Căng thẳng gia tăng trước ngày bầu tổng thống Mỹ
Liên quan tình hình bầu cử tổng thống Mỹ, Cục Điều tra Liên bang nước này (FBI) đang kêu gọi mọi người cung cấp thông tin hỗ trợ cuộc điều tra mà cơ quan này đang phối hợp với các địa phương, liên quan vụ phóng hỏa tại các thùng phiếu ở 2 bang Washington và Oregon.
Đài KATU dẫn thông cáo của Sở Cảnh sát TP.Vancouver (Washington) cho hay cảnh sát phát hiện một thùng phiếu, dùng để bầu cử tổng thống Mỹ, bốc cháy vào khoảng 4 giờ ngày 28.10 nên đã dập lửa và thu giữ một thiết bị khả nghi. Tại TP.Portland (Oregon), bằng chứng từ thiết bị gây cháy tại một thùng phiếu cho thấy sự việc có liên quan vụ ở Vancouver, theo Sở Cảnh sát TP.Portland. CNN dẫn lời các quan chức bầu cử cho hay hầu hết số phiếu trong sự việc ở Portland không bị ảnh hưởng, nhưng hàng trăm lá phiếu tại Vancouver đã bị hủy.
Các vụ việc xảy ra ngay trước thềm ngày bỏ phiếu chính thức bầu tổng thống Mỹ, trong bối cảnh cựu Tổng thống Donald Trump và Phó tổng thống Kamala Harris chạy đua tranh cử và chỉ trích nhau.
Bầu cử Mỹ: Nhiều thùng phiếu nghi bị đốt, FBI điều tra
Vận động tranh cử tại Atlanta (Georgia) tối 28.10 (giờ địa phương), ông Trump khẳng định mình “không theo chủ nghĩa Quốc xã”, sau khi bị phe Dân chủ đẩy mạnh côn.g kíc.h về vấn đề này. “Câu nói mới nhất từ bà Harris và chiến dịch của bà là bất kỳ ai không bỏ phiếu cho bà đều là người theo chủ nghĩa Quốc xã. Tôi không phải là người theo chủ nghĩa Quốc xã. Tôi là người đối lập với người theo chủ nghĩa Quốc xã”, ông nhấn mạnh và chỉ trích bà Harris là “kẻ thù ghét”. Phát biểu với báo giới trước khi đến Michigan vận động tranh cử hôm 28.10, bà Harris cáo buộc ông Trump “muốn quyền lực không bị kiểm soát”. “Ông ta thực sự tập trung vào những bất bình của mình, vào bản thân và việc chia rẽ đất nước chúng ta. Đó không phải là điều sẽ củng cố các gia đình và người lao động Mỹ”, bà chỉ trích.
Những lá phiếu bị cháy tại thùng phiếu ở Vancouver hôm 28.10. ẢNH: REUTERS
Trong một diễn biến căng thẳng khác, nhiều quan chức đảng Cộng hòa tuyên bố họ đã phát hiện ra hàng ngàn người không phải công dân trong danh sách cử tri và khởi kiện, cáo buộc chính phủ che giấu thông tin quan trọng cho phép xác minh những sự việc liên quan. Tuy nhiên, sau khi xem xét kỹ lưỡng nhiều trường hợp, những người bị đảng Cộng hòa nghi ngờ không phải công dân Mỹ thật ra là cử tri hợp pháp, trong đó có các công dân nhập tịch.
Hiện đã có hơn 47 triệu cử tri Mỹ bỏ phiếu sớm, trong đó Tổng thống Joe Biden bỏ phiếu gần nhà tại bang Delaware hôm 28.10 và nhắc lại việc mình tin tưởng bà Harris sẽ đắc cử, theo AFP. Còn theo thống kê của NBC News, số cử tri bỏ phiếu sớm là 46.472.709 người, trong đó có 42% đăng ký thuộc đảng Dân chủ, 40% đăng ký thuộc đảng Cộng hòa và 18% thuộc các nhóm khác. Về độ tuổ.i, đông nhất là nhóm trên 65 tuổ.i (46%), tiếp theo là các nhóm 50 – 64 tuổ.i (27%), 40 – 49 tuổ.i (11%), 30 – 39 tuổ.i (9%) và phần còn lại thuộc nhóm dưới 30 tuổ.i. Có 51% bỏ phiếu trực tiếp và 49% bỏ phiếu qua thư.
