Căng thẳng ngoại giao giữa hai nước Iran – Bahrain
Theo truyền thông Iran, ngày 18/5, Iran đã triệu Đại sứ Bahrain tại Tehran tới sau khi Ngoại trưởng Bahrain Khaled bin Ahmad al-Khalifa ngày 17/5 tuyên bố rằng Iran cần ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của Bahrain.
Ngoại trưởng Bahrain Khaled bin Ahmad al-Khalifa (Nguồn: AP)
Theo các nguồn tin, Tehran “đã bác bỏ những bình luận của Ngoại trưởng al-Khalifa và hy vọng Chính phủ Bahrain tìm kiếm giải pháp thích hợp cho những diễn biến tại nước này”.
Một quan chức ngoại giao Iran được dẫn lời nói rằng “cách duy nhất để thoát khỏi rắc rối hiện nay là đáp ứng các nguyện vọng chính đáng của người dân Bahrain”.
Ngoại trưởng Bahrain al-Khalifa đã cảnh báo Iran ngừng can thiệp vào đề xuất Bahrain thành lập liên minh với Arập Xêút.
Kế hoạch lập liên minh Bahrain-Arập Xêút, bước đi đầu tiên tiến tới một liên minh lớn hơn giữa sáu nền quân chủ Arập tại vùng Vịnh, đã châm ngòi cho cuộc khẩu chiến giữa Iran, quốc gia có người Hồi giáo Shi”ite chiếm đa số, với Bahrain, vốn có đa số là người Shi”ite nhưng lại do người Hồi giáo Sunni cầm quyền.
Ngày 18/5, Chính phủ Iran dự kiến tổ chức một cuộc biểu tình nhằm phản đối kế hoạch mà Tehran cho là “âm mưu sáp nhập Bahrain vào Arập Xêút của người Mỹ”.
Căng thẳng leo thang giữa Iran với các quốc gia Arập vùng Vịnh láng giềng kể từ khi lực lượng vùng Vịnh do Arập Xêút đứng đầu đưa quân tới Bahrain hồi tháng 3/2011 nhằm tăng cường cho lực lượng an ninh tại vương quốc này trước một cuộc nổi dậy chống chính quyền do người Shi”ite phát động./.
Theo TTXVN
GCC nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng ở Yemen
Tổng Thư ký Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) Rashid Al-Zayani tối 14/5 đã tới thủ đô Sanaa của Yemen với hy vọng thuyết phục được Tổng thống Ali Abdullah Saleh và phe đối lập ký vào sáng kiến hòa giải do tổ chức này đề xuất nhằm sớm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị tại đây.
Biểu tình tại thủ đô Sanaa của Yemen . (Nguồn: Reuters)
Mục đích chuyến đi của ông Zayani là thúc đẩy tiến trình đàm phán hoà giải với tất cả các chính đảng ở Yemen. Quan chức này đã bày tỏ mong muốn các bên chấp nhận kế hoạch giải quyết khủng hoảng của GCC để duy trì an ninh, ổn định và thống nhất và khẳng định việc giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Yemen là ưu tiên của các nước thành viên.
Trong khi đó, các cuộc đụng độ đẫm máu giữa người biểu tình chống chính phủ và cảnh sát vẫn tiếp diễn tại thành phố Taez, miền Nam Yemen trong ngày 14/5, khiến người bị thương.
GCC ngày 10/4 vừa qua đã đề xuất sáng kiến chuyển giao quyền lực nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài nhiều tháng tại Yemen. Theo kế hoạch chuyển giao hòa bình này, Tổng thống đương nhiệm Saleh có 30 ngày để từ chức sau khi ký vào bản kế hoạch này và được miễn truy tố.
Sau đó, phe đối lập sẽ thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc trong vòng 7 ngày và chính phủ mới sẽ có 60 ngày để tổ chức bầu cử tổng thống và quốc hội. Tuy nhiên, sáng kiến trên đã gặp trở ngại sau khi Tổng thống Saleh ngày 30/4 từ chối ký thông qua văn kiện.
GCC gồm Arập Xêút, Các tiểu Vương quốc Arập thống nhất, Bahrain, Kuwait, Qatar và Oman./.
Theo TTXVN
Pakistan trục xuất vợ con Bin Laden sang Arập Xêút Một số nguồn tin cho biết gia đình của Osama bin Laden sẽ bị trục xuất khỏi Pakistan trong ngày ngày 18/4. Lính gác bên ngoài ngôi nhà mà vợ con Bin Laden bị giam giữ ở Pakistan (Nguồn: AFP)Luật sư của gia đình, ông Muhammad Aamir cho biết: "Họ sẽ đi vào sáng sớm ngày 18/4. Sau 12 giờ đêm (ngày 17/4),...