Căng thẳng Mỹ – Trung tăng nhiệt trên Biển Đông
Căng thẳng Mỹ – Trung do thương chiến và Covid-19 có thể làm gia tăng tình trạng đối đầu giữa hai bên ở Biển Đông, theo giới chuyên gia.
Phó trợ lý Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực Đông Nam Á Reed Werner hôm 19/5 tiết lộ các tiêm kích Trung Quốc đã quấy rối trinh sát cơ Mỹ ít nhất 9 lần trên khu vực Biển Đông từ giữa tháng 3, thời điểm tàu sân bay USS Theodore Roosevelt phải đình chỉ nhiệm vụ và về đảo Guam vì Covid-19 bùng phát.
Các hành động được cho là “ngày càng liều lĩnh” của Trung Quốc đã thúc đẩy hải quân Mỹ gấp rút cho tàu sân bay Roosevelt tiếp tục ra khơi thực hiện nhiệm vụ, dù nhiều thủy thủ vẫn phải cách ly trên đất liền do Covid-19. Lầu Năm Góc gần đây cũng liên tục công khai thông tin về việc dồn lực lượng tới châu Á – Thái Bình Dương.
Giới quan sát đánh giá các động thái quyết liệt của Trung Quốc trên Biển Đông buộc Mỹ phải có biện pháp ứng phó tương xứng. Cựu đô đốc hải quân Mỹ James Stavridis cho rằng yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông và quan hệ Mỹ – Trung đang xấu đi sau những cuộc khẩu chiến về nguồn gốc nCov và vấn đề Đài Loan có thể khiến nguy cơ xung đột giữa hai bên ở vùng biển này gia tăng.
Tàu chiến Mỹ, Australia diễn tập trên Biển Đông hồi cuối tháng 4. Ảnh: US Navy.
Để phản đối yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc, hải quân Mỹ thường xuyên tiến hành các chuyến tuần tra tự do hàng hải, áp sát những thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo trái phép trên Biển Đông.
Video đang HOT
Trung Quốc phản ứng bằng cách thường triển khai chiến đấu cơ bay trên các tàu chiến Mỹ thực hiện chiến dịch tuần tra tự do hàng hải, đôi khi bay trước mũi chiến hạm Mỹ chỉ vài chục mét. Tàu hộ vệ và khu trục hạm Trung Quốc cũng thách thức đối thủ qua liên lạc bộ đàm, bật radar điều khiển hỏa lực, chĩa pháo vào hướng di chuyển của tàu chiến Mỹ hoặc áp sát gây mất an toàn.
“Các chuyến tuần tra luôn rất căng thẳng. Hạm trưởng Mỹ luôn phải giữ bình tĩnh, tránh đối đầu không cần thiết và liên tục báo cáo cấp trên. Thủy thủ đoàn thường thở phào sau khi kết thúc chuyến tuần tra”, cựu đô đốc Stavridis nói.
Trong các chuyến tuần tra gần đây, tàu khu trục USS Bary và tuần dương hạm USS Bunker Hill cũng chạm mặt tàu Trung Quốc nhưng không để tình huống leo thang nguy hiểm. “Các nhiệm vụ này sẽ tiếp tục gây căng thẳng cho quan hệ Mỹ – Trung khi diễn ra thường xuyên hơn thời gian tới”, Stavridis nhận định.
Mục tiêu của Mỹ hiện nay là từng bước thay đổi hành vi của Trung Quốc mà không phá vỡ quan hệ quốc tế, dẫn đến Chiến tranh Lạnh hoặc xung đột vũ trang. Giải pháp hiệu quả nhất là lôi kéo thêm đồng minh quốc tế tham gia tuần tra tự do hàng hải, tăng cường can thiệp vào vấn đề Đài Loan, đặc biệt là hợp tác quân sự, cũng như thúc đẩy cuộc điều tra quốc tế về sự bùng phát của Covid-19 ở Vũ Hán và tăng cường quan hệ với các nước giáp Biển Đông.
Stavridis cho rằng các biện pháp gia tăng áp lực với Trung Quốc có thể được triển khai song song với đề xuất hợp tác, như đàm phán thỏa thuận thương mại giai đoạn hai, hợp tác về các tuyến thương mại Bắc Cực, thực thi hoạt động nhân đạo chung, thiết lập tiêu chuẩn ứng xử giữa hai lực lượng hải quân, ký những thỏa thuận kiểm soát vũ khí chiến thuật và chiến lược.
“Về cơ bản, Mỹ sẽ vừa hợp tác vừa đối đầu với Trung Quốc trong thời gian tới. Tình hình Biển Đông sẽ tiếp tục căng thẳng”, cựu đô đốc Stavridis nhận định.
Tàu chiến Trung Quốc (phải) cắt mặt chiến hạm Mỹ tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông hồi tháng 9/2018. Ảnh: US Navy.
