Căng thẳng Kyrgyzstan và Tajikistan nguy cơ leo thang tại khu vực biên giới tranh chấp
Căng thẳng biên giới Kyrgyzstan và Tajikistan vẫn âm ỉ liên quan đến hàng loạt cáo buộc nhau bí mật triển khai quân và vũ khí ở biên giới đang tranh chấp.
Căng thẳng vẫn âm ỉ ở khu vực biên giới tranh chấp giữa Kyrgyzstan và Tajikistan. Ảnh: DW
Theo trang tin Eurasianet.org ngày 20/10, Kyrgyzstan và Tajikistan lại một lần nữa đưa ra cáo buộc nhau triển khai lực lượng vũ trang một cách bí mật dọc theo khu vực biên giới đang tranh chấp, làm dấy lên lo ngại rằng một đợt bất ổn mới có thể xuất hiện.
Trong một tuyên bố hôm 19/10, cơ quan an ninh Tajikistan cáo buộc Kyrgyzstan triển khai thiết bị quân sự và đào chiến hào dọc biên giới, cũng như liên tục xâm phạm không phận của Tajikistan bằng máy bay không người lái.
“[Đây] là một xác nhận rõ ràng về các kế hoạch nguy hiểm của phía Kyrgyzstan”, Ủy ban An ninh Quốc gia Tajikistan (GKNB), cho biết trong một tuyên bố.
Lực lượng biên phòng Tajikistan cũng cáo buộc Kyrgyzstan triển khai nhiều khí tài quân sự sát biên giới, cho rằng chính quyền Kyrgyzstan đang thực hiện “các hành động được tính toán trước nhằm mục đích làm leo thang tình hình ở các khu vực sát biên giới”.
Video đang HOT
Đáp lại, Kyrgyzstan bác bỏ những tuyên bố của Tajikistan, nói rằng chúng “hoàn toàn không phù hợp với tình hình thực tế”. Cơ quan an ninh Kyrgyzstan, còn được gọi là GKNB, cho rằng Lực lượng biên phòng Tajikistan đang “cố tình phát tán thông tin xuyên tạc nhằm kích động người dân ở khu vực biên giới thực hiện các hành động bất hợp pháp”.
Theo GKNB, các lực lượng vũ trang Tajikistan đã bố trí các công sự, đào hào trên toàn bộ khu vực biên giới và thực hiện các cuộc xâm nhập bằng máy bay không người lái: “Kể từ ngày 25/9, đã có hơn 10 trường hợp máy bay không người lái [Tajikistan] tiến hành các hoạt động do thám và vi phạm không phận của Kyrgyzstan”.
Trong khi đó, Lực lượng biên phòng Kyrgyzstan cho biết trong một tuyên bố rằng chính quyền Tajikistan đang vi phạm các thỏa thuận ngừng bắn khi triển khai mìn sát thương trên các vùng lãnh thổ tranh chấp và đào chiến hào ở đó.
Trước những diễn biến mới trên, Bộ trưởng Quốc phòng Kyrgyzstan Baktybek Bekbolotov cho biết đã đề nghị CSTO (Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể) triển khai một số lượng “nhỏ” quân tại các khu vực biên giới tranh chấp” với Tajikistan”, lưu ý rằng “sẽ không có hòa bình cho đến khi một nhà trung gian hòa giải giữa hai bên”.
Theo đại diện phía Kyrgyzstan, động thái điều động binh sĩ CSTO là cần thiết để đảm bảo một lệnh ngừng bắn giữa hai quốc gia Trung Á thuộc Liên Xô cũ. Nhưng các nhà phân tích và quan sát đang đặt câu hỏi liệu Moskva, vốn đang bị cuốn vào cuộc xung đột với Ukraine, có đủ năng lực quân sự và động lực chính trị để giải quyết những rắc rối như vậy ở “sân sau” của mình hay không.
Hai ngày trước, Kyrgyzstan cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đồng ý cung cấp cho Kyrgyzstan các bản đồ thời Liên Xô được lưu trữ để giúp giải quyết tranh chấp biên giới với Tajikistan. Putin nói rằng có nhiều thông tin “đúng sự thật” về biên giới giữa các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ trong kho lưu trữ ở Moskva hơn là ở chính các nước này.
Hôm 13/10, ông Putin cùng các tổng thống Kyrgyzstan Sadyr Japarov và Tajikistan Emomali Rahmon, đã thảo luận về các vấn đề biên giới giữa hai quốc gia Trung Á này tại thủ đô Astana của Kazakhstan, bên lề hội nghị thượng đỉnh về các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA).
