trung Quốc “chứa bọ do thám” Truyền thông Nga loan tin giới chức tại thành phố St Petersburg đã phát hiện từ hàng chục bàn ủi và ấm đun nước bằng điện nhập khẩu từ Trung Quốc có “bọ do thám” có tác dụng phát tán vi rút và mã độc cho các máy tính kết nối internet không dây trong bán kính 200 m và có thể “truyền dữ liệu đến máy chủ ở nước ngoài”. Trung Quốc chưa có phản ứng về cáo buộc trên. Trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực có nhiều biến động và nhiều bên lo ngại về các hoạt động của Trung Quốc, có vẻ như Nhật và Nga đang tìm cách xích lại gần nhau, bất chấp vấn đề chủ quyền nhóm đảo Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phía bắc. Theo Kyodo News, ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng 2 nước ngày 1.11 bắt đầu cuộc hội đàm 2 2 lần đầu tiên ở Tokyo. Nội dung cuộc gặp kéo dài 2 ngày xoay quanh vấn đề biển đảo và hợp tác an ninh.
Theo TNO
Tàu chiến Nhật xông vào giữa cuộc tập trận của Trung Quốc?
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay (31/10) đã lên tiếng bày tỏ sự phản đối chính thức về mặt ngoại giao đối với cái mà nước này gọi là "hành động khiêu khích nguy hiểm" của phía Nhật Bản khi theo dõi một cuộc tập trận hải quân của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.
Ảnh minh họa
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun cáo buộc một tàu chiến và một máy bay quân sự của Nhật Bản đã làm gián đoạn cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật của Trung Quốc hồi cuối tuần trước. Tuy nhiên, ông Yang không cho biết cụ thể địa điểm chính xác nơi diễn ra cuộc tập trận.
Ông Yang còn cáo buộc, các tàu và máy bay của Nhật Bản đã tìm cách thu thập thông tin về cuộc tập trận của họ.
Ông Yang cho biết, phía Trung Quốc đã yêu cầu Nhật Bản phải "suy nghĩ về sai lầm của mình, có những hành động cụ thể, thực tế để sửa chữa lỗi lầm và chấm dứt ngay các hành động quấy rối các cuộc tập trận hợp pháp của Trung Quốc đồng thời đảm bảo những vụ việc tương tự như vậy không tái diễn". "Nếu không, phía Nhật Bản sẽ phải chịu mọi hậu quả", ông Yang cảnh báo.
Theo lời ông Yang, hôm 23/10, Trung Quốc đã phát đi một cảnh báo thông qua Tổ chức Hàng hải Quốc tế về việc Hải quân nước này sẽ tiến hành một cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật ở một khu vực nhất định thuộc Tây Thái Bình Dương trong thời gian từ ngày 24/10 đến 1/11. Tàu thuyền và máy bay các nước khác đã được khuyến cáo tránh xa khu vực tập trận.
Tuy nhiên, bất chấp điều đó, tàu Số 107 của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản đã phớt lờ những yêu cầu liên tiếp của phía Trung Quốc, cố tình xâm phạm vào vùng tập trận lúc khoảng 10h41 sáng ngày 25/10. Tàu chiến của Nhật Bản đã ở trong vùng tập trận cho đến 7h32 sáng ngày 28/10, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã tố cáo như vậy. Ông này còn tố thêm rằng, các máy bay do thám của Nhật Bản liên tục ra vào vùng tập trận của phía Trung Quốc.
Trong suốt cuộc tập trận của hạm đội hải quân Trung Quốc, các tàu chiến và máy bay của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã tiến hành những hoạt động do thám, giám sát, theo dõi ở cường độ cao, ông Yang cáo buộc.
"Điều đó không chỉ là hành động can thiệp vào cuộc tập trận thông thường của chúng tôi mà gây nguy hiểm đến sự an toàn của các tàu thuyền, máy bay của chúng tôi. Diễn biến này còn có thể dẫn đến một sự tính toán sai lầm, một tai nạn rủi ro hay một sự việc vô tình bất ngờ xảy ra. Những hành động và việc làm đó của Nhật Bản không chỉ đi ngược lại các thông lệ quốc tế mà còn vi phạm các quy định trong quan hệ quốc tế", phát ngôn viên Yang đã nói như vậy tại cuộc họp báo.
Ông Yang chỉ trích gay gắt rằng: "Đó là một hành đông khiêu khích cực kỳ nguy hiểm và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã chính gửi văn bản phản đối chính thức đến phía Nhật Bản", ông Yang nói thêm. Những văn bản phản đối như vậy thông thường thường được gửi qua kênh Bộ Ngoại giao. Vì thế, bước đi vừa rồi của Bộ Quốc phòng Trung Quốc là rất bất thường. Nó cho thấy quân đội Trung Quốc đang thực sự tức giận.
Đối đầu Trung-Nhật diễn biến đáng lo ngại
Hiện tại, Nhật Bản chưa đưa ra phản ứng gì trước những lời tố cáo và chỉ trích nói trên của phía Trung Quốc.
Trong khi đó, một cựu sĩ quan quân đội Nhật Bản tuần này cho rằng, tình hình ở biển Hoa Đông đang thực sự đáng lo ngại. "Vì Trung Quốc đang ngày trở nên tích cực hơn nên chúng tôi có nhiều cơ hội để đối đầu nhau hơn. Nếu có chuyện gì đó tình cờ xảy ra, nó rất có thể sẽ làm cho quan hệ giữa hai nước xấu đi trầm trọng".
Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang bị phủ bóng đen bởi một cuộc tranh chấp nóng bỏng xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Kể từ sau khi Tokyo quyết định mua lại 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9 năm ngoái, quan hệ giữa nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới rơi vào tình trạng căng thẳng cao độ.
Tàu thuyền sau này là cả máy bay chiến đấu của hai nước Trung-Nhật thường xuyên rượt đuổi, đối đầu nhau đầy nguy hiểm ở gần quần đảo tranh chấp, làm dấy lên nguy cơ một cuộc va chạm vô tình hay một sự việc không có chủ đích có thể leo thang thành một cuộc xung đột quân sự đáng sợ.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang nằm trong sự kiểm soát của Tokyo nhưng Bắc Kinh được cho là đang tìm cách phá vỡ thế nguyên trạng ở đây. Tuy nhiên, chiến lược của Trung Quốc đang vấp phải phản ứng dữ dội từ phía Nhật Bản, đặc biệt kể từ khi Thủ tướng Abe lên cầm quyền. Chính quyền ở Tokyo đã cho thấy, họ sẽ không nhân nhượng trước một Bắc Kinh ngày một quyết liệt và cứng rắn.
Hồi cuối tuần vừa rồi, Bắc Kinh đã lên tiếng chỉ trích thông tin trên báo chí Nhật Bản về việc Thủ tướng Abe thông qua một chính sách cho phép lực lượng của họ bắn hạ máy bay không người lái xâm phạm không phận Nhật Bản. Ông Abe tuyên bố, Tokyo sẵn sàng đối đầu quyết liệt hơn với Bắc Kinh và sẽ không dung thứ cho bất kỳ hành động phá vỡ thế nguyên trạng nào trong khu vực, ám chỉ đến quyền kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Vân Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Nhật Bản đặt báo động "vùng xám" Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera ngày 29-10 cho biết, nước này đã công bố tình trạng xâm phạm lãnh hải của tàu Trung Quốc được đặt vào trạng thái báo động "vùng xám", mức chưa từng thấy ngay cả khi xảy ra biến cố lẫn thời bình. Theo ông Onodera, các tàu Trung Quốc đã nhiều lần tiến vào vùng...