Căng thẳng ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ – Đức leo thang
Ngày 21/3, Thổ Nhĩ Kỳ triệu nhà ngoại giao hàng đầu tại ĐSQ Đức ở Ankara đến để phản đối phát ngôn của quan chức Đức về vụ đảo chính tháng 7/2016.
Trong một cuộc phỏng vấn báo chí cuối tuần qua, người đứng đầu Cơ quan Tình báo liên bang Đức (BND) Bruno Kahl cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã không thể thuyết phục được Đức rằng Giáo sĩ Fethullah Gulen (đang lưu vong tại Mỹ) đứng đằng sau vụ đảo chính bất thành tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 7 năm ngoái.
Trụ sở Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Getty Images.
Trong tuyên bố đưa ra ngày 21/3, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh, bình luận của ông Bruno Kahl mang tính chất bảo vệ và khoan nhượng đối với người mà Thổ Nhĩ Kỳ gọi là “Tổ chức Khủng bố Gulen”. Người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trước đó cũng chỉ trích Đức “hậu thuẫn” mạng lưới của Giáo sĩ Hồi giáo này .
Những tuyên bố này có thể khiến quan hệ căng thẳng giữa hai nước này càng thêm trầm trọng, đặc biệt sau việc một số địa phương của Đức hủy bỏ loạt sự kiện vận động chính trị của các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ. Các nhà tổ chức ngày 21/3 cũng cho biết, sẽ không có thêm bất cứ cuộc vận động chính trị nào tại Đức nữa trước khi cuộc trưng cầu ý dân tại Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra vào ngày 16/4 tới.
Về phía Đức, Ngoại trưởng Sigmar Gabriel ngày 21/3 tuyên bố nước này sẽ bảo lưu quyền áp dụng lệnh cấm các chính trị gia Thổ Nhĩ Kỳ tới Đức vận động bỏ phiếu, nếu nước này không dừng những phát ngôn “gây sốc” trong đó có so sánh hành động của chính phủ Đức với cách hành xử thời Phát xít.
Video đang HOT
Phát biểu trong cuộc họp báo chung sau hội đàm với Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Frans Timmermans tại thủ đô Berlin, Ngoại trưởng Gabriel cho biết nước này sẽ gửi cho chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ các tài liệu tham khảo liên quan đến luật pháp của Đức, trong đó có điều luật quy định việc chê bai và phỉ báng Đức là hành vi bất hợp pháp.
“Việc so sánh cách hành xử của chính phủ Đức giống cánh hành xử thời Phát xít là một ví dụ. Nếu hành vi vi phạm luật pháp Đức xảy ra, chúng tôi sẽ phải xem xét và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.” – ông Gabriel nêu rõ.
Quan hệ giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ đã căng thẳng nghiêm trọng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ một phóng viên mang quốc tịch Đức và Thổ Nhĩ Kỳ với cáo buộc tuyên truyền khủng bố và kích động hận thù.
Tiếp đó là việc chính quyền một số địa phương của Đức hủy bỏ loạt sự kiện có các bộ trưởng của Thổ Nhĩ Kỳ tham dự nhằm vận động người Thổ Nhĩ Kỳ tại Đức ủng hộ Tổng thống Erdogan trong cuộc trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến pháp vào tháng 4 tới.
Hiện có khoảng 1,4 triệu người Thổ Nhĩ Kỳ tại Đức có đủ điều kiện để bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý lần này, nhiều hơn bất cứ quốc gia châu Âu nào khác. Do đó, chiến dịch để giành được sự ủng hộ của họ được coi là thách thức lớn đối với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ./.
Theo Hồng Anh-Phạm Hà/ VOV-Trung tâm/ Reuters
Thụy Sĩ bỏ phiếu tăng quyền cho các cơ quan tình báo
Trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 25/9, người dân Thụy Sĩ đã bỏ phiếu tán một đạo luật mới cho phép các cơ quan tình báo có thêm quyền giám sát nhằm đối phó với các mối đe dọa an ninh ngày càng tăng cao.
Thụy Sĩ tăng quyền giám sát cho các cơ quan tình báo (Ảnh: BBC)
Đạo luật mới sẽ cho phép cơ quan chức năng Thụy Sĩ nghe lén điện thoại, đọc lén email, lắp đặt các camera giấu kín và cài thiết bị theo dõi máy tính. Chính phủ Thụy Sĩ cho biết những biện pháp này sẽ được tiến hành mỗi tháng một lần để giám sát các đối tượng tình nghi.
Những người ủng hộ cho rằng điều này sẽ giúp Thụy Sĩ theo kịp các nước khác trong việc tăng cường năng lực đối phó với các mối đe dọa tấn công.
Ngược lại, những người phản đối lại bày tỏ lo ngại luật mới sẽ xâm phạm đến các quyền tự do cá nhân và khiến Thụy Sĩ, một quốc gia trung lập, rơi vào nguy cơ khi phải thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn với các cơ quan tình báo nước ngoài.
Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Sĩ Guy Parmelin cho biết: "Luật mới mà Thụy Sĩ áp dụng không thể so sánh với các chương trình giám sát, do thám của Mỹ hay các cường quốc khác, song sẽ giúp chính phủ nước này tăng cường đảm bảo an ninh quốc gia".
Trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 25/9, có tới 65,5% người dân đã bỏ phiếu ủng hộ luật mới, cho phép Cơ quan Tình báo liên bang và các cơ quan chức năng khác theo dõi các nghi phạm bằng các thiết bị điện tử khi có sự chấp thuận của tòa án, chính quyền hay Bộ Quốc phòng.
Việc đạo luật mới được đông đảo người dân Thụy Sĩ đồng tình cho thấy mối lo ngại ngày một gia tăng trước nguy cơ xảy ra các vụ tấn công khủng bố ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào.
Kể từ vụ bê bối những năm 1980 về việc chính phủ Thụy Sĩ bí mật theo dõi hàng chục nghìn công dân, người dân nước này tỏ ra hoài nghi về các chương trình giám sát quốc gia. Theo các điều luật bảo vệ quyền riêng tư, có rất ít camera giám sát được lắp đặt và ứng dụng Google Street View cũng bị cấm tại Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, sau loạt vụ tấn công khủng bố đẫm máu liên tiếp xảy ra tại các nước châu Âu như Pháp và Bỉ, người dân Thụy Sĩ đã dần thay đổi tư duy và ý thức rõ ràng hơn về những mối đe dọa khủng bố tiềm tàng. Mặc dù vậy vẫn có những ý kiến cho rằng việc tăng quyền giám sát của các cơ quan tình báo không đồng nghĩa với việc an ninh sẽ được tăng cường.
Trên thực tế, đạo luật này đã được thông qua từ năm ngoái nhưng vẫn chưa được thực thi do những người phản đối thu thập đủ chữ kí, buộc chính phủ phải tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân theo quy định.
Nhật Minh
Theo BBC
Scotland muốn trưng cầu dân ý tách khỏi Anh, London phản đối Scotland sẽ đề nghị chính phủ Anh tổ chức trưng cầu dân ý lần hai về việc nước này độc lập vào cuối năm 2018 hoặc đầu năm 2019, động thái London cho rằng có thể gây chia rẽ, bất ổn. Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon. Ảnh: Reuters. "Tuần tới, tôi sẽ xin ủy quyền từ quốc hội Scotland để thỏa thuận với...