Căng thẳng Hezbollah – Israel: Liban thiệt hại trăm bề
Ngày 26/9, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) dự báo nền kinh tế Liban sẽ suy giảm hơn nữa vào năm 2024 do bất ổn địa chính trị.
Cảnh đổ nát sau cuộc tấn công của Israel tại Deir al-Balah, Dải Gaza, ngày 22/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo EBRD, kinh tế Liban sẽ sụt giảm 1% trong năm 2024, đảo chiều hoàn toàn so với dự báo được đưa ra hồi tháng 5 rằng nền kinh tế đang gặp khó khăn này sẽ tăng trưởng nhẹ.
Trong báo cáo mới công bố, EBRD nêu rõ Liban vốn đang phải đối mặt với điều kiện kinh tế khó khăn và lạm phát quá cao, đã mất hơn 40% GDP kể từ năm 2018. Thêm vào đó, tình trạng bế tắc chính trị và tiến độ thực hiện các cải cách quan trọng trì trệ tiếp tục cản trở sự phục hồi.
Xung đột Hamas – Israel tại Dải Gaza đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của các nước láng giềng và giao tranh hiện đang gia tăng ở Liban. Theo Beata Javorcik, nhà kinh tế trưởng của EBRD, leo thang dù ở hình thức nào cũng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng.
Trước đó, ngày 25/9, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết đang theo dõi tác động đối với nền kinh tế Liban khi cuộc xung đột Israel – Hezbollah đang leo thang. Theo IMF, cuộc xung đột hiện nay đang gây thiệt hại nặng nề về người, làm hư hại cơ sở hạ tầng vật chất ở miền Nam Liban và làm trầm trọng thêm tình hình xã hội và kinh tế vĩ mô vốn đã mong manh của quốc gia Bắc Phi, Tuy nhiên, cơ quan này cũng cho rằng hiện còn quá sớm để đánh giá tác động kinh tế trong khu vực.
Video đang HOT
Cùng ngày 25/9, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA) của Liên hợp quốc cho biết các cuộc tấn công mới nhất ở Liban đã mở rộng sang các khu vực chưa từng bị tấn công trước đó, gây thương vong cho dân thường và gây ra sự tàn phá trên diện rộng, bao gồm cả cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Hệ thống cung cấp nước của Bekaa và miền Nam Liban đã bị hư hại nghiêm trọng, khiến 30.000 người mất đi nguồn nước sạch. Theo Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), kể từ ngày 23/9, ở Liban đã có thêm hơn 90.000 phải sơ tán. OCHA cho biết gần 300 trường học trên cả nước đang được tái sử dụng để làm nơi trú ẩn cho những người phải rời bỏ nhà cửa. Kết quả là có tới 100.000 học sinh có thể bị ảnh hưởng.
Cơ quan cứu trợ của LHQ dành cho người Palestine (UNRWA) cho biết đã kích hoạt kế hoạch ứng phó khẩn cấp tại Liban. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang cung cấp vật tư y tế cho các cơ sở y tế đang quá tải của Liban sau vụ nổ thiết bị liên lạc vào tuần trước. Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) dự kiến đưa 25 tấn thuốc cứu sinh và hàng hóa y tế đến nước này trong những ngày tới. Các tổ chức nhân đạo đang huy động thực phẩm, nước uống và các nhu yếu phẩm thiết yếu, trong đó có cả nệm và bộ dụng cụ vệ sinh.
Cao ủy LHQ về người tị nạn LHQ (UNHCR) cho biết đang chuẩn bị ứng phó với số lượng người Liban và Syria phải di tản ngày càng tăng khi hàng trăm phương tiện đang xếp hàng dài ở biên giới Syria, những đám đông lớn, bao gồm cả phụ nữ, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh xếp hàng chờ đợi. Cơ quan này và các đối tác cung cấp thực phẩm, nước uống, chăn, nệm cho những người qua biên giới.
Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn Filippo Grandi cảnh báo Trung Đông không thể chịu đựng được một cuộc khủng hoảng di cư mới. Cộng đồng quốc tế cũng bắt đầu huy động hỗ trợ Liban. Mới nhất, Anh thông báo sẽ ủng hộ 5 triệu bảng (gần 6,7 triệu USD) cho các nỗ lực cứu trợ nhân đạo của LHQ tại Liban.
