Căng thẳng gia tăng ở Biển Baltic: Cuộc đối đầu ‘ngầm’ giữa Nga và NATO
Căng thẳng giữa Nga và NATO đang leo thang tại Biển Baltic, nơi chứng kiến hàng loạt vụ chạm trán nguy hiểm giữa tàu chiến, máy bay và các chiến dịch phá hoại hạ tầng quan trọng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa) tại lễ thượng cờ tàu khu trục Đô đốc Golovko ngày 25/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Wall Street Journal ngày 16/12, căng thẳng giữa Nga và NATO đang đạt tới điểm nguy hiểm, khi Biển Baltic trở thành “điểm nóng” mới trong các mối quan hệ hai bên. Từ việc bắn pháo cảnh cáo đến phá hoại cơ sở hạ tầng, những hành động đối đầu giữa hai bên đã gây lo ngại về một cuộc xung đột lớn hơn.
Ví dụ vào ngày 26/11, tàu hộ tống Merkuriy của Nga đã đụng độ với tàu khu trục F223 của Đức gần đảo Bornholm (thuộc Đan Mạch). Khi một trực thăng Sea Lynx của Đức tiến lại để giám sát, tàu Nga đã bắn pháo sáng, buộc phi công phải quay lại. Dù không có ai bị thương, sự việc này đã gia tăng nguy cơ leo thang.
Sự cố trên, mà thông tin chi tiết chưa từng được báo cáo, là một phần trong cuộc đối đầu ngày càng căng thẳng giữa Nga và NATO ở châu Âu, trong đó khu vực Baltic nổi lên như điểm nóng chính trong cuộc đối đầu chưa từng thấy kể từ thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh.
Những cuộc chạm trán như vậy đang dần trở nên thường xuyên hơn. Từ khi chiến sự ở Ukraine nổ ra, tàu chiến và máy bay Nga hoặc NATO nhiều lần bắn cảnh cáo hoặc có hành động quấy rối lẫn nhau.
Khu vực Baltic hiện nay có 8 trong số 9 quốc gia giáp biển đã trở thành thành viên NATO.
Video đang HOT
Điều này dường như khiến nhiều lãnh đạo của liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu vui mừng khi nhận định rằng nơi đây đã trở thành “ao của NATO”. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã chỉ ra rằng Nga đã tăng cường đáng kể sự hiện diện quân sự trong khu vực này, thể hiện thái độ kiên quyết chưa từng thấy kể từ Chiến tranh Lạnh để bảo vệ lợi ích của mình.
Ngoài đối đầu quân sự, các bên còn cáo buộc nhau tiến hành các chiến dịch phá hoại cơ sở hạ tầng. Các cáp dữ liệu kết nối quan trọng đã bị tấn công, như hai cáp kết nối Phần Lan và Litva, Đức và Thụy Điển.
Trong bối cảnh đó, NATO đã đầu tư vào việc bảo vệ hạ tầng quan trọng. NATO cũng đã gia tăng hiện diện quân sự tại Baltic, trong đó Phần Lan và Thụy Điển, hai thành viên mới nhất, đang tích cực đóng góp. Phần Lan đã đầu tư vào cáp dự phòng và kế hoạch khẩn cấp, trong khi Thụy Điển tăng cường huấn luyện và tài trợ cho các doanh nghiệp quân sự.
Về phía Nga, Moskva phụ thuộc rất nhiều vào các cảng Baltic để duy trì hoạt động cho hạm đội của mình vì Thổ Nhĩ Kỳ từ chối cho tất cả các tàu chiến đi qua Bosporus, nơi nối Địa Trung Hải với Biển Đen, khu vực cũng có các căn cứ hải quân quan trọng của Nga. Ngoài Baltic, thành trì hải quân cuối cùng còn lại của Nga ở vùng biển không có băng ở khu vực rộng lớn hơn là tại Syria – và Moskva có thể bị đẩy ra khỏi đó sau khi chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad sụp đổ.
Có thể thấy, cuộc chiến ngầm giữa Nga và NATO ở Baltic đang diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng và những mối đe dọa ngày càng phức tạp. Các hành động quân sự kết hợp với chiến dịch hỗn hợp khác đang tạo ra một bức tranh đáng lo ngại về an ninh khu vực.
Tàu ngầm Thuỵ Điển sẽ mang đến cho NATO sức mạnh gì?
Khi Thụy Điển gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nước này sẽ giúp liên minh khắc phục lỗ hổng ở phía Tây Bắc châu Âu - Biển Baltic, tuyến đường biển chung với Nga nhưng lại bị hạn chế trong việc tiếp cận các cảng ở 8 quốc gia, trong đó có Đức.
