Căng thẳng gia tăng trong quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ – Lebanon
Ngày 5/9, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu Đại sứ Lebanon tại nước này Ghassan Mouallem để chất vấn sau khi những người biểu tình giương cao biểu ngữ lên án Ankara trước Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở thủ đô Beirut.
Một nhóm người biểu tình Lebanon đã gắn băng rôn có hình Tử thần và quốc kỳ Thổ Nhĩ Kỳ vào tòa đại sứ quán nước này tại Lebanon. (Nguồn: Naharnet)
Ngày 6/9, hãng thông tấn Anadolu cho biết, động thái này diễn ra vài giờ sau khi một nhóm người biểu tình Lebanon giương cao băng rôn có hình Tử thần và quốc kỳ Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong cuộc gặp tại thủ đô Ankara, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ trích “những hành động khiêu khích này” với Đại sứ Mouallem và kêu gọi nhanh chóng hành động để bảo vệ các lợi ích của Ankara ở Lebanon.
Bộ trên cho hay, băng rôn này đã được những người ủng hộ Tổng thống Lebanon Michel Aoun gắn vào tòa nhà đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ.
PV.
Theo baoquocte/AFP
Tình cảnh "khó cứu" của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib: Ankara "gọi", Nga-Iran "không nhấc máy"
Mặc dù đang là bộ ba định hình cuộc xung đột ở Syria, những ước muốn của Thổ Nhĩ Kỳ tại đây không được Nga và Iran lắn nghe.
Video đang HOT
Nga-Iran đang ở bên đối lập với Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ sử dụng cuộc họp 3 bên sắp tới với Nga và Iran để kêu gọi lực lượng quân Chính phủ kiềm chế tấn công phiến quân ở phía tây bắc Syria, mặc dù khả năng thành công là khó xảy ra, các nhà phân tích nói với The Media Line.
Tính toán của Thổ Nhĩ Kỳ
Hội nghị thượng đỉnh Nga-Thổ-Iran dự kiến sẽ diễn ra tại Thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 16/9. Nga và Iran ủng hộ chính quyền Tổng thống Bashir al-Assad của Syria trong khi Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ lực lượng phiến quân.
Mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Iran Hassan Rouhani ở phía đối lập so với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, ba nhà lãnh đạo vẫn có những nền tảng để có thể hợp tác giải quyết bế tắc ở Idlib - thành trì lớn cuối cùng của phiến quân đang chứng kiến các đợt giao tranh ngày càng khốc liệt.
Ryan Bohl, nhà phân tích chuyền về các vấn đề Trung Đông và Bắc Phi tại Stratfor, nói với The Media Line rằng, đã có một số thỏa thuận được đưa ra trong các hội nghị thượng đỉnh trước đây và trong khi các biện pháp "giữ thể diện" có thể vẫn được đề xuất, các trở ngại lớn vẫn còn tồn tại.
"Điều quan trọng là phải giải quyết được căn bản tình trạng hiện diện của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực. Nếu không, Chính phủ Syria sẽ vẫn quyết tâm chiếm lại các vùng lãnh thổ này", ông nói.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn muốn duy trì ảnh hưởng ở Syria để giải quyết mối lo ngại an ninh của chính mình, cũng như để kẻ thù không thể lấn tới biên giới.
"Trong quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ, kẻ thù của họ trong khu vực (như người Kurd) cần phải tiếp tục bị dằn mặt", chuyên gia Bohl giải thích.
Ankara muốn các khu vực Syria giáp biên giới nước này sẽ được giải phóng khỏi lực lượng dân quân người Kurd, lực lượng mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là mối đe dọa hàng đầu.
Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng hợp tác với Nga trong bế tắc ở tây bắc Syria, thì nước này cũng đang có một thỏa thuận mong manh với Mỹ ở phía đông bắc.
Hồi tháng 8, Washington và Ankara đã đồng ý thành lập một trung tâm điều hành chung để tiến tới thành lập một khu an toàn trong khu vực.
Mặc dù vậy, các điều khoản chi tiết về thỏa thuận vẫn chưa được hai bên đồng nhất, trong khi Ankara tiếp tục đe dọa sẽ tấn công người Kurd nếu kế hoạch xây dựng khu an toàn không diễn ra nhanh chóng.
Khả năng thành công
Sự hiện diện của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria đang tiến thoái lưỡng nan.
Trang The Media Line dẫn lời chuyên gia về Nga và Thổ Nhĩ Kỳ Timothy Ash cho rằng, Tổng thống Erdogan sẽ sử dụng cuộc họp vào giữa tháng 9 tới để thúc đẩy các cam kết từ Syria trong việc không tiến xa hơn ở Idlib, mặc dù ông tin Nga và Iran khó có thể từ bỏ bất kỳ đòn bẩy nào đang có đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
"Họ thích tình trạng hiện tại", Ash giải thích. "Ông Erdogan đang yếu thế hơn".
Một cuộc tấn công vào Idlib sẽ gây rắc rối đặc biệt cho nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ vì nó có thể sẽ đẩy hàng trăm ngàn người Syria về biên giới nước này, mở ra một cuộc khủng hoảng tị nạn mới. Cần phải nhớ rằng, Thổ Nhĩ Kỳ là nơi có nhiều người Syria di tản hơn bất kỳ quốc gia nào khác, với 3,6 triệu người.
Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy, hầu hết người dân Thổ Nhĩ Kỳ - vốn đang phải đối mặt với một nền kinh tế đang gặp khó khăn - đều muốn người tị nạn Syria sớm trở về nước.
Sự phẫn nộ đối với vấn đề người tị nạn được coi là nguyên nhân khiến đảng của ông Erdogan thua trong cuộc đua giành ghế thị trưởng Istanbul hồi tháng 6.
Chuyên gia Ash cũng nêu quan điểm rằng, mục tiêu hàng đầu của Moscow là đẩy Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi các đồng minh phương Tây, đặc biệt là Mỹ, với hành động thể hiện rõ nhất là thỏa thuận bán hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Ankara.
Simon Waldman, một thành viên nghiên cứu về Trung Đông tại Đại học King's ở London, đồng tình với quan điểm Nga đang cố gắng đẩy Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi quỹ đạo của Mỹ, đồng thời làm hạn chế khả năng ảnh hưởng đến Syria của Washington thông qua Ankara.
"Nói một cách thẳng thắn, giấc mơ của Moscow trong nhiều năm là tạo ra một sự rạn nứt đáng kể trong NATO", Waldman nói với The Media Line.
"Sự rạn nứt giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ là điều không thể tốt hơn cho lợi ích của Nga", chuyên gia này nói thêm.
Theo nguoiduatin
Mỹ cáo buộc tàu chở dầu Adrian Darya của Iran vẫn đến Syria Vào hôm 30-8, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, tàu chở dầu Adrian Darya của Iran đang trên đường tới Lebanon, tuy nhiên, Mỹ lại khẳng định nó vẫn đang hướng đến Syria. Theo dữ liệu dò tìm Refinitiv, tàu Adrian Darya, sau nhiều lần đổi hướng, đang hướng đến cảng Iskenderun, nằm cách nhà máy lọc dầu Baniyas của Syria, nơi bị tình...