Căng thẳng “leo thang” xung quanh dự án cải tạo tập thể Nguyễn Công Trứ
Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội từng lên kế hoạch GPMB nhà A1, A2 khu tập thể Nguyễn Công Trứ trong tháng 10/2012, nhưng đến lúc này việc GPMB vẫn giậm chân tại chỗ khi 29 hộ dân chưa chấp nhận bàn giao cho chủ đầu tư.
Ngày 10/3/2010, UBND TP. Hà Nội ra quyết định số 1109/QĐ – UBND về thu hồi 4833m2 đất tại A1, A2 khu tập thể Nguyễn Công Trứ, phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, giao cho Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng phát triển nhà số 7 triển khai dự án xây dựng nhà N3 thuộc dự án cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Nguyễn Công Trứ. Trước đó, bắt đầu từ năm 2009, UBND quận Hai Bà Trưng và phường Phố Huế đã bắt đầu kế hoạch di dân.
Sau 3 năm liên tục triển khai di dân, đến lúc này (18/11/2012) việc GPMB khu tập thể A1, A2 khu tập thể Nguyễn Công Trứ vẫn chưa hoàn tất do những khúc mắc về quyền lợi giữa chủ đầu tư và 29 hộ dân khu tập thể. Ngày 13/11/2012, không khí căng thẳng giữa chủ đầu tư, chính quyền và các hộ dân chưa bàn giao mặt bằng tiếp tục “ leo thang” liên quan đến trình tự bốc thăm căn hộ.
Các hộ dân nhà A1, A2 đợi trước cổng UBND phường Phố Huế chờ được
giải đáp những thắc mắc liên quan đến quyền lợi (Ảnh: Ngọc Cương)
Theo phản ánh của một số hộ dân, trong quá trình triển khai dự án, chủ đầu tư, UBND quận Hai Bà Trưng, phường Phố Huế không công khai minh bạch thông tin liên quan dự án cho những người có quyền lợi trực tiếp. Việc di dân thực hiện từ năm 2009, nhưng đến ngày 23/10/2012, các hộ dân mới được biết đến các quyết định. Ông Nguyễn Thanh Liêm, sinh năm 1962, trú tại phòng 18 A1, khu tập thể Nguyễn Công Trứ cho biết: “Người dân chúng tôi đều ủng hộ dự án, nhưng chủ đầu tư và chính quyền sở tại lại không thực hiện đúng quy định công khai thông tin dự án khiến cho mâu thuẫn nảy sinh. Năm 2009 việc di dân đã bắt đầu, nhưng phải đến tháng 10/2012, mới công bố quyết định. Khi thắc mắc của người dân chưa được giải quyết, ngày 13/11/2012, đại diện MTTQ, UBND phường tự ý bốc thăm hộ người dân là xâm hại lợi ích hợp pháp của công dân”.
Nằm trong số ccas hộ dân có mặt tại buổi bốc thăm ngày 13/11/2012, nhưng không đồng ý bốc thăm, ông Hồ Minh Quang, trú tại phòng 13 A1, khu tập thể Nguyễn Công Trứ cho rằng chủ đầu tư đã “bỏ quên” những điều kiện liên quan đến quyền lợi công dân: Ngày 13/11/2012, tôi được mời đến bốc thăm căn hộ thuộc dự án nhà N3 Nguyễn Công Trứ. Tuy nhiên, những thông tin chủ đầu tư đưa ra chưa đủ thuyết phục niềm tin của người dân khi chủ đầu tư không đưa những giấy tờ hợp pháp cho thấy rõ mình là chủ đầu tư công trình, không công bố được quyết định bổ sung việc cho phép xây nhà cao tầng tại A1, A2 Nguyễn Công Trứ. Chủ đầu tư chưa thực hiện thỏa thuận chế độ tạm cư, tái định cư đúng theo Nghị định 34 của Chính phủ về việc xây dựng, cải tạo chung cư cũ. Việc chủ đầu tư và chính quyền sở tại cho người bốc thăm ngay trước mặt, khi tôi không đồng ý là đe dọa quyền lợi hợp pháp.
Video đang HOT
Các hộ dân “tố” chủ đầu tư đã tự ý phá dỡ nhà A2 khi quyền lợi
của người dân chưa được làm rõ (Ảnh: Ngọc Cương)
Việc áp dụng chính sách đền bù cho các hộ dân sau khi dự án hoàn thành cũng là vấn đề khiến mối quan hệ giữa chủ đầu tư và người dân căng thẳng. Ông Lê Anh Tuấn, trú tại phòng 45 A1, khu tập thể Nguyễn Công Trứ phản ánh: “Hiện tại nhà tôi đang sở hữu 50m2, nhưng khi tái cư diện tích sử dụng lại bị hao hụt rất nhiều. Để đảm bảo diện tích sinh hoạt của gia đình tôi đề nghị được mua thêm một phần diện tích nhưng không được giải quyết, trong khi có nhiều người từ nơi khác đến lại được mua căn hộ có diện tích lớn hơn. Người dân chỉ có thể yên tâm khi chủ đầu tư đảm bảo đủ quyền và lợi ích hợp pháp, đảm bảo người dân có tương lai tốt hơn khi tái cư”.
Phải khẳng định việc xây mới nhà A1, A2 khu tập thể Nguyễn Công Trứ là chủ trương đúng của UBND quận Hai Bà Trưng và UBND TP. Hà Nội. Đại diện các hộ dân cũng cam kết ủng hộ dự án khi chủ đầu tư thông tin công khai, minh bạch dự án, đảm bảo đúng và đủ quyền lợi hợp pháp của công dân. Những hộ dân bám trụ lại đang chờ đợi có một cuộc đối thoại để tìm ra tiếng nói chung, trước khi thực hiện nghĩa vụ bàn giao mặt bằng.
