Căng thẳng Đông-Tây về Ukraine: Không ai được lợi
Căng thẳng Đông-Tây về vấn đề Ukraine tiếp tục có những diễn biến phức tạp, nhất là tình hình ở miền Đông nước này.
Trong bối cảnh căng thẳng kể từ sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea cũng như diễn biến phức tạp hiện nay ở miền Đông Ukraine, cuộc khủng hoảng Ukraine thể hiện mối quan hệ ràng buộc và các lợi ích đan xen của cả Nga, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Ukraine.
Phương Tây cũng nhận ra rằng sự “đối chọi” hiện nay không mang lại lợi ích cho bất kỳ bên nào.
Tình hình căng thẳng tại Ukraine vẫn đang diễn biến rất phức tạp (Ảnh AP)
Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, trong số các nước châu Âu, Đức – nền kinh tế đầu tàu khu vực đồng Euro và là đối tác thương mại lớn của Nga, vẫn thể hiện lập trường giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine thông qua hợp tác giữa các bên liên quan.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier phát biểu sau cuộc gặp hôm qua (10/4) với Ngoại trưởng Grudia tại Berlin cho biết, Đức kêu gọi quốc tế ủng hộ nhóm liên lạc về vấn đề Ukraine nhằm thúc đẩy đối thoại trực tiếp giữa Nga và Ukraine.
Theo Ngoại trưởng Steinmeier, các nỗ lực của quốc tế cần tập trung giúp Ukraine tránh bị sụp đổ không chỉ về chính trị mà cả kinh tế- điều mà Nga không bao giờ mong muốn.
“Tôi hy vọng Nga nhận ra rằng họ sẽ không có lợi gì khi Ukraine sụp đổ. Nhưng Nga cũng phải hiểu rằng quan hệ chính trị và kinh tế với Ukraine chỉ có thể được duy trì nếu Ukraine có tương lai chính trị với tư cách là một nhà nước, một cộng đồng”, ông Steinmeier nói.
Đối với các giải pháp cho cuộc khủng hoảng Ukraine, Ngoại trưởng Đức cho rằng, việc triển khai các quan sát viên của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) đến Ukraine là chưa đủ thay đổi tình hình.
Video đang HOT
Thêm vào đó, cộng đồng quốc tế cần thành lập nhóm liên lạc nhằm dẫn đến đối thoại trực tiếp giữa Nga và Ukraine, trong đó có sự tham gia tích cực của Liên minh châu Âu và Mỹ.
Mặc dù chỉ trích Nga một cách gay gắt trong vấn đề Crimea và cảnh báo căng thẳng Đông-Tây đang tạo ra nguy cơ đối với hòa bình của châu Âu, song Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 10/4 phát biểu khi ở thăm Mexico cho rằng, vẫn luôn ủng hộ cho các hoạt động đối thoại và thương lượng.
Trong nỗ lực tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề Ukraine, cuộc gặp bốn bên giữa Nga, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Ukraine đang được chuẩn bị tại Geneva, Thụy Sĩ và có thể sẽ diễn ra vào ngày 17/4 tới.
Hãng tin Itar-Tass của Nga trích dẫn một nguồn tin ngoại giao phương Tây hôm qua (10/4) nói rằng: “Nếu tất cả các bên khẳng định tham gia, thì cuộc gặp bốn bên sẽ diễn ra tại Geneva – nơi từng diễn ra rất nhiều cuộc gặp lịch sử về các vấn đề Syri và Iran”.
Phía Nga tuyên bố sẽ tham dự cuộc gặp với điều kiện trong nội dung bàn thảo có yêu cầu chính phủ tạm quyền tại Ukraine đối thoại với các địa phương.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Nga đang chờ đợi những giải thích về mục đích của cuộc gặp này, đồng thời nhắc lại đề xuất của Nga về đối thoại rộng mở với sự tham gia của tất cả các lực lượng chính trị và khu vực ở Ukraine nhằm đạt được một thỏa thuận về cải cách hiến pháp.
Nga cho rằng, tình hình biểu tình hiện nay tại Ukraine là vấn đề xung đột nội bộ, đòi hỏi chính quyền lâm thời phải mời đại diện các vùng, các lực lượng chính trị đến đối thoại về tất cả các vấn đề xung đột.
Theo VOV
Căng thẳng cuộc đối đầu giữa lãnh đạo Mỹ, Trung
Chỉ một vài giờ sau các cuộc hội đàm vui vẻ với giới lãnh đạo Nhật Bản ở thủ đô Tokyo, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp mặt đối mặt đầy căng thẳng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về vấn đề vùng phòng không mới đầy tranh cãi mà Bắc Kinh tuyên bố thành lập gần đây ở biển Hoa Đông.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden vui vẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Chuyến công du Châu Á của ông Biden lần này được cho là nhằm mục tiêu tìm kiếm cách thức hợp tác trong lĩnh vực kinh tế giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới Mỹ-Trung. Tuy nhiên, chuyến thăm ngày hôm qua (4/12) của Phó Tổng thống Biden đến Bắc Kinh đã diễn ra trong không khí căng thẳng sau khi Trung Quốc gần đây bất ngờ thông báo lập vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản. Hành động của Bắc Kinh đã khiến căng thẳng khu vực leo thang. Mỹ cùng với các đồng minh gồm Nhật Bản, Hàn Quốc đã lên tiếng phản đối gay gắt bước đi mới nhất của Trung Quốc.
