Căng thẳng leo thang với Nga, phương Tây tràn lan dự báo về chiến tranh Ukraine
Trong bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa Nga với Ukraine, liên tục xuất hiện những đồn đoán, dự báo về ngày xảy ra chiến tranh giữa hai nước này.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Vox, chiều 14/2, các hãng tin Mỹ khiến các thị trường giật mình khi đưa tin Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã nói trong một đoạn video rằng: “Chúng tôi được thông báo rằng ngày 16/2 sẽ là ngày xảy ra cuộc tấn công”. Sau đó, người phát ngôn của ông Zelensky đã đính chính rằng ông chỉ đang nhắc tới thông tin mà báo chí đưa.
Sự hiểu lầm nói trên là một trong những thông tin lộn xộn nhất giữa hàng loạt dự báo tương tự xuất hiện trên truyền thông thế giới.
Theo tờ Vox, các quan chức Mỹ và châu Âu cố gắng phỏng đoán các bước tiếp theo trong một cuộc chiến có thể hoặc không bao giờ xảy ra.
Nga đã tập trung khoảng 130.000 quân ở biên giới với Ukraine và yêu cầu phương Tây đưa ra các nhượng bộ nhất định để giảm leo thang. Nga đã phủ nhận ý định xâm lược Ukraine, nhưng các cuộc đàm phán ngoại giao giữa Nga với Mỹ và các đồng minh vẫn chưa mang lại giải pháp nào.
Trong bối cảnh này, thế giới đang phải đồn đoán về mọi khả năng. Dường như ai cũng có thể là chuyên gia. Người nói rằng khi mặt đất đóng băng sẽ là thời điểm mà xe tăng Nga có thể lăn qua biên giới Ukraine. Người lại nói rằng đường lầy lội hay không cũng không quan trọng.
Video đang HOT
Người ta thậm chí còn đưa ra dự đoán dựa trên thời điểm mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa quân vào Ukraine lần trước: vài ngày sau Thế vận hội mùa đông 2014 ở Sochi, hay khi ông đưa quân vào Gruzia đúng thời điểm Thế vận hội Bắc Kinh 2008.
Dưa trên hai sự kiện đó, một số người dự đoán rằng Tổng thống Putin sẽ đợi đến sau Thế vận hội mùa Đông ở Bắc Kinh năm nay để tránh làm mất lòng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, ngày 11/2, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết: “Điều đó có thể sẽ sớm xảy ra”, có nghĩa là trước khi Thế vận hội tại Trung Quốc kết thúc.
Thời điểm ngày 16/2 mà ông Zelensky đưa ra có thể chỉ là một câu nói đùa gây hiểu nhầm, nhưng cho thấy một điều: Tất cả mọi người, kể cả các quan chức chính phủ, đang hành động mà không có nhiều thông tin và ngay cả khi họ có thông tin, họ cũng có thể sử dụng một cách chiến lược để đạt được mục tiêu của mình.
10 ngày trước, Lầu Năm Góc nói với các phóng viên rằng Nga có khả năng “sản xuất một video tuyên truyền, có cảnh xác chết và diễn viên” để làm cái cớ cho chiến tranh.
Nhóm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cố gắng chứng tỏ rằng Mỹ đang làm mọi thứ để ngăn chặn chiến tranh. Các quan chức cho biết họ hy vọng tiết lộ về video tuyên truyền này sẽ làm cho video đó kém hiệu quả hoặc ngăn chặn Nga thực hiện ngay từ đầu.
Tuy nhiên, phóng viên của hãng tin AP là Matt Lee không chấp nhận. Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao, ông đã chỉ trích người phát ngôn Ned Price rằng ông này đang theo đuổi thuyết âm mưu khi cáo buộc Nga đang làm ra một video như vậy mà không cung cấp bằng chứng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price. Ảnh: AFP/TTXVN
Mặc dù ông Price nhấn mạnh rằng chính việc ông thông báo điều này cho báo chí là bằng chứng đầy đủ, nhưng phóng viên Lee không đồng ý. Ông đã nhắc lại với ông Price về thông tin tình báo Mỹ có về vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq và rằng thủ đô Kabul của Afghanistan sẽ không rơi vào tay Taliban.
Một tuần sau, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan lại cho biết: “Có khả năng rõ ràng là Tổng thống Vladimir Putin sẽ ra lệnh thực hiện hành động quân sự và xâm lược Ukraine trong thời gian này, trong khoảng thời gian này và có thể bao gồm khoảng thời gian trước ngày 20/2, trước khi Thế vận hội Bắc Kinh kết thúc”.
Ngay lập tức, các phóng viên đưa tin về Nhà Trắng lại học theo phóng viên Lee, hối thúc ông Sullivan đưa ra bằng chứng. Phóng viên tin tức PBS Nick Schifrin đã viết một dòng tweet thu hút chú ý: “Mỹ dự kiến cuộc xâm lược sẽ bắt đầu vào tuần tới, 6 quan chức Mỹ và phương Tây đã nói với tôi như thế”.
Theo tờ Vox, không rõ tại sao lại có quá nhiều dự báo về xung đột Ukraine-Nga như vậy. Mặc dù tất cả đều chỉ là dự báo và có thể sai như dự báo thời tiết, nhưng có một số điều có thể nói một cách chắc chắn.
Đó là nếu có chiến tranh, đó sẽ là thảm họa. Cuộc chiến sẽ định hình lại vai trò của Nga ở châu Âu và đặt câu hỏi về năng lực của Tổng thống Biden khi mà Mỹ sắp diễn ra bầu cử giữa kỳ năm 2022.
Đó là nếu có chiến tranh, số người chết có thể cao hơn các cuộc xung đột xuất phát từ cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014 hoặc thậm chí là cao hơn các cuộc nội chiến ở Nam Tư cũ trong những năm 1990. Còn khi nào kịch bản này xảy ra thì không ai biết.
Phản ứng của Triều Tiên về đề xuất đàm phán của Mỹ
Ngày 22/6, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời bà Kim Yo-jong, một quan chức cấp cao đảng Lao động Triều Tiên và là em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un, đã bác bỏ triển vọng sớm nối lại các cuộc đàm phán với Mỹ.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: KCNA/TTXVN
Bà tuyên bố những kỳ vọng của Mỹ vào các cuộc đàm phán với Triều Tiên sẽ chỉ đem lại "sự thất vọng lớn hơn" cho Washington và việc Mỹ đề cập tới "tín hiệu đáng chú ý" cho thấy họ đang kỳ vọng "sai lầm".
Tuyên bố của bà Kim nhằm đáp lại đánh giá trước đó của Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan, người mô tả tuyên bố mới đây của ông Kim Jong-un tại hội nghị của đảng Lao động Triều Tiên, là "các dấu hiệu đáng quan tâm".
Tại một hội nghị của đảng Lao động Triều Tiên tuần trước, ông Kim Jong-un đã phân tích chính sách Triều Tiên của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden và ra lệnh cho các quan chức cấp dưới chuẩn bị cả hai kịch bản đối đầu và đối thoại, "đặc biệt sẵn sàng cho đối đầu" để bảo vệ an ninh quốc gia. Tuy nhiên, bình luận công khai trên của ông Kim không có những ngôn từ nặng nề chống Washington và Seoul. Giới chuyên gia nhận định nhà lãnh đạo Triều Tiên muốn gợi ý rằng ông có kế hoạch gây thêm sức ép để Mỹ nới lỏng chính sách về Triều Tiên, trong khi một số chuyên gia khác cho rằng ông đang nhấn mạnh đến khả năng nối lại đối thoại.
Bình luận của bà Kim Yo-jong được đưa ra một ngày sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price tuyên bố Washington sẵn sàng đối thoại với Triều Tiên vào bất cứ thời điểm nào tại bất kỳ địa điểm nào, đồng thời khẳng định đề nghị mới nhất của Mỹ sẵn sàng nhóm họp mà không cần điều kiện tiên quyết. Tuy nhiên, bên cạnh đề xuất đối thoại và các bình luận tích cực của các quan chức dưới quyền, Tổng thống Biden ngày 21/6 thông báo quyết định gia hạn các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Triều Tiên thêm 1 năm. Các quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Biden sẽ có quan điểm chung dung giữa cách tiếp cận trực tiếp của cựu Tổng thống Donald Trump và chính sách "kiên nhẫn chiến lược" của cựu Tổng thống Barack Obama. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng chính quyền của ông Biden sẽ không nới lỏng trừng phạt trước khi Triều Tiên có các bước đi cụ thể hướng tới phi hạt nhân hóa.
Cuộc khủng hoảng Ukraina sẽ được định đoạt vào tuần tới? Sự hội tụ của một loạt sự kiện trong tuần tới sẽ có thể quyết định liệu bế tắc Ukraina sẽ được hóa giải một cách hòa bình hay châu Âu sẽ lâm vào chiến tranh. Kể cả Nga không mở cuộc tấn công trong vài ngày tới như phương Tây dự báo, cuộc khủng hoảng Ukraina vẫn tiến tới điểm rẽ quan...