Ít nhất 100 người ở Kyrgyzstan và Tajikistan đã thiệt mạng vào tháng 9 vừa qua trong các cuộc giao tranh có sự tham gia của cả xe tăng, máy bay và pháo kích. Cuộc xung đột liên quan đến phần biên giới tranh chấp kể từ khi Liên Xô sụp đổ ba thập kỷ trước.
Kyrgyzstan và Tajikistan, cùng với Nga, Belarus, Kazakhstan và Armenia, là các thành viên CSTO. Hiện gần một nửa trong tổng số 970 km biên giới Kyrgyz – Tajikistan vẫn chưa được phân định.
Kyrgyzstan, Tajikistan cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn
Kyrgyzstan và Tajikistan ngày 16/9 đã cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn với mục tiêu chấm dứt những vụ xung đột đẫm máu ở khu vực biên giới chung giữa hai nước.
Lính biên phòng Tajikistan tuần tra tại khu vực biên giới ở thị trấn Pyandj, cách thủ đô Dushanbe khoảng 220km. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Cũng trong ngày 16/9, Liên minh châu Âu (EU) ra tuyên bố nhấn mạnh tình trạng leo thang căng thẳng tại khu vực biên giới chung giữa Kyrgyzstan và Tajikistan gây bất lợi cho sự ổn định của khu vực.
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn nội dung tuyên bố chung của EU hoan nghênh lệnh ngừng bắn vừa đạt được, đồng thời kêu gọi Bishkek và Dushanbe đảm bảo thực hiện hiệu quả thỏa thuận này, cũng như nỗ lực giảm leo thang căng thẳng và đạt được giải pháp bền vững cho những bất đồng hiện có càng sớm càng tốt.
Thông qua Đại diện đặc biệt của EU tại khu vực Trung Á và Phái đoàn EU ở cả hai nước, EU đã tham gia những cuộc tiếp xúc ngoại giao với các cơ quan chức năng của Kyrgyzstan và Tajikistan. EU kêu gọi mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng các biện pháp ngoại giao, hòa bình.
Bên cạnh đó, EU cũng nhắc lại đề nghị cung cấp viện trợ và khẳng định sẽ tiếp tục tích cực hỗ trợ chính trị cho sự ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Trước đó cùng ngày, Kyrgyzstan và Tajikistan đã nhất trí ngừng bắn nhằm chấm dứt những hoạt động giao tranh biên giới xảy ra trong tuần này. Ủy ban An ninh quốc gia Kyrgyzstan (SCNS) xác nhận Trung tướng Ularbek Sharsheyev - Cục trưởng Cục Biên phòng Kyrgyzstan - và Chỉ huy Lực lượng biên phòng Tajikistan, Đại tá Radzhabali Rakhmonali, đã điện đàm và nhất trí ngừng bắn từ 10h00 (theo giờ địa phương) để tiến hành cuộc gặp giữa hai bên.
Kyrgyzstan và Tajikistan tranh chấp gần một nửa đường biên giới chung dài 970 km và tiến độ phân giới diễn ra chậm trong những năm gần đây. Năm 2021 đã chứng kiến số lượng vụ đụng độ chưa từng thấy giữa hai bên, khiến hơn 50 người thiệt mạng và làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột toàn diện. Ngày 14/9, đã xảy ra hai vụ đụng độ giữa lính biên phòng hai nước. Đấu súng nổ ra sau khi lính biên phòng Kyrgyzstan cáo buộc phía Tajikistan chiếm các vị trí tại khu vực biên giới chưa được phân định. Trong khi đó, phía Tajikistan tuyên bố phía Kyrgyzstan đã nổ súng "vô cớ" vào tiền đồn của họ. Đụng độ trong hai ngày qua đã làm ít nhất 3 người đã thiệt mạng và 27 người bị thương.
Làn sóng bạo lực mới nhất, vốn làm dấy lên quan ngại về một cuộc xung đột toàn diện, đã buộc hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa. Tuy nhiên, thỏa thuận ngừng bắn trở nên "mong manh" hơn trong ngày 16/9 sau khi hai bên cáo buộc lẫn nhau sử dụng vũ khí hạng nặng tấn công nhà cửa, đồn biên phòng hoặc cơ sở hạ tầng dân sự dọc theo các khu vực biên giới.
Đấu súng gây thương vong ở biên giới Kyrgyzstan-Tajikistan Ủy ban an ninh Kyrgyzstan ngày 3/6 cho biết các binh sĩ nước này và Tajikistan đã đấu súng tại khu vực biên giới đang tranh chấp, khiến cả hai bên có thương vong. Binh sĩ Kyrgyzstan được triển khai tới khu vực biên giới với Tajikistan, sau khi đụng đổ nổ ra giữa người dân hai nước. Ảnh tư liệu: RFE/TTXVN Vụ...