Căng thẳng ngoại giao giữa Na Uy và Israel
Na Uy ngày 8/8 cho biết đã triệu một quan chức Đại sứ quán Israel để phản đối quyết định của Israel thu hồi tư cách của các nhà ngoại giao quốc gia Bắc Âu này làm việc tại các vùng lãnh thổ của Palestine bị chiếm đóng.
Cờ Israel và Na Uy bên ngoài trụ sở của đại sứ quán Na Uy tại Tel Aviv. Ảnh: AFP
Ngoại trưởng Na Uy Espen Barth Eide đã đưa ra thông tin trên tại buổi họp báo, đồng thời cho biết Chính phủ Na Uy đang xem xét những biện pháp tiếp theo.
Theo Ngoại trưởng Eide, Na Uy luôn duy trì mối quan hệ hữu nghị với Israel song cũng duy trì quan điểm rằng cuộc xung đột đang diễn ra ở Dải Gaza đã gây ra nỗi thống khổ đối với người dân Palestine.
Trong thông điệp đưa ra trước đó, Ngoại trưởng Barth Eide cho rằng quyết định của Israel sẽ gây ra hậu quả đối với quan hệ hai nước.
Trước đó, cùng ngày, trong công hàm chính thức gửi đến Đại sứ quán Na Uy tại Tel Aviv, Bộ Ngoại giao Israel cho biết không thừa nhận 8 nhà ngoại giao Na Uy làm việc tại các vùng lãnh thổ nói trên.
Ngoại trưởng Israel, ông Israel Katz viện dẫn việc Na Uy gần đây công nhận nhà nước Palestine.
Na Uy dàn xếp thỏa thuận giúp chính quyền Palestine tránh sụp đổ tài chính
Ngày 18/2, Chính phủ Na Uy cho biết nước này đã dàn xếp một kế hoạch tạm thời giữa Israel và Chính quyền Palestine (PA) nhằm giúp vùng lãnh thổ này tránh sụp đổ về tài chính.
Khói bốc lên sau cuộc không kích của Israel xuống thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 13/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố, Chính phủ Na Uy cho biết các bên đã nhất trí về giải pháp tạm thời, theo đó Oslo sẽ đóng vai trò là trung giam để giữ hộ khoản tiền thu thuế mà Israel không thanh toán cho PA kể từ khi xung đột giữa Hamas - Israel bùng phát vào ngày 7/10 năm ngoái.
Tuyên bố của Chính phủ Na Uy nêu rõ PA đã hoan nghênh thỏa thuận này, đồng cảm ơn nỗ lực tìm kiếm giải pháp tạm thời cho hoàn cảnh đặc biệt như hiện nay. Theo thỏa thuận, Israel sẽ chuyển khoản tiền thuế thu hộ PA cho một tài khoản ở Na Uy và quốc gia này sẽ tạm giữ hộ khoản tiền này. Na Uy cũng nêu rõ PA sau đó sẵn sàng chấp nhận các khoản tiền khác.
Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store nhấn mạnh với giải pháp này, PA sẽ có thể trả lương cho nhân viên, qua đó đảm bảo các dịch vụ thiết yếu cho người dân Palestine, trong đó có hoạt động giảng dạy và chăm sóc sức khỏe. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của thỏa thuận trong việc thúc đẩy sự ổn định trong khu vực, cũng như để PA có được tính hợp pháp đối với người dân của mình.
Theo một hiệp định hồi năm 1994, Israel đại diện cho PA thu thuế tại Bờ Tây và chuyển số tiền thu được cho PA hằng tháng. Một phần số tiền này được PA chi trả cho các chi phí tại Dải Gaza, bao gồm tiền lương của các nhân viên y tế. Tuy nhiên, sau khi cuộc xung đột Hamas - Israel bùng phát, Israel thông báo chuyển khoản tiền thu thuế cho PA tại Bờ Tây, song rút lại các khoản thanh toán dành cho những nhân viên hành chính công ở Dải Gaza, khu vực do Hamas kiểm soát, với lý do số tiền có thể rơi vào tay Hamas. Phía PA sau đó tuyên bố chỉ nhận toàn bộ khoản tiền thu thuế của cả Bờ Tây và Dải Gaza và không chấp nhận các điều kiện vốn được cho là cản trở việc chi trả lương cho nhân viên PA. Ước tính, khoản tiền chi trả lương và các dịch vụ tại Dải Gaza chiếm khoảng 30% ngân sách của PA.
Na Uy phát hiện nguồn tài nguyên đáng kể dưới đáy biển Chính phủ Na Uy ngày 27/1 thông báo nước này đã phát hiện một lượng đáng kể các kim loại và khoáng chất khác nhau, trong đó bao gồm cả kim loại hiếm ở dưới đáy biển thuộc thềm lục địa mở rộng của quốc gia Bắc Âu này tại Biển Na Uy và Biển Greenland. Thuyền đánh cá trên vùng biển ngoài...