Tàu ngầm Thụy Điển HMS Gotland đỗ tại cảng ở căn cứ hải quân Karlskrona. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, chìa khóa của Thụy Điển trong việc duy trì các vùng biển có thể đi lại được trong một cuộc xung đột là hạm đội tàu ngầm hàng đầu thế giới của họ. Các nhà phân tích chỉ ra Thuỵ Điển đang nắm giữ một số tàu ngầm thông dụng tiên tiến nhất từng được chế tạo.
Một quan chức NATO tiết lộ: "Hạm đội tàu ngầm Thụy Điển đã chuẩn bị sẵn sàng trong môi trường này và sẽ bổ sung đáng kể vào năng lực tàu ngầm tổng thể của NATO ở Baltic".
Biển Baltic có độ sâu trung bình khoảng 60 m đã khiến nơi đây không phù hợp cho các hoạt động của tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân chiếm phần lớn hạm đội Nga và toàn bộ tàu của hải quân Mỹ.
Thụy Điển đang sở hữu 3 tàu ngầm lớp Gotland tiên tiến và dự kiến hai tàu A26 thiết kế mới được chuyển giao vào năm 2027 và 2028. Tổng cộng, Thuỵ Điển sẽ có 5 chiếc tàu ngầm vào cuối thập kỷ này.
Vậy điều gì khiến các tàu ngầm của Thuỵ Điển mạnh đến vậy?
Đó chính là kinh nghiệm. Từ nằm 1904, Thụy Điển đã vận hành tàu ngầm ở Baltic. Không có một quốc gia láng giềng nào hoạt động dưới nước nhiều như Thụy Điển. Chỉ huy đội tàu ngầm Fredrik Linden cho biết: "Chúng tôi có chuyên môn khu vực, giúp lấp đầy khoảng trống năng lực mà NATO không có".
Bên cạnh đó, Baltic cũng là một tuyến đường hàng hải phức tạp. Với rất nhiều con sông đổ ra cùng lúc, nước biển có độ mặn rất khác nhau. Những điều này có thể làm thay đổi cả độ nổi của tàu ngầm lẫn cách âm thanh di chuyển dưới nước và cần có kiến thức bản địa để điều hướng thành công.
Tàu ngầm của Thụy Điển có thể ở dưới nước hàng tuần. Khi lặn dưới sâu, tàu ngầm thông thường chạy bằng pin năng lượng. Hầu hết các tàu cần phải nổi lại lên mặt nước sau một vài ngày để chạy bằng động cơ diesel, có thời gian sạc lại pin.
Nhưng các tàu ngầm Thụy Điển có oxy lỏng dự trữ trong các bình chứa trên tàu để chạy động cơ diesel dưới nước, tạo thời gian sạc lại pin, nhờ đó chúng có thể lặn lâu hơn và giảm nguy cơ bị phát hiện.
Sebastian Bruns, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Chính sách An ninh tại Đại học Kiel, cho biết trong 30 hoặc 40 năm nữa hoặc có thể sớm hơn, chiến tranh dưới nước sẽ có nhiều khả năng nổ ra. Dự đoán trước được điều đó, Thụy Điển đã đặt hàng hai tàu ngầm mới, dự kiến được giao vào năm 2027 và 2028.
Tàu ngầm mới có tên gọi A26, do SAAB Kockums chế tạo, sẽ lớn hơn về kích thước và linh hoạt hơn tàungầm lớp Gotlands. Hai tàu mới cũng có một tính năng độc đáo: khóa lặn đường kính 1,5 mét, được gọi là cổng đa nhiệm vụ, ở mũi tàu.
Điều này sẽ cho phép các phương tiện điều khiển từ xa (ROV), phương tiện tự hành hoặc nhóm thợ lặn ra vào dễ dàng. Theo chuyên gia Bruns, đặc điểm này giúp tàu ngầm trở thành phương tiện lý tưởng cho chiến tranh dưới đáy biển, chẳng hạn như giúp bảo vệ hoặc phá hủy các đường ống hoặc cơ sở hạ tầng quan trọng khác dưới đáy biển.
"Chiến tranh dưới đáy biển là vấn đề nóng nhất hiện nay đối với giới hải quân", ông Bruns đề cập đến vụ nổ đã phá hỏng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy Phương Bắc năm 2022.
ROV có thể thực hiện các nhiệm vụ như thu hồi hoặc đặt vật thể dưới đáy biển, quét các khu vực rộng lớn hoặc đặt hoặc phá hủy mìn. Chúng cũng có thể lặn sâu hơn tàu ngầm thông thường.
Tổng thống Ukraine nói về việc nhượng bộ Liên bang Nga và gia nhập NATO Tổng thống Zelensky nhấn mạnh rằng dù Ukraine phải nhượng bộ Liên bang Nga để kết thúc chiến tranh thì toàn bộ lãnh thổ nước này vẫn nằm trong chỉnh thể được mời gia nhập NATO. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết nếu Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nguyên tắc phòng thủ tập thể theo...