Hé lộ số tiề.n Ukraine chi bảo vệ ông Biden, nhóm Wagner xin thêm đạn
Truyền thông Ukraine dẫn lời nhà chức trách nước này tiết lộ, họ đã chi hơn 1,6 triệu USD cho công tác chuẩn bị và tiếp đón Tổng thống Mỹ Joe Biden đến thăm Kiev hồi tháng trước.
Ông Biden đã có chuyến công du không báo trước tới thủ đô Ukraine hôm 20/2.
Sputnik ngày 12/3 trích dẫn thông tin do báo chí Ukraine đăng tải nói, chính quyền Tổng thống Volodymyr Zelensky đã chi tổng cộng hơn 1,6 triệu USD để bảo vệ an ninh cho lãnh đạo Nhà Trắng, tổ chức chuyến đi tham quan quanh thành phố và chuẩn bị một bữa tiệc chiêu đãi ông Biden.
Sau chuyến thăm, tổng thống Mỹ đã công bố gói viện trợ mới, trị giá 500 triệu USD dành cho Ukraine, bao gồm cả các hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMAR), đạn dược và những trợ giúp khác.
Lực lượng Wagner xin thêm đạn dược cho hoạt động ở Bakhmut
Theo trang Al Jazeera, trong một video được đăng trên kênh Telegram ngày 11/3, Yevgeny Prigozhin, người sáng lập công ty quân sự tư nhân Wagner tuyên bố, lực lượng này đã tiến sâu vào Bakhmut và chỉ cách trung tâm hành chính của thành phố miền đông Ukraine này 1,2km.
Ông Prigozhin cũng bày tỏ mong muốn sẽ được nhà chức trách Nga cấp thêm đạn dược, với lí do lực lượng Wagner đang cần tới 10.000 tấn đạn dược/tháng cho các hoạt động chiến đấu ở "chảo lửa" Bakhmut.
Binh sĩ Ukraine đang giao tranh với các lực lượng Nga ở khu vực tiề.n tuyến Bakhmut. Ảnh: AP
Ukraine tuyên bố sẵn sàng phản công ở Bakhmut
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba khẳng định, nước này sẽ quyết tâm bảo vệ thành phố chiến lược Bakhmut. "Nếu chúng tôi rút khỏi đây, điều gì sẽ thay đổi? Nga sẽ giành quyền kiểm soát Bakhmut và sau đó tiếp tục tấ.n côn.g Chasiv Yar. Vì vậy, mọi thị trấn phía sau Bakhmut có thể chịu chung số phận", ông Kuleba giải thích trong cuộc phỏng vấn với tờ báo Đức Bild hôm 11/3.
Khi được hỏi lực lượng Kiev có thể cầm cự được bao lâu, lãnh đạo Bộ ngoại giao Ukraine từ chối đưa ra câu trả lời cụ thể. Song, ông Kuleba so sánh các binh sĩ Ukraine ở Bakhmut với những người bảo vệ ngôi nhà của họ trước các đối tượng đột nhập.
Trước đó, Oleksandr Syrsky, chỉ huy lực lượng bộ binh Ukraine khẳng định, quân đội nước này sẵn sàng phản kích ở Bakhmut.
"Các anh hùng thực sự hiện là những người đang gánh trên vai trách nhiệm bảo vệ mặt trận phía đông và gây ra tổn thất nặng nề nhất có thể cho đối phương. Cần phải tranh thủ thời gian để xây dựng lực lượng dự bị và phát động một cuộc phản công, điều sẽ không còn xa nữa", ông Syrsky nói.
Mỹ và IMF bất đồng về Trung Quốc Mỹ cho rằng Trung Quốc kìm hãm tiêu dùng để đạt được thặng dư, trong khi IMF giữ quan điểm trung lập hơn. Trong bối cảnh cựu Tổng thống Mỹ Trump có khả năng tái đắc cử, các căng thẳng kinh tế có thể gia tăng hơn nữa. Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong...