Căng thẳng gia tăng tại Kashmir, Thủ tướng Pakistan cảnh báo nguy cơ chiến tranh với Ấn Độ
Ngày 14/8, Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã cảnh báo về nguy cơ nổ ra chiến tranh với Ấn Độ nếu cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc (LHQ), không hành động để xoa dịu căng thẳng tại khu vực Kashmir tranh chấp.
Thủ tướng Pakistan Imran Khan cảnh báo nguy cơ chiến tranh với Ấn Độ. (Nguồn: AFP)
Phát biểu tại hội đồng lập pháp ở Muzaffarabad, thủ phủ phần lãnh thổ Kashmir do Pakistan kiểm soát (PoK) nhân 72 năm ngày độc lập của nước này, ông Khan khẳng định, Pakistan sẽ không khơi mào trước chiến tranh với Ấn Độ, nhưng nếu chiến tranh nổ ra, LHQ có thể sẽ phải chịu trách nhiệm vì không hành động.
Lưu ý rằng, Pakistan có thông tin Ấn Độ đang âm mưu xâm nhập vùng PoK, ông nói: “Các lực lượng vũ trang của chúng ta hoàn toàn cảnh giác và sẵn sàng đáp trả thích đáng bất cứ tính toán sai lầm nào”.
Video đang HOT
Thủ tướng Imran Khan cũng cảnh báo sẽ dạy cho Delhi một bài học và thề sẽ chiến đấu đến cùng để chống lại bất cứ hành vi vi phạm nào của Ấn Độ tại khu vực Kashmir tranh chấp .
Trong khi đó, trong thông điệp nhân ngày độc lập do các đại sứ quán của Pakistan ở nước ngoài đăng tải, ông Khan cam kết, Pakistan sẽ tiếp tục ủng hộ người dân Kashmir và cung cấp sự hỗ trợ chính trị, tinh thần và ngoại giao cho cuộc đấu tranh chính nghĩa vì quyền tự quyết của họ.
Trước đó, Ngoại trưởng Pakistan Shah Mehmood Qureshi đã gửi một bức thư đến Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ đề nghị cơ quan này triệu tập một phiên họp khẩn cấp để đánh giá tình hình ở Kashmir, nơi đã nổ ra hai cuộc chiến giữa Ấn Độ và Pakistan kể từ khi hai nước giành độc lập năm 1947.
PV.
Theo baoquocte/The Guardian, India Today
Ấn Độ tuyên bố không nhờ ông Trump là trung gian hòa giải với Pakistan
Ấn Độ đã phủ nhận rằng thủ tướng của họ đã yêu cầu Tổng thống Mỹ Donald Trump đóng vai trò trung gian hòa giải cuộc xung đột Kashmir với Pakistan.
Ông Trump và ông Khan - Ảnh: Internet
Hôm 22.7, khi gặp Imran Khan, Thủ tướng Pakistan, tại Nhà Trắng, ông Trump đã nói rằng ông muốn làm trung gian hòa giải giữa Pakistan và Ấn Độ, vốn đã xung đột trong hàng chục năm qua. Ông Trump tuyên bố rằng Narendra Modi, nhà lãnh đạo Ấn Độ hai tuần trước đã tiếp cận và nhờ ông làm trung gian hòa giải giữa hai nước.
"Tôi đã gặp Thủ tướng Modi hai tuần trước và chúng tôi đã nói về chủ đề này. Và ông thực sự đã nói "Liệu ông có muốn trở thành một người hòa giải không, hoặc trọng tài hay không"; tôi nói "ở đâu?"; ông ấy nói "Kashmir", bởi vì điều này đã diễn ra trong nhiều năm, tôi đã ngạc nhiên vì nó đã diễn ra khá lâu rồi", ông Trump nói. Ông Imran Khan đã xen vào nói, "70 năm".
Ông Khan ngay lập tức ủng hộ ý tưởng này của ông Trump, nhưng Ấn Độ liền bác bỏ tuyên bố của ông chủ Nhà Trắng, nhấn mạnh rằng quan điểm của họ là giải quyết song phương với Pakistan, không nhờ bên thứ 3 can thiệp vào.
"Tôi muốn nhấn mạnh rằng không có yêu cầu nào như vậy (đối với Kashmir) được thủ tướng gửi tới tổng thống Mỹ. Mọi vấn đề với Pakistan đã và sẽ vẫn là song phương giữa Ấn Độ và Pakistan", Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S Jaishankar tuyên bố với Quốc hội Ấn Độ, khi phe đối lập chất vấn chính phủ vì tuyên bố của ông Trump.
"Tôi muốn nhắc lại rằng tất cả các cam kết với Pakistan sẽ chỉ là vấn đề song phương. Tôi cũng muốn nhắc lại rằng đối thoại song phương chỉ có thể xảy ra khi Pakistan chấm dứt khủng bố xuyên biên giới. Thỏa thuận Simla và Tuyên bố Lahore đã được soạn như vậy", ông Jaishankar nói thêm.
Tuy nhiên, theo NDTV thì các nghị sĩ đối lập không hài lòng với câu trả lời của ông Jaishankar và muốn đích thân Thủ tướng Modi phải trả lời trước quốc hội nước này về chuyện này cho rõ ràng.
Bộ Ngoại giao Mỹ thì ngay lập tức "kiểm soát thiệt hại" cho bình luận của ông Trump khi nói rằng dù vấn đề Kashmir là vấn đề song phương, nhưng "chính quyền Trump hoan nghênh Pakistan và Ấn Độ ngồi xuống đàm phán và Mỹ sẵn sàng hỗ trợ".
Thiên Hà (theo NDTV)
Theo motthegioi
Xung đột Ấn Độ-Pakistan và nước cờ của Trung Quốc Trung Quốc rất lo ngại về tình hình hiện tại và cũng sẽ tìm cách hối thúc Ấn Độ và Pakistan đi vào hoà giải với nhau. Kịch bản xảy ra xung đột hạt nhân giữa hai nước này là cơn ác mộng đối với họ và cả thế giới. Binh sĩ Ấn Độ tuần tra tại khu vực Kashmir. Lần bùng phát...