WB: Khu vực châu Á đang phát triển sẽ tăng trưởng 4,6% trong năm 2024
Trong báo cáo Cập nhật Tình hình Kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương vừa công bố hôm 1/4, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ngoại trừ Trung Quốc, sẽ tăng trưởng 4,6% trong năm 2024 - nhanh hơn mức 4,4% của năm 2023, nhờ thương mại phục hồi.
Trụ sở Ngân hàng Thế giới (WB) ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Đối với Trung Quốc, WB dự báo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ chỉ tăng trưởng 4,5% trong năm nay so với mức 5,2% của năm ngoái.
Báo cáo của WB cảnh báo rằng mặc dù xuất khẩu hàng hóa trong khu vực bắt đầu phục hồi từ nửa cuối năm 2023 nhưng khu vực châu Á đang phát triển có thể phải đối mặt với các chính sách bóp méo thương mại tại các thị trường điểm đến quan trọng như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Các chính sách này, nhằm thúc đẩy hoạt động của các công ty ở những quốc gia sử dụng chúng, có thể sẽ gây bất lợi cho các công ty khác cùng ngành trong khu vực châu Á. Theo WB, trong năm 2023, có đến gần 3.000 chính sách như vậy được ban hành, cao gấp ba lần con số của năm 2019.
WB cho rằng giữa bối cảnh lĩnh vực bất động sản và tiêu dùng nội địa của Trung Quốc suy yếu, các nỗ lực nhằm chuyển hướng đầu tư từ hạ tầng và bất động sản sang sản xuất tiên tiến có thể tạo ra sự mất cân bằng giữa năng lực sản xuất cũng như nhu cầu trong và ngoài đất nước. Dấu hiệu dư cung, đặc biệt là trong lĩnh vực xe điện, đã bắt đầu lan rộng sang các nước láng giềng như Thái Lan.
Chuyên gia Aaditya Mattoo, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết: "Chúng ta có thể thấy hiện tượng tương tự khi giá tấm pin năng lượng Mặt Trời giảm". Theo chuyên gia này, khả năng hấp thụ các cú sốc từ Trung Quốc của thế giới là kém hơn so với trước đây.
Trong khi đó, do khách du lịch Trung Quốc ít hơn dự kiến, lượng khách nước ngoài đến các nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch ở châu Á được duy trì ở dưới mức trước đại dịch.
WB ước tính tăng trưởng sản lượng công nghiệp của các nước đang phát triển ở châu Á sẽ giảm 0,5 điểm phần trăm nếu lạm phát gia tăng bất ngờ ở Mỹ và lãi suất được duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài. Trong khi đó, những cú sốc vĩ mô có thể khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm 0,3 điểm phần trăm.
Báo cáo của WB cảnh báo rằng tỷ lệ nợ tư nhân/Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực cứ tăng 10 điểm phần trăm thì đầu tư sẽ giảm 1,1 điểm phần trăm. Hiện nay, tỷ trọng đầu tư tư nhân trong GDP vẫn thấp hơn mức trước đại dịch. Tình trạng này gần đây đã được khắc phục nhờ sự cải thiện của đầu tư công ở Việt Nam và Philippines trong hai năm qua. Tuy nhiên, đầu tư công ở các quốc gia như Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan lại sụt giảm.
Ngoài ra, khi đầu tư tư nhân suy yếu, tăng trưởng cần được thúc đẩy nhờ năng suất. Mặc dù vậy, WB cho rằng khả năng cạnh tranh và đổi mới của các công ty tư nhân đang bị cản trở bởi sự xu hướng bảo hộ và sự thiếu kỹ năng cần thiết.
Ngân hàng Thế giới khuyến nghị rằng việc loại bỏ các rào cản cạnh tranh, cải thiện cơ sở hạ tầng và cải cách giáo dục sẽ giúp thu hẹp khoảng cách năng suất ngày càng lớn giữa các doanh nghiệp tư nhân ở châu Á và các đối thủ ngoài khu vực.
Khu vực châu Á đang phát triển bao gồm các quốc gia Trung Quốc, Mông Cổ, Timor-Leste và 10 thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ: Ước tính thiệt hại 1% GDP Trận động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ có thể gây thiệt hại kinh tế tương đương 1% Tổng sản phẩm quốc nội năm 2023 của nước này. Đây là nhận định được Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) đưa ra trong báo cáo công bố ngày 16/2. Hatay hiện là một trong số tỉnh bị thiệt hại nặng nề...