Trong bối cảnh như vậy, khi ông Biden còn chưa đặt chân đến đất Bắc Kinh, báo chí Trung Quốc đã có bài viết răn đe ông này với nội dung, Phó Tổng thống Mỹ đừng trông mong sẽ làm dịu được căng thẳng trong khu vực nếu tiếp tục đưa ra "những nhận xét một chiều, sai lầm". Báo chí Trung Quốc cáo buộc Mỹ bênh vực, đứng về phía Nhật Bản trong cuộc tranh cãi về vấn đề vùng phòng không
Cuộc gặp sau đó giữa ông Biden với giới chức Trung Quốc được cho là diễn ra khá căng thẳng và ảm đạm chứ không sôi động và vui vẻ như ở Tokyo .
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Một quan chức Mỹ cho biết, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về mọi lĩnh vực trong quan hệ song phương trong cuộc gặp kéo dài 5,5 giờ đồng hồ.
Đề cập đến vùng phòng không, "Phó Tổng thống Mỹ đã nói chi tiết và rõ ràng về lập trường của chúng tôi. Ông ấy đã thể hiện rằng chúng tôi không thừa nhận vùng phòng không của Trung Quốc và rằng chúng tôi quan ngại sâu sắc về vấn đề này", vị quan chức giấu tên của Mỹ cho hay. Phó Tổng thống Biden cũng đã nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng: "Chúng tôi trông chờ Trung Quốc có những bước đi làm dịu căng thẳng".
Đáp lại, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng nói rõ quan điểm của Trung Quốc về vùng phòng không và những tranh chấp trong khu vực.
Các nhà ngoại giao và giới phân tích tin rằng, chính quyền Mỹ không thể yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ vùng phòng không mà nước này vừa thành lập. Thay vào đó, Mỹ chỉ có thể làm rõ xem liệu Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào với máy bay nước ngoài bay vào vùng phòng không mà không tuân theo các quy định của Trung Quốc.
Mỹ, Trung tránh nói về mâu thuẫn
Sau các cuộc gặp gỡ, hội đàm ở thủ đô Bắc Kinh, Phó Tổng thống Mỹ Biden với vẻ mặt được cho là khá buồn rầu thông báo tại cuộc họp báo rằng, quan hệ Trung-Mỹ có ảnh hưởng lớn đến tiến trình của thế kỷ 21 và và triển vọng hợp tác giữa hai nước là không có giới hạn.
"Sự chân thành sẽ tạo ra niềm tin. Niềm tin là nền tảng cho những thay đổi thực sự - những thay đổi mang tính xây dựng", ông Biden đã nói như vậy.
Trong khi đó, phát biểu công khai tại cuộc họp báo, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ca ngợi lợi ích của mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc và Mỹ đồng thời nói về sự thay đổi "sâu sắc và phức tạp" ở Châu Á cũng như toàn cầu. Nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh, "những điểm nóng của khu vực vẫn tiếp tục nóng lên và thế giới nhìn chung không phẳng lặng. Vì thế, củng cố hợp tác và tăng cường đối thoại là lựa chọn đúng đắn duy nhất cho hai nước.
Vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc gây căng thẳng trong khu vực bởi nó bao trùm cả những khu vực gần với Nhật Bản, Hàn Quốc, Vùng lãnh thổ Đài Loan và khu vực được Mỹ xem là thuộc quốc tế. Vùng phòng không của Trung Quốc còn bao gồm cả bầu trời quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - khu vực đang nằm trong tranh chấp quyết liệt giữa Bắc Kinh và Tokyo ..
Nhiều quốc gia trong đó có Mỹ đã lập các vùng phòng không kéo dài từ đường bờ biển của họ để bảo vệ không phận trước máy bay của kẻ thù. Tuy nhiên, vùng phòng không của Trung Quốc có điều bất thường là nó mở rộng ra bên ngoài và không giống như Mỹ, Trung Quốc đòi hỏi máy bay nước ngoài bay qua vùng phòng không phải thông báo trước cho họ.
Những phát biểu của ông Biden ở Bắc Kinh được đưa ra sau khi ông này đến Nhật Bản và bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về vùng phòng không của Trung Quốc, nói rằng "động thái đó gây căng thẳng trong khu vực và làm gia tăng nguy cơ xảy ra các sự cố ngoài ý muốn cũng như những tính toán sai lầm".
Chuyến thăm với mục đích ban đầu là nhằm vào vấn đề kinh tế của ông Biden đã bị chuyển thành một chuyến đi có sứ mạng giải tỏa căng thẳng trong khu vực vì vùng phòng không của Trung Quốc.
Cả Phó Tổng thống Mỹ Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều tránh đưa ra những phát biểu công khai về những nội dung chi tiết mà họ bàn thảo trong cuộc gặp ngày hôm qua, đặc biệt là những vấn đề gây mâu thuẫn như vùng phòng không và tranh chấp lãnh thổ trong khu vực.
Đối ngược với sự thận trọng của hai nhà lãnh đạo Mỹ, Trung, tờ China Daily của Trung Quốc lại tiếp tục có bài viết thẳng thừng cáo buộc Washington "nhắm mắt làm ngơ trước những hành động khiêu khích của Nhật Bản", gọi đó là nguyên nhân gốc rễ gây ra sự căng thẳng. Tờ China Daily cho rằng, "Mỹ đang đổ lỗi lầm cho Trung Quốc về việc đơn phương tìm cách thay đổi thế nguyên trạng ở biển Hoa Đông".
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Tuần hành đòi tách Sicily khỏi Italy Các nhà hoạt động độc lập đã tuần hành tại các con phố trung tâm thủ đô Sicily tại Palermo hôm Chủ nhật vừa qua, với yêu cầu trưng cầu dân ý về vấn đề tách khỏi Italy. Play Được truyền cảm hứng từ cuộc trưng cầu dân ý không chính thống mới đây tại Venice, các nhà hoạt động này nói rằng...