Căng thẳng Iran, Azerbaijan làm tăng nguy cơ xung đột quân sự
Những căng thẳng giữa Iran và Azerbaijan gần đây cùng với bất ổn trong khu vực làm tăng nguy cơ đối đầu quân sự giữa hai bên.
Một tên lửa được phóng trong cuộc tập trận của hải quân Iran ngày 17/1/2023. Ảnh: Reuters
Căng thẳng giữa Iran và nước láng giềng phía Bắc là Azerbaijan đã lên cao trong nhiều tháng, với lo ngại xung đột có nguy cơ nổ ra. Bên cạnh đó, căng thẳng giữa Azerbaijan và Armenia cũng có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc chiến khác ở Nam Kavkaz, tình huống có thể khiến Iran can thiệp quân sự vào phía Armenia.
Baku đã đóng cửa đại sứ quán của mình ở Tehran vào tháng 1 năm nay sau khi một tay súng tấn công cơ quan đại diện ngoại giao của Azerbaijan, khiến 1 người thiệt mạng và 2 người khác bị thương. Sau đó, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev chính thức đổ lỗi cho Iran về vụ việc.
Tiếp theo, Azerbaijan đã khánh thành một đại sứ quán ở Israel vào cuối tháng 3/2023, một đối thủ trong khu vực của Iran, trước sự kinh ngạc của Tehran. Ngoại trưởng Israel Eli Cohen thậm chí còn nói rằng hai bên đã “đồng ý thành lập một mặt trận thống nhất chống lại Iran”. Đầu tháng 4, Azerbaijan đã trục xuất 4 nhà ngoại giao Iran với lý do “có những hành động khiêu khích” và cáo buộc họ tuyển dụng người dân địa phương để làm gián điệp.
Mới đây, Ngoại trưởng Cohen, trước chuyến công du Turkmenistan, đã đến thăm Azerbaijan để khai trương đại sứ quán đầu tiên của Israel tại quốc gia này, nằm cách biên giới Iran chỉ 20 km.
Cùng với căng thẳng ngoại giao đang gia tăng, Iran cũng lo ngại về các hành động của Azerbaijan ở khu vực Nam Kavkaz. Cuộc chiến Nagorny-Karabakh từ tháng 9 đến tháng 11/2020, trong đó Azerbaijan chiếm được các khu vực lãnh thổ tranh chấp rộng lớn từ Armenia, khiến Tehran rất cảnh giác.
Trong một diễn biến liên quan, khi ảnh hưởng của Nga trong khu vực suy yếu do cuộc xung đột ở Ukraine thì ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh thân cận nhất của Azerbaijan, đã tăng lên rõ rệt. Bất chấp những nỗ lực hướng tới một thỏa thuận hòa bình và bình thường hóa quan hệ kể từ cuộc chiến năm 2020, căng thẳng giữa Baku và Yerevan đang gia tăng.
Video đang HOT
Trong bối cảnh đó, Iran hồi tháng 10 năm ngoái đã tổ chức một cuộc tập trận quân sự quy mô lớn gần biên giới với Azerbaijan. Vào ngày 9/4 vừa qua, trong khi tiếp thư ký Hội đồng An ninh Armenia, Iran đã lặp lại sự phản đối của mình đối với “bất kỳ thay đổi địa lý nào” ở Nam Caucasus.
Lằn ranh đỏ của Iran
Những căng thẳng chồng chéo, đan xen này làm gia tăng khả năng đối đầu quân sự giữa Iran và Azerbaijan. Các nhà phân tích thậm chí còn dự báo về một số kịch bản nhất định trong đó Tehran có thể hành động vũ lực chống lại Baku.
Emil Avdaliani, Giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học châu Âu và là học giả tại Geocase ở Tbilisi, Gruzia, nhận định: “Tôi nghĩ rằng Tehran có thể đáp trả mạnh mẽ hơn nếu họ thấy rằng ranh giới đỏ của mình bị vượt qua. Tehran thực sự không hài lòng với sự thay đổi cán cân quyền lực ở phía Bắc biên giới của mình và có khả năng sẽ tăng cường can dự với khu vực”.
Trong khi đó, Mohammad Ayatollahi Tabaar, Phó Giáo sư về các vấn đề quốc tế tại Trường Quản trị và Dịch vụ Công Bush của Đại học Texas A&M, cảnh báo: “Nếu không có giải pháp trung gian và Baku cố gắng thực hiện một số tham vọng của mình bằng vũ lực, thì Iran sẽ không bị động như năm 2020. Lần này sẽ hành động”.
Các nhà lãnh đạo Iran cũng cho rằng Tổng thống Aliyev đã cho phép Israel sử dụng lãnh thổ của Azerbaijan nước mình như một bệ phóng chống lại Tehran liên quan đến việc thiết lập đại sứ quán.
Về phần mình, Farzin Nadimi, nhà phân tích quốc phòng và an ninh, đồng thời là cộng tác viên của Viện Washington về Chính sách Cận Đông, cũng nhận thấy các kịch bản mà Iran có thể can thiệp quân sự chống lại Azerbaijan.