Trong khi đó, Olli Suorsa, chuyên gia thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. S. Rajaratnam của Singapore, cảnh báo rằng việc Mỹ và Trung Quốc cùng đẩy mạnh hoạt động ở Biển Đông có thể dẫn tới nguy cơ hiểu nhầm và leo thang căng thẳng ngoài dự tính. “Đây là môi trường cần sự tuân thủ chặt chẽ quy định và bộ quy tắc chạm trán bất ngờ trên biển và trên không. Thiết lập đường dây liên lạc và kiềm chế là rất quan trọng”, Suorsa nói.
Nhiều chuyên gia cũng nhất trí rằng căng thẳng Mỹ – Trung ở Biển Đông gần đây cho thấy hai bên ngày càng không tin tưởng lẫn nhau trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành trên thế giới.
“Cả hai đều cho rằng đối phương có thể lợi dụng khủng hoảng Covid-19 để tăng sức ép. Tuy nhiên, nguy cơ xung đột hiện vẫn ở mức thấp vì không bên nào muốn xảy ra chiến tranh”, Zhang Baohui, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương ở Đại học Lingnan tại Hong Kong, nhấn mạnh.
Mỹ tái triển khai oanh tạc cơ đến Guam
Mỹ điều 4 oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer cùng 200 binh sĩ đến đảo Guam, sau gần ba tuần rút hết máy bay ném bom khỏi đây.
"Oanh tạc cơ B-1B Lancer trở lại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hôm 1/5 khi 4 máy bay và 200 binh sĩ thuộc Phi đoàn ném bom số 9 triển khai hỗ trợ hoạt động huấn luyện của Lực lượng không quân Mỹ tại Thái Bình Dương (PACAF) với các đồng minh và đối tác, cũng như thực hiện nhiệm vụ răn đe chiến lược nhằm củng cố trật tự quốc tế dựa trên luật pháp trong khu vực", không quân Mỹ hôm qua ra thông cáo cho biết.
Ba oanh tạc cơ B-1B Lancer đã bay thẳng đến căn cứ Andersen trên đảo Guam, chiếc thứ tư bay tới Nhật Bản để huấn luyện với hải quân Mỹ trước khi quay lại Guam. Không quân Mỹ không tiết lộ thời gian chúng sẽ đóng quân tại căn cứ Andersen, từ chối cho biết liệu đây có phải nhiệm vụ triển khai dài hạn hay không.
Máy bay B-1B cất cánh lên đường tới Guam hồi tuần trước. Ảnh: USAF.
Đợt triển khai lực lượng này diễn ra gần ba tuần sau khi Lầu Năm Góc lặng lẽ rút 5 oanh tạc cơ chiến lược B-52 khỏi căn cứ Andersen giữa tháng 4 và không điều lực lượng thay thế, kết thúc nhiệm vụ "Duy trì hiện diện Oanh tạc cơ Liên tục" (CBP) từ năm 2004. Đây cũng là lần đầu tiên phi đội B-1B đáp xuống Guam từ năm 2017, thời điểm căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua.
"B-1B đáp ứng mọi hoạt động huấn luyện như B-52, kèm thêm khả năng đào tạo phi công sử dụng tên lửa chống hạm tầm xa LRASM. Những chiếc Lancer cũng có thể mang nhiều tên lửa đối đất JASSM và bom dẫn đường JDAM loại 938 kg hơn, đồng thời được trang bị hệ thống phòng vệ hiện đại và đủ sức đạt tốc độ siêu âm để tăng cường năng lực chiến đấu", trung tá Frank Welton, phụ trách quản lý lực lượng PACAF, cho biết.
Trung Quốc chưa bình luận về thông tin này.
Giới chuyên gia cho rằng rút oanh tạc cơ khỏi Guam, kết thúc CBP là động thái giúp Mỹ đặt lực lượng không quân chiến lược ngoài tầm đe dọa của Trung Quốc và Triều Tiên, trong khi vẫn duy trì năng lực răn đe và gây bất ngờ cho đối phương. Hành động này cũng thể hiện sự tin tưởng với năng lực quốc phòng của các đồng minh tại châu Á - Thái Bình Dương.
Không quân Mỹ sau đó hai lần điều oanh tạc cơ chiến lược B-1B từ căn cứ ở Bắc Mỹ đến châu Á - Thái Bình Dương chỉ trong vòng một tuần, trong đó một chiếc bay qua Biển Đông hôm 30/4.
Thông điệp của Mỹ khi rút hết oanh tạc cơ khỏi Guam Mỹ rút hết oanh tạc cơ chiến lược khỏi Guam để ngăn chúng trở thành mục tiêu đánh phủ đầu trong khi vẫn trấn an đồng minh tại châu Á. Không quân Mỹ hồi giữa tháng 4 rút toàn bộ 5 oanh tạc cơ B-52H khỏi sân bay quân sự Andersen trên đảo Guam nhưng không triển khai lực lượng thay thế, đánh...