Để làm rõ nội dung phản ánh của các hộ dân chưa bàn giao mặt bằng nhà A1, A2 khu tập thể Nguyễn Công Trứ, PV Dân trí đã liên hệ với Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng phát triển nhà số 7, đơn vị được lựa chọn làm chủ đầu tư công trình. Theo lời một cán bộ phòng hành chính, đại diện chủ đầu tư sẽ tiến hành trao đổi những liên quan đến dự án vào đầu tuần tới.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
Nhiều tranh cãi xung quanh dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A
VQG Cát Tiên, nơi dự kiến xây dựng thủy điện ĐN 6, 6A - Ảnh K.C
Chiều 10.10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc trực tiếp với Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai để trao đổi những vướng mắc trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A trên thượng nguồn sông Đồng Nai.
Lấn cả Vườn Quốc gia Cát Tiên
Theo báo cáo, thủy điện Đồng Nai 6 có công suất 180 MW, thuộc quy hoạch bậc thang thủy điện Đồng Nai của Thủ tướng Chính phủ.
Sau đó, Công ty ĐLGL đã thay đổi dự án thành hai bậc thang là Đồng Nai (ĐN) 6 và 6A với tổng công suất 241 MW, có tổng sản lượng điện trên 929 triệu KWh/năm. Tổng diện tích chiếm đất của hai thủy điện là 372,23 ha.
Trong đó, 136,98 ha thuộc Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên và 143,75 ha thuộc rừng phòng hộ Nam Cát Tiên. Hai thủy điện ĐN 6 và 6A có vị trí nằm ở trung lưu dòng chính sông Đồng Nai.
Trong đó ĐN 6 có vị trí đập, lòng hồ, bờ hồ phải và nhà máy thủy điện nằm ở H.Đăk RLấp (Đắk Nông), trong phạm vi rừng phòng hộ Nam Cát Tiên. Còn đập, lòng hồ bờ trái thuộc H.Cát Tiên (Lâm Đồng), thuộc VQG Cát Tiên.
Đối với ĐN 6A, có vị trí đập, lòng hồ bờ phải và nhà máy thủy điện thuộc H.Bù Đăng (Bình Phước), trong phạm vi rừng phòng hộ Đồng Nai đập, lòng hồ bờ trái tại H.Cát Tiên, thuộc VQG Cát Tiên.
Quá trình thực hiện dự án, đã có bảy bộ, ngành và UBND các tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng, Đắk Nông phê duyệt và cho phép chuyển đổi các phần diện tích chiếm đất tương ứng từ đất lâm nghiệp sang xây dựng thủy điện.
Lo ngại động đất, vỡ đập
Tại cuộc họp, ông Trương Văn Vở, Phó trưởng đoàn ĐBQH Đồng Nai đề nghị Công ty ĐLGL làm rõ báo cáo đánh giá tác động môi trường ảnh hưởng thế nào đến diện tích rừng bị mất, và tính đa dạng sinh học của VQG Cát Tiên bị ảnh hưởng thế nào.
"Vừa qua động đất tại đập thủy điện Sông Tranh 2 đã gây hoang mang cho người dân, không biết chủ đầu tư làm thủy điện có tính đến yếu tố động đất hay không?", ông Vở đặt câu hỏi.
Còn ĐBQH Dương Trung Quốc lo ngại "hiện nay chúng ta đang đối mặt với tình trạng nước biển dâng, mưa nhiều, nếu xảy ra vỡ đập liên tiếp thì nguy cơ cho người dân hạ lưu thuộc Đồng Nai và TP.HCM rất cao".
Về phần mình, ông Bùi Pháp - Chủ tịch HĐQT Công ty ĐLGL - cho biết, tỷ lệ mất rừng đối với thủy điện ĐN 6 và 6A là từ 1,4 - 1,6 ha/MW, nên khi so với tỷ lệ của các thủy điện khác là có thể chấp nhận được. Còn sinh cảnh ven hai lòng hồ của hai dự án đã bị suy thoái nặng nề, tre nứa chiếm hơn 90% sinh cảnh khu vực.
Còn ông Nguyễn Văn Sỹ - đại diện Công ty CP XD điện 4 - cho biết, hai dự án thủy điện này sử dụng hệ thống đập bê tông loại thấp và trung bình, nên khác với thủy điện Sông Tranh 2. Trong đó, đập ĐN 6 chỉ cao 40 m, có dung tích khoảng 15 triệu m3 ĐN 6A cao 60 m, có dung tích khoảng 17 triệu m3. Dung tích này rất nhỏ so với hệ thống thủy điện bậc thang trên sông Đồng Nai, và được thiết kế theo đúng quy phạm xây dựng.
"Mặt khác, chúng tôi đã tính toán đến khả năng động đất tối đa lên đến cấp 7, và có hệ số trượt, gia tốc cao nhất, đồng thời tính toán để đảm bảo an toàn, tránh sự cố vỡ cùng lúc hai đập", ông Sỹ nói.
Kết thúc cuộc họp, ĐBQH Dương Trung Quốc cho biết, vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến hai dự án này, tuy nhiên Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tiếp tục tổng hợp, ghi nhận để phản ánh tại diễn đàn Quốc hội trong thời gian tới.
Theo TNO
Công nhân no bụng, đói chất Trong khi tỷ lệ béo phì đang gia tăng nhanh chóng ở các thành phố lớn thì tại các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN-KCX), tình hình lạm phát kinh tế dường như đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và bữa ăn của hàng triệu công nhân. Dinh dưỡng thiếu, khẩu phần ăn mất cân đối đang khiến cho sức...