Căng thẳng gia tăng trên Biển Đông: Philippines nỗ lực hiện đại hóa quân đội
Trang National Interest của Trung tâm Quyền lợi quốc gia Mỹ đăng bài viết As Tensions Rise in the South China Sea Rise: The Philippines’ Military Modernizes của tác giả Peter Chalk, nói về việc Philippines đã tiến hành các nỗ lực hiện đại hóa quân đội ra sao trước những căng thẳng đang gia tăng trên Biển Đông.
Chính phủ Philippines hiện nỗ lực hiện đại hóa quân đội, để lực lượng này có khả năng tạo ra sự răn đe đối với bên ngoài. Mục tiêu bao quát của việc hiện đại hóa là nhằm trang bị cho lực lượng vũ trang Philippines các khả năng cần thiết để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ đất nước, chống lại các thách thức từ bên ngoài, và đảm bảo đạt được các lợi ích, đặc biệt là trong những tranh chấp có liên quan đến Biển Đông.
Trong nỗ lực này, Philippines đã đề ra 3 lĩnh vực cần phải được ưu tiên đổi mới trong thời gian ngắn hạn đến trung hạn.
Đầu tiên là việc thành lập “lực lượng phản ứng chiến lược thích hợp” trong tất cả các đơn vị quân đội để thực hiện nhiệm vụ phòng thủ và ngăn chặn các mối đe dọa tiềm năng từ bên ngoài có thể gây tổn hại đến an ninh quốc gia và lợi ích của đất nước.
Ảnh: Tàu cao tốc cảnh sát biển Philippines tập bắt tàu đánh cá Trung Quốc đánh cá trái phép trong lãnh hải Philippines
Thứ hai là tạo ra một hệ thống C4ISR tăng cường nhằm hỗ trợ việc ra mệnh lệnh và kiểm soát các hoạt động phòng thủ chiến lược, đồng thời nâng cao nhận thức tình huống thông qua việc thu thập, phân tích, phổ biến các thông tin được chia sẻ nhanh hơn.
Thứ ba là phát triển một mạng lưới thông tin liên lạc vệ tinh hiện đại để làm việc cùng với nền tảng trong C4ISR để phủ sóng toàn quốc nhằm giám sát toàn bộ chủ quyền của Philippines và mục đích trinh sát.
Video đang HOT
Có hai yếu tố đặc biệt là công cụ trong quá trình cải cách là:
Một môi trường an ninh trong nước lành mạnh do sự giảm sút (mặc dù không hoàn toàn biến mất) của các mối đe dọa đến từ tổ chức ly khai Hồi giáo Moro và tổ chức khủng bố thánh chiến Hồi giáo
Nâng cao khả năng cạnh tranh lãnh thổ ở biển Đông, nơi Trung Quốc đã có những tuyên bố và hành động cưỡng chiếm hai quần đảo tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, cùng các bãi cạn Scarborough và Macclesfield Bank.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã tìm cách giải quyết các yêu sách của Bắc Kinh ở biển Đông bằng cách tái định hướng chi tiêu quốc phòng chuyển từ bên trong sang để bảo vệ an ninh bên ngoài.
Có những nghi ngờ rằng kế hoạch nâng cấp quân đội của ông Aquino không đủ khả năng để ngăn chặn Trung Quốc trong ngắn hạn. Và chính phủ vẫn chưa rõ ràng về một chiến lược khả thi để khắc phục những hạn chế về tài chính đối với công cuộc hiện đại hóa quân đội Philippines trong trung hạn.
Một giải pháp hữu hiệu để giải quyết tình trạng khó khăn này là xem xét lại kế hoạch mua sắm ở hiện tại và trong tương lai đối với các loại máy bay, tàu chiến hiện đại cùng khả năng tình báo mà thay vào đó tập trung nguồn lực quốc gia sẵn có để tạo ra một hệ thống tên lửa chống tàu từ đất liền (ASMs) có hiệu quả.
Thiết lập một mạng lưới tích hợp hệ thống ASMs sẽ rẻ hơn so với cố gắng để tiến hành một quá trình chuyển đổi quốc phòng. Nó cũng sẽ được tiến hành tương đối nhanh chóng và nếu được lắp đặt đúng, nó có thể bảo vệ đầy đủ những yêu sách của Manila trong quần đảo Trường Sa và có thể ngay cả ở bãi cạn Scarborough.
Mỹ có quyền lợi trong việc hỗ trợ quá trình chuyển đổi quốc phòng hiện tại của chính phủ Philippines, nhất là vì nó có thể giúp chống lại ý định của Bắc Kinh trong việc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Nhưng việc tích cực hỗ trợ Manila trong việc mua sắm các thiết bị quân sự tiên tiến của không quân, hải quân và các lĩnh vực khác để bù đắ sự chênh lệnh quân sự với Bắc Kinh sẽ là rất tốn kém và tạo ra nguy hiểm tiềm tàng về việc tiếp tục gia tăng căng thẳng.