Ông Nadimi nói: “Iran dường như có một chương trình nghị sự rõ ràng, đó là giữ cho các tuyến đường quá cảnh của nước này thông qua Armenia được mở và đảm bảo an toàn. Nếu Azerbaijan quyết định tiến vào Armenia để chiếm đất nhằm kiểm soát hành lang Zangezur, Iran rất có thể sẽ tìm cách ngăn chặn điều đó bằng cách triển khai lực lượng và thiết bị hạng nặng vào Armenia và dọc theo biên giới Armenia-Azerbaijan”.
Mỹ và Ấn Độ hợp tác phát triển vũ khí, trí tuệ nhân tạo để cạnh tranh với Trung Quốc
Quan hệ Mỹ, Ấn Độ hướng đến hợp tác về vũ khí, trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh với Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) nói chuyện với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong buổi khai mạc Hội nghị G20 ở Bali, Indonesia, ngày 15/11/2022. Ảnh: EPA/EFE
Theo hãng tin Reuters mới đây, Nhà Trắng đã thúc đẩy quan hệ đối tác với Ấn Độ khi Tổng thống Joe Biden hy vọng sẽ giúp cả hai cạnh tranh với Trung Quốc về thiết bị quân sự, chất bán dẫn và AI.
Washington muốn triển khai thêm các mạng điện thoại di động phương Tây ở Ấn Độ để cạnh tranh với tập đoàn Huawei của Trung Quốc, chào đón thêm các chuyên gia chip máy tính Ấn Độ đến Mỹ và khuyến khích các công ty từ cả hai nước hợp tác trên các thiết bị quân sự như hệ thống pháo.
Tuy nhiên, Nhà Trắng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trên mọi mặt trận, trong đó có việc áp đặt các hạn chế của Mỹ đối với chuyển giao công nghệ quân sự và thị thực cho công nhân nhập cư, cùng với sự phụ thuộc lâu dài của Ấn Độ vào Nga về khí tài quân sự.
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan và người đồng cấp Ấn Độ Ajit Doval đã gặp gỡ các quan chức cấp cao của cả hai nước tại Nhà Trắng vào ngày 31/1 để khởi động Sáng kiến Mỹ - Ấn về Công nghệ quan trọng và mới nổi.
"Thách thức ngày càng lớn hơn do Trung Quốc đặt ra - các hoạt động kinh tế, động thái quân sự cứng rắn, nỗ lực thống trị các ngành công nghiệp và kiểm soát chuỗi cung ứng của tương lai - đã có tác động sâu sắc đến quan điểm ở Delhi", ông Sullivan nói.
Ông Doval cũng có cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken trong chuyến thăm 3 ngày tới Washington, D.C., kết thúc hôm 1/2.
New Delhi đã khiến Washington thất vọng khi tham gia các cuộc tập trận quân sự với Nga và tăng cường mua dầu thô của nước này, điều mà phương Tây cáo buộc là nguồn tài trợ chính cho chiến dịch quân sự của Moskva ở Ukraine. Nhưng Washington vẫn giữ im lặng và thúc đẩy nước này chống lại Nga trong khi bỏ qua lập trường cứng rắn hơn của Ấn Độ đối với Trung Quốc.
Đầu tuần này, ông Sullivan và Doval đã tham gia một sự kiện của Phòng Thương mại Mỹ với các nhà lãnh đạo đến từ các tập đoàn Lockheed Martin, Adani Enterprises và Applied Materials Inc.
Mặc dù Ấn Độ là một phần trong sáng kiến tại châu Á của chính quyền Biden - Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) - nhưng Ấn Độ đã chọn không tham gia các cuộc đàm phán trụ cột thương mại của IPEF.
Sáng kiến này cũng bao gồm nỗ lực chung về không gian và điện toán lượng tử hiệu năng cao.
Trong khi đó, General Electric Co đang đề nghị chính phủ Mỹ cho phép sản xuất động cơ phản lực với Ấn Độ để cung cấp năng lượng cho máy bay do Ấn Độ vận hành và sản xuất, theo Nhà Trắng, đồng thời cho biết một cuộc đánh giá đang được tiến hành.
Về phần mình, New Delhi lưu ý chính phủ Mỹ sẽ nhanh chóng xem xét đơn đăng ký của tập đoàn General Electric và hai nước sẽ tập trung vào việc sản xuất chung "các hạng mục quan trọng mà cả hai bên cùng quan tâm" trong lĩnh vực quốc phòng.
Hai nước cũng thiết lập cơ chế điều phối công nghệ lượng tử và đồng ý thành lập một nhóm đặc biệt với sự tham gia của Liên đoàn Chất bán dẫn Ấn Độ, Hiệp hội Chất bán dẫn Điện tử Ấn Độ (IESA) và Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn Mỹ (SIA) để thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái chất bán dẫn.
Tuyên bố của Ấn Độ cho biết chương trình không gian của Ấn Độ sẽ hợp tác với NASA về các cơ hội đưa con người vào không gian và các dự án khác.
Kiev dồn dập nhận tin được cung cấp xe tăng, thế bế tắc trong xung đột ở Ukraine sẽ được phá vỡ? Cuối cùng, theo giới truyền thông, Mỹ và Đức đều đã đồng ý cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực cho Ukraine, nhưng liệu phương tiện chiến đấu bộ binh này sẽ giúp Ukraine phá vỡ thế bế tắc trên chiến trường và giành lại lãnh thổ từ Nga. Xe tăng M1A1 Abrams của Lục quân Mỹ khai hỏa trong cuộc tập...