Việc giúp đỡ thành lập một hệ thống phòng thủ bờ biển di động sẽ rẻ hơn và ít gây tranh cãi hơn. Quan trọng là, điều này sẽ giúp đỡ để tạo ra một đối tác có năng lực và có thể tự lực cánh sinh dễ dàng hơn để chống lại các áp lực từ Bắc Kinh.
Giờ đây, Philippines đã định hướng lại các ưu tiên quốc phòng của mình, chuyển trọng tâm từ bên trong ra bên ngoài để bảo vệ chủ quyền, vậy Úc có nên tổ chức lại các gói hỗ trợ Philippines của mình – vốn trước đây thường ưu tiên vào việc nâng cao năng lực thực thi pháp luật – để chuyển sang xây dựng lực lượng quân sự? Câu trả lời là không, và ít nhất có hai lý do cho điều này:
Đầu tiên là cảnh sát và hệ thống tư pháp Philippines còn khá yếu, vẫn còn đang phải đối đầu với các khó khăn như tham nhũng, quản lý kém hiệu quả, đấu đá trong nội bộ, kỹ năng điều tra còn yếu. Nếu chuyển các gói hỗ trợ sẽ lãng phí nguồn lực và có thể dẫn đến một khoảng trống trong việc thực thi pháp luật trong nước và tạo ra các mối đe dọa từ bên trong Philippines
Thứ hai, nó có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa Canberra với đối tác kinh tế chính là Trung Quốc. Thể hiện một sự hỗ trợ quân sự cho Philippines có thể khiến chính quyền Bắc Kinh cho rằng chính phủ của Thủ tướng Úc Tony Abbott hiện nay là hoàn toàn cam kết với Washington trong chiến lược với Trung Quốc ở châu Á – Thái Bình Dương.
Hậu quả của điều này, trong giả định khả quan nhất, là sẽ có thể làm phức tạp việc củng cố các thỏa thuận kinh tế – thương mại giữa Úc và Trung Quốc trong tương lai; còn nếu với hậu quả xấu nhất, nó có thể khiến Trung Quốc tìm kiếm các nguồn tài nguyên năng lượng và thị trường thay thế cho Úc đối với xuất khẩu.
Về tác giả: Peter Chalk là một nhà khoa học chính trị cao cấp tại RAND – một tổ chức cố vấn chính sách toàn cầu phi lợi nhuận được thành lập nhằm nghiên cứu và phân tích cho quân đội Mỹ.
Theo Một Thế Giới
75 nhà khoa học Mỹ có nguy cơ nhiễm vi khuẩn than
Đến 75 nhà khoa học tại các phòng thí nghiệm chính phủ ở Atlanta (Mỹ) có thể đã bị phơi nhiễm trước vi khuẩnthan sống do không theo đúng trình tự an toàn.
Sự cố vi khuẩn than tại Atlanta đang đe dọa 75 chuyên gia - Ảnh: Reuters
Theo Reuters, các nhà nghiên cứu làm việc trong phòng thí nghiệm chống nguy cơ khủng bố sinh học thuộc Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) đang chuẩn bị khử các mẫu của vi khuẩn than.
Tuy nhiên, thông tin mới được tiết lộ cho hay vi khuẩn trên có thể vẫn đủ khả năng gây lây nhiễm khi được chuyển đến những phòng thí nghiệm có độ an ninh thấp hơn, không được trang bị để xử lý vi khuẩn than sống.
Hiện FBI đang bắt tay với CDC để điều tra vụ việc, nhưng vẫn chưa phát hiện chứng cứ cho thấy có sự nhúng tay của thế lực bên ngoài.
Trong khi đó, CDC cho biết các nhà khoa học bị phơi nhiễm đã được điều trị kháng sinh và trong tình trạng theo dõi kể từ khi phát hiện sự việc vào ngày 13.6.
Được biết, thời gian ủ bệnh từ 5 - 7 ngày, nguy hiểm nhất là trường hợp hít vi khuẩn than vào phổi, với tỷ lệ tử vong đến 90%.
Theo TNO
Những "quả bom sốt rét" của Đức Quốc xã Vũ khí sinh học xuất hiện từ thời cổ đại, với việc dùng sinh vật mang mầm bệnh và các loại chất độc tự nhiên để chống lại kẻ thù. Đến Chiến tranh Thế giới thứ hai, cả quân đồng minh và Nhật Bản đều có những chương trình nghiên cứu, sản xuất các loại vi khuẩn để sử dụng